Tuesday, March 19, 2019

NƯỚC MẮM - CUỘC CHIẾN CHỐNG BÀNH TRƯỚNG TRONG MỌI NGHĨA (Nguyễn Hoàng)




Thứ Hai, 03/18/2019 - 11:00 — NguyenHoang

Nghĩa hẹp, đó là dám thách thức công khai “trái tim đen” của tập đoàn Masan, âm mưu thâu tóm nốt 20% thị phần còn lại của nước chấm. Nghĩa rộng lớn hơn, đó là cuộc chiến can trường chống lại mọi hành tung của những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống trong thế kỷ 21.
                                                                                                                                                                          Chiến Sỹ

Phải gọi sự vật đúng tên như thế mới thấy hết cái thâm độc, cái dã man của những tên “cõng rắn cắn gà nhà”, của những kẻ “rước voi về giày mả tổ”. Tuy nhiên, cũng đừng vì trận đánh giáp la cà liên quan đến “Dự thảo tiêu chuẩn quy trình sản xuất nước mắm” (TCVN) mà đi đến thoá mạ các chức danh khoa học. Bản thân các chức danh ấy không có tội tình gì.

Từ bức tử nước mắm truyền thống…
Chẳng nên ví von theo kiểu: Giáo sư – Tiến sỹ mà không bằng con dòi (!) Có chăng con dòi phân biệt được giữa “nước mắm” với “nước chấm”, còn PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng thì không thể phân biệt nổi “nước mắm truyền thống” với “nước mắm công nghiệp”[1]. Ông Đáng nói đã đọc rất kỹ TCVN và khẳng định chẳng có gì sai phạm hay quá cao, quá xa với thực tế cả.

Hình : Trần Đáng

Trong khi đó, TS. Trần Thị Dung, một phụ nữ rất có uy tín về chuyên môn, người đưa nước mắm Việt ra thế giới (từng bảo vệ luận án tại Bulgaria từ năm 1993), đã trình văn bản chỉ ra 50 điểm chưa phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn nói trên[2]. Bà Dung cũng khẳng định, nếu dự thảo tiêu chuẩn TCVN được ban hành thì người sản xuất nước mắm truyền thống sẽ lao đao.

Từ khi nổ ra trận đánh giáp lá cà vì nước mắm đến nay, không khó để nhận ra động lực của mỗi bên tham chiến. Bên này cố bảo vệ “quốc hồn quốc tuý” của một trong những “văn hoá ẩm thực” Việt có thương hiệu ngàn đời nay. Bên kia là lòng tham không giới hạn, dân ta thường gọi là lòng tham không đáy của những kẻ chẳng biết đâu là điểm dừng trên mọi nẻo đường “theo đóm ăn tàn”.

Hình : TS Trần Thị Dung

Tại sao đã xẩy ra bê bối “nước mắm nhiễm asen” khiến cả xã hội náo loạn, mà lý do chính hồi bấy giờ là cạnh tranh thương mại không bình đẳng, vậy mà lần này xì-căng-đan lớn hơn vẫn lặp lại? Không chỉ mắc những lỗi lầm nghiêm trọng như PGS-TS Nguyễn Tử Cương vạch ra, lần này sai lầm tai hại lại chuyển từ Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng sang các cơ quan quản lý Nhà nước[3]?

Tương tự, các cơ quan quản lý Việt Nam cũng đã không lý giải nổi, tại sao nhiều đoàn thương lái của “bạn vàng bốn tốt” sang ta liên tục để lùng mua những mặt hàng quái dị: từ ốc bươu vàng, gỗ sưa, đến dừa non, đuôi trâu; từ rễ sim, lá cây phong ba đến hoa ngâu, xơ dừa, rồi lá khoai lang non… một thời làm đảo điên các vùng quê từ Nam ra Bắc. Phải chăng cũng là “mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường” với những kẻ bức tử nước mắm cổ truyền? 

Đến a dua với quân cướp Biển Đông

Khảo sát của Cục Chế biến nông lâm thủy sản cho thấy, cả Việt Nam có 2.900 cơ sở chế biến nước mắm truyền thống, đạt sản lượng bình quân 215 triệu lít/năm, trong đó khu vực Tây Nam bộ chiếm 45,7% số cơ sở chế biến, với sản lượng 39,32% so với cả nước. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước, chỉ khoảng 4% được xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...

Rõ ràng, thị trường trong và ngoài nước vẫn còn dư địa rất lớn, được đánh giá có nhiều tiềm năng. Trong thư gửi Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, GS-TS Nguyễn Đình Cống vạch rõ: “Việc cố ý hủy hoại nền sản xuất nước mắm truyền thống sẽ dẫn đến hủy hoại cuộc sống của hàng vạn gia đình. Tội này Trời không dung, Đất không tha, sẽ bị người đời nguyền rủa”[4].

Tuy nhiên, cần khẳng định, tội ác “bị người đời nguyền rủa” lần này không chỉ là sự tiếp nối từ lần trước, mà còn nhiều phần tệ hại hơn, thâm hiểm hơn sự vu vạ “nước mắm nhiễm asen” cách đây hai năm! Lẽ đơn giản là vì, nếu 2.900 cơ sở chế biến nước mắm bị bức tử, thì mặc nhiên nghề đánh bắt cá cơm và nghề làm muối tinh sẽ teo tóp dần, ngư dân sẽ bớt lý do để vươn khơi…

Chúng ta không hề run sợ trước lời đe doạ của tướng cuồng ngôn Tàu cộng Bành Quang Khiêm, “ngư dân Việt Nam sẽ thành bia sống nếu dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt cá”[5]. Nhưng chúng ta biết, Trung Quốc rồi đây sẽ thả hàng trăm lồng HDPE (lồng Na Uy, mỗi lồng có diện tích bằng sân bóng đá) xuống Biển Đông nhằm đẩy lùi ngư trường truyền thống của dân Việt.

Hình : Lồng HDPE

Trong bối cảnh nói trên, tập đoàn Masan hãy dừng ngay việc “móc ngoặc” và “luồn lách” với những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống tại các cơ quan quản lý Nhà nước để gây nên “các cơn co giật” trong quá trình sản xuất! Dù trước mắt nhóm lợi ích có thu về một ít lộc lá, song trên thực tế, họ đang a dua với phường cướp biển và lũ bán nước. Nhưng cơ đồ ấy sớm muộn sẽ bị chôn vùi dưới đáy Biển Đông!














0

No comments: