21/12/2018
Trong bài phát biểu tại hội nghị APEC, ông Tập Cận
Bình nhấn
mạnh nhu cầu hợp tác toàn cầu và thương mại quốc tế, xác định rằng
không có vấn đề gì là không thể giải quyết bằng cách tham khảo nhau. Ông Tập nhận
xét: “Lịch sử cho thấy sự đối đầu, qua hình thức chiến tranh lạnh, nóng hay chiến
tranh thương mại, sẽ không tạo ra người thắng cuộc”. Ông Tập dạy đời rằng thế
giới cần “khai dụng sức mạnh của nhau và theo đuổi sự đồng tồn (pursue
coexistence)”, hơn là phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác. Ông Tập
lên lớp: “Chúng ta phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng và hòa nhập
với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta”.
Nghe thì hay! Ôn hòa và hữu lý! Đạo đức nữa! Nhưng
chính những lời nói trên có vẻ đi ngược lại các chính sách đối nội lẫn đối ngoại
của ông Tập.
Trước khi lên lớp khuyên nhủ thiên hạ, thiết tưởng
ông Tập nên nhìn lại chính mình và cái đảng và nhà nước của ông.
Tham vọng
tột cùng
Một quốc gia gần 1,4 tỷ người, nhưng hầu như mọi quyết
định quan trọng về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghệ, văn hóa
v.v… đều phải thông qua ông Tập. Ba thập niên trước, hệ thống chính trị Trung
Quốc có tính cách lãnh đạo tập thể, Ủy ban Thường vụ Trung ương Đảng là cơ quan
quyết định tối cao. Giờ đây không còn lãnh
đạo tập thể, chỉ còn lãnh đạo tối cao với một cá nhân mạnh. Ông Tập có chân
trong mọi ủy ban quan trọng nhất giám sát chính
sách, từ các vấn đề mạng, cải tổ kinh tế, đến an ninh quốc gia. Sự sắp xếp
như thế thể hiện một hệ thống và văn hóa chính trị có truyền thống tôn sùng chủ
nghĩa cá nhân (quân chủ, như ngàn xưa), nhưng nó được núp dưới chiêu bài tập thể,
dân tộc. Trong trường hợp của ông Tập tại Trung Quốc, chiêu bài đó có tên “Tư
tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Hoa trong thời đại mới”.
Chỉ trong vòng chưa đầy 6 năm cầm quyền, ông Tập đã
tập trung quyền lực vào tay mình trong một thời gian ngắn. Ông bây giờ trở
thành Chủ tịch mọi thứ và vô hạn định, và tư tưởng còn được khắc ghi trong Đảng
quy và Hiến pháp của Trung Quốc. Nhưng cái gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình” thật
ra không có gì mới hay có thể gọi là “tư tưởng” theo kiểu hiểu Tây phương hay học
thuật. Nó chủ yếu là khung sườn để dung hợp các chính sách và chủ trương của
ĐCSTQ với ý thức hệ chính trị và cá nhân của ông Tập. Nó bao gồm 14 nguyên tắc, hay có
thể gọi là 14 điểm chính sách căn bản, của họ Tập.
Trong 10
mệnh đề về chương trình điều hành quốc gia, gồm 131 chữ, thì có 5 điều
về quân sự, bốn điều về xã hội và một về ngoại giao, trong đó nhấn mạnh vai trò
của đảng là trên hết, sau đó đến vai trò của Quân đội (Giải phóng Nhân dân,
PLA). Nhưng đảng có quyền lãnh đạo tuyệt đối trên PLA và các lực lượng vũ trang
khác. Ngoài ra, “tư tưởng” của họ Tập là quên đi các tư duy đa nguyên, dân chủ
hay vai trò tối cao của chính quyền, và phải nhớ rằng Đảng luôn nắm quyền tuyệt
đối và toàn diện để kiểm soát được sự phát triển của xã hội trong trật tự.
Ngoài Vành đai Con đường, một dự án có nhiều tham vọng về đối nội lẫn đối ngoại,
“tư tưởng” này nhấn mạnh đến cộng đồng dân tộc Trung Quốc. Nhưng dân tộc ở đây
không còn như trước là gồm người Hán, Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tibet, mà chỉ
còn Hán tộc dước triều đại của họ Tập. Các sắc tộc khác hầu như bị bỏ rơi. Thêm
vào đó, họ Tập lại muốn tiếng Quan
Thoại được tiêu chuẩn hóa bắt buộc cho tất cả 1,4 tỷ người, kể cả người
Tàu ở Hồng Kông hay người Uighur tại Tân Cương. Tất cả đều phải học một cách đồng
nhất. Nói cách khác, chủ trương của họ Tập là để đồng hóa văn hóa trước hết phải
đồng hóa ngôn ngữ. Đa
nguyên, dù trong ngôn ngữ hay văn hoá, đều là sự thách thức đối với sự kiểm
soát của Trung Quốc.
Thêm vào đó, tuy đã bị Mao Trạch Đông chê trách cổ hủ
ở thế kỷ trước, Khổng giáo được đề cao trở lại, và phiên bản Khổng giáo của thế
kỷ 21 nay được ông Tập chính thức công nhận. Ít nhất cũng là phương tiện để mở
rộng tầm ảnh hưởng. Ông Tập cho thành lập và phát triển các viện Khổng Tử khắp
nơi như là trung tâm ngôn ngữ và văn hóa, hiện nay được 500 trường đại học trên
toàn thế giới giảng dạy. Học tiếng Hán qua các Viện Khổng Tử này là theo đúng
đường lối và chủ trương của ông Tập. Nó củng cố phiên bản tiếng Hán mà Bắc Kinh
đưa ra, qua đó một phần phải học các chương trình mà ĐCSTQ đã soạn sẵn, phần
khác không được đụng đến các đề tài nhạy cảm mà Đảng đã xóa bỏ hay kiểm soát,
như biến cố Thiên An Môn, Đức Đạt Lai Lạt Ma/Tibet, và bây giờ có thể là vấn đề
đàn áp người Uighur tại Tân Cương. Tiếng Hán giảng dạy qua các Viện Khổng Tử,
tuy tốn kém rất nhiều, nhưng Trung Quốc sẵn sàng chi tiền mua để đổi lấy quyền
lực mềm mà Trung Quốc rất cần trong thời gian qua và sắp tới.
Với những dự án và tham vọng khổng lồ cho giấc mộng
bá quyền, như Vành đai Con đường, hay “Made
in China 2025”, sự tiến bước của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Tập tưởng
như không có gì ngăn cản được. Nhưng 2018 chứng minh là năm mà những thách thức
đối với Trung Quốc nói chung và chính Tập Cận Bình nói riêng bắt đầu lớn dần.
Những thử thách này sẽ không đi đâu cả và sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên Trung Quốc
và lên tư thế cầm quyền của ông Tập vào năm 2019 và các năm sau đó.
Tôi xin tập trung nói về ba thử thách lâu dài: nhân
quyền và áp lực quốc tế; kinh tế và áp lực quốc nội; tín nhiệm và áp lực ngoại
giao. Các vấn đề địa chính trị, bao gồm các nỗ lực liên minh tại Á châu Thái
Bình Dương như Nhật, Ấn, Úc, Mỹ v.v… để cân bằng hay kiềm chế quyền lực của Trung
Quốc, hay chính trị nội địa, không nằm trong phạm vi của bài này.
Nhân
quyền: vấn đề quốc tế
Về vấn đề nhân quyền, trước hết cần nói về sự đối xử
của đảng và nhà nước của ông Tập đối với người Uighur tại Tân Cương.
Sau bao nhiêu tiếng kêu gào của cộng đồng người
Uighur tại Tân Cương và lưu vong trên khắp thế giới trong hai năm qua, giờ đây
các chính sách tập trung và đồng hóa của Trung Quốc tại Tân Cương đã bị phơi
bày và phản đối khắp nơi. Khoảng một triệu người bị tập trung trong hàng trăm
trại cải tạo trong vùng này bị ép buộc phải từ bỏ ngôn ngữ, niềm tin tôn giáo
và các hoạt động văn hóa của họ. Họ phải học tập cái gọi là tư tưởng Tập Cận
Bình, như đề cập trên. Bên ngoài các trại này thì hơn 10 triệu người sắc tộc
thiểu số gốc Thổ (Turkic) bị theo dõi, kiểm soát và giới hạn mọi quyền tự do cá
nhân. Tất nhiên Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập sẽ phủ
nhận mọi vi phạm nhân quyền của họ. Chế độ đổ lỗi cho các thành phần Hồi
giáo muốn ly khai và gán cho thành phần này cái mũ khủng bố. Tuy chế độ có thể
bưng bít và tuyên truyền với người dân Trung Hoa các chính sách đối xử tồi tệ với
người Uighur, họ không dễ gì lừa bịp được thế giới này. Thân nhân của người
Uighur hiện đang sống khắp nơi trên thế giới, và là tai mắt và nhân chứng cho
các chính sách đồng hóa khắc nghiệt này. Chẳng hạn như tại Úc, các cộng
đồng Uighur tại các thành phố Adelaide, Melbourne và Sydney hầu như ai
cũng có thể kể câu chuyện về sự mất liên lạc với thân nhân của mình tại Tân
Cương trong thời gian qua.
Thế giới đã mạnh mẽ lên án hành động vi phạm nhân
quyền ở tầm mức khổng lồ và trầm trọng này của Trung Quốc. Điển hình là quốc hội
Hoa Kỳ, cả hai viện và lưỡng
đảng, mà đứng đầu nỗ lực này là Thượng Nghị sĩ Marco
Rubio; 278 nhà
khoa bảng trong mọi lĩnh vực trên toàn thế giới; các chuyên gia nhân
quyền Liên
Hiệp Quốc; 15
đại sứ của các quốc gia Tây phương đứng đầu là Canada; và các cuộc biểu
tình rầm rộ của người dân khắp nơi đồng hành với người Uighur. Ông Tập và giới
lãnh đạo Bắc Kinh không muốn thế giới phê bình họ về chính sách đối xử với người
Uighur, do đó trong mọi diễn đàn mà có thể, ông Tập đều kêu gọi các nước khác
nên tôn trọng hơn là “phê bình sự chọn lựa nội bộ của các quốc gia khác”. Ông Tập
có vẻ tự hào về hệ
thống kiểm soát được thiết kế và thử nghiệm tại Trung Quốc, kể cả Tân
Cương, và còn cho rằng kiểu mẫu “ổn định xã hội” được áp dụng tại đây nên được
xuất khẩu qua Trung Đông. Nhưng ông Tập quên rằng quốc gia mà ông đang lãnh đạo
có thể đạt được các bước tiến công nghệ của thế kỷ 21 nhưng vẫn mang tư duy và
văn hóa cổ hủ và độc đoán của hàng ngàn năm trước. Ông Tập không nhìn ra được rằng
vẫn có nhiều cách điều hành quản lý quốc gia văn minh và hiệu quả hơn, không nhất
thiết phải đối xử tàn tệ và áp bức để người dân và các sắc tộc thiểu số.
Ngoài sự đối xử với hàng triệu người Uighur hay người
Thổ như thế, người ta sẽ không quên cái chết của Lưu Hiểu Ba vào ngày 13 tháng
7 năm ngoái, lúc mà ông Tập đang đứng trên đỉnh cao nhất của quyền lực. Với bao
nhiêu quyền lực trong tay như thế, nắm trọn các chức vụ chủ tịch chính yếu, kể
cả Ủy ban Quân sự Trung Ương hay Ủy ban An ninh Quốc gia, vậy mà ông Tập vẫn lo
ngại một ông Lưu ốm yếu bệnh tật hiểm nghèo để không cho ông xuất ngoại chữa bệnh.
Từ khi ông Tập lên đỉnh cao quyền lực đầu năm 2013 đến
nay, các giá trị phổ quát hay các nền dân chủ hiến định Tây phương được xem
là động
lực rình rậpđược thiết kế để làm suy yếu, gây bất ổn và phá nát Trung Quốc.
Nội trong năm 2015, Trung Quốc đã giam cầm 300 luật sư, các nhà hoạt động và hỗ
trợ pháp lý. Ngày hôm nay nó vẫn tiếp diễn, và các đối tượng của họ Tập là
phóng viên, lãnh đạo tôn giáo, giới khoa bảng, các nhà hoạt động xã hội và các
luật sư nhân quyền. Một trong các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, Orville
Schell, nhận định rằng Trung Quốc đã thụt lùi một cách không thể tránh khỏi vào
không khí chính trị có tính cách giống Mao Trạch Đông thời 1970 hơn là Đặng Tiểu
Bình thời 1980.
Một vài phát họa nêu trên cho thấy được những lời
hoa mỹ của ông Tập, chẳng hạn như nên tham khảo nhau, không nên đối đầu, nên
theo đuổi đồng tồn, và nhất là “phải bác bỏ sự kiêu ngạo và thành kiến, tôn trọng
và hòa nhập với nhau, và ôm ấp sự đa nguyên của thế giới chúng ta” v.v… cho thấy
ông Tập đầy mâu thuẫn. Nói một đàng làm một nẻo. Đối ngoại thì ông Tập yêu cầu
tham khảo nhau và ôm ấp sự đa dạng. Đối nội thì ông Tập và Bộ Chính trị hay Ủy
ban Thường vụ của ông chẳng cần tham khảo ai và tiêu diệt sự đa dạng. Chế độ của
ông tập có coi ý kiến của dân ra gì, có bao giờ tham khảo họ hay có ý định hỏi
họ thật sự muốn gì. Còn mọi hình thức đa nguyên đều bị loại trừ hay triệu tiêu
để trở thành nhất nguyên, trong đó Hán tộc, tiếng Quan Thoại được tiêu chuẩn
hóa, hay các vùng tự trị trước đây, từ Tân Cương đến Tibet hay Hồng Kông v.v…,
cũng sẽ nằm trong chủ trương hội nhập với Bắc Kinh để trở thành khối đồng nhất.
Để Trung Quốc trở thành một quốc gia trung tâm của thiên hạ vào thế kỷ 21.
Thời
đại của tư tưởng Tập Cận Bình là như thế đó!
Ông Tập quên rằng cho dầu Trung Quốc có quyền lực và
giàu có bao nhiêu, có là bá chủ thiên hạ đi nữa, nhưng nếu nó vẫn vi phạm nhân
quyền, vẫn tiếp tục đi đàn áp người dân của mình hay các sắc tộc thiểu số khác,
thì sẽ không bao giờ được những người tự do và tự trọng trên thế giới tôn trọng
mình cả.
----------------------
Tài liệu
tham khảo:
Ben Westcott, “Xi
Jinping says no one wins in 'cold war,' but Pence won't back down”, CNN,
November 17, 2018.
Elizabeth C. Economy, “China's
Imperial President”, Foreign Affairs, November/December 2014 Issue.
Elizabeth C. Economy, “China's
New Revolution”, Foreign Affairs, May/June 2018 Issue.
BBC Monitoring, “His own words: The 14
principles of 'Xi Jinping Thought'”, BBC, October 24, 2017.
Salvatore Babones, “The
Meaning of Xi Jinping Thought”, Foreign Affairs, November 2, 2017.
R.K.G., “China’s
tyranny of characters”, The Economist, July 5, 2016.
Vivienne Chow, “How
China changed its language on speech”, The Interpreter, Lowy Institute,
November 5, 2018.
Geoff Wade, “Confucius
Institutes and Chinese soft power in Australia”, Parliamentary Library,
Flagpost, November 24, 2014.
Chengxin Pan, “Made
in China 2025 and US–China power competition”, The Interpreter, Lowy
Institute, August 10, 2018.
Tin của VOA, “TQ
bác cáo buộc giam 1 triệu người Uighur ở Tân Cương”, VOA, August 13, 2018.
Nury Turkel and Michael Clarke, “Uighur:
Australia needs to end “business as usual” with China”, The Interpreter,
Lowy Institute, December 20, 2018.
Tin của VOA, “Lưỡng
đảng Mỹ đòi Trump trừng phạt TQ vì đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương”, VOA,
August 31, 2018.
Marco Rubio, “Rubio,
Menendez, Colleagues Introduce Legislation In Response To China's Human Rights
Abuses Of Uyghurs”, Press Release, November 14, 2018.
Michael Martina, “Scholars
condemn China for mass detention of Muslim Uighurs”, Reuters, November 27,
2018.
Tin của VOA, “LHQ
kêu gọi TQ thả người Uighur khỏi những nơi bị cho là trại cải huấn”, VOA,
September 1, 2018.
Philip Wen, Michael Martina, Ben Blanchard, “Exclusive:
In rare coordinated move, Western envoys seek meeting on Xinjiang concerns”,
Reuters, November 15, 2018.
Charles Rollet, “Ecuador’s
All-Seeing Eye Is Made in China”, Foreign Policy, August 9, 2018.
Kurt M. Campbell and Ely Ratner, “The
China Reckoning”, Foreign Affairs, March/April 2018 Issue.
Kelly Hammond, Rian Thum, and Jeffrey Wasserstrom, “China’s
Bad Old Days Are Back”, Foreign Affairs, October 30, 2018.
*
*
22/12/2018
Kinh tế Trung Quốc không ngừng phát triển trong bốn
thập niên qua, giúp trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thu hoạch số lượng
người trở thành tỷ
phú nhiều nhất thế giới trong một thời gian ngắn kỷ lục. 104 tỷ phú
này đang nắm giữ các vai trò lãnh đạo hàng đầu tại Trung Quốc, trong đó 45 tỷ
phú đang là thành viên quốc hội. Theo đà phát triển này thì kinh tế Trung Quốc
có thể qua mặt Hoa Kỳ trở thành số một thế giới vào đầu thập niên 2030. Phát
triển kinh tế là điều kiện sống còn của chế độ, biện minh cho chính nghĩa cầm
quyền tuyệt đối và toàn diện. Mặc dầu Trung Quốc hiện vẫn đang là một nhà nước
độc đảng, nó chỉ có thể tiếp tục như thế nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng
một cách ngoạn mục như trước. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy vấn đề không
suôn sẻ như ông Tập Cận Bình mong đợi.
Kinh tế:
vấn đề quốc nội
Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại, GDP chỉ còn khoảng
6.5 phần trăm của khóa ba năm 2018. Mặc dầu vẫn còn cao so với tiêu chuẩn quốc
tế, theo the
New York Times thì tốc độ này là chậm nhất kể từ đầu năm 2009 ngay
trong thời điểm khủng hoảng tài chánh toàn cầu GFC. Charles
Lyons Jones thuộc Viện Lowy cho rằng đối với đối tượng độc giả ngoại
quốc, tờ China Daily trình bày con số GDP vào khoảng 6.58 đến 6.64 phần trăm, tức
vẫn cao hơn 6.5 một chút. Trong khi đó tờ People’s Daily nhắm vào độc giả trong
nước nên nếu khi đưa tin tỷ lệ phát triển chậm thì sẽ gây vấn đề, do đó nó nêu
con số GDP là 6.70 phần trăm. Theo chuyên gia Fraser
Howie thì đối với Trung Quốc, con số GDP phải hiểu là mục tiêu chính
trị chứ không phải là sự đo lường của thành quả kinh tế. Howie nhận định rằng
những ai đã từng làm việc với nơi này đều biết Trung Quốc có vô số dữ liệu và
con số (full of data and numbers), và trong khi có một số đúng, nó không có
nghĩa các tập dữ liệu này hoàn chỉnh. Theo nhận định của Howie thì gần như mọi
mục tiêu số liệu đưa ra bởi lãnh đạo chính trị Trung Quốc sẽ được đáp ứng, và nếu
không được thì dữ liệu đó sẽ biến mất trong khoảng trống lịch sử Trung Quốc,
không bao giờ được nhắc lại lần nữa.
Chủ trương của ông Tập là muốn người dân trong nước
tiếp tục nghe và tin nền kinh tế Trung Quốc vẫn trên đà phát triển, dù giá phải
trả là gì đi nữa. Vì thế nên nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục muốn kích thích sự
phát triển chứ không muốn nó chậm lại, nhất là khi đang phải đối phó với cuộc
chiến thương mại do ông Trump phát động. Theo Bloomberg thì
nợ vay Trung Quốc gia tăng 14 phần trăm vào năm 2017, phồng lên đến 266 phần
trăm của GDP, trong khi vào năm 2008 chỉ có 162 phần trăm. Là người có tiếng
nói sau cùng về chính sách kinh tế, ông Tập đối diện với hai lựa chọn: một, nếu
ông Tập muốn kinh tế tiếp tục tăng trưởng thì phải tiếp tục mượn tiền để bơm nó
vào kích thích tăng trưởng, trong khi đống nợ này như quả bom có thể làm tung cả
hệ thống tài chánh; hai, chấp nhận sự tăng trưởng chậm lại và giảm bớt nợ quốc
gia. Cả hai đều không là giải pháp tối hảo cho ông Tập. Thêm vào đó, với nền
kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán lao
dốc năm nay (làm mất 1.1 ngàn tỷ đô la Mỹ), làm cho 32 công ty tư nhân
phải quyết định bán lại cho nhà nước. Ông Tập từng hứa sẽ bảo vệ các công ty tư
nhân gặp khó khăn nên không thể nào làm ngơ, mặc dầu làm như thế thì càng có
nghĩa là càng kiểm soát thị trường thay vì kinh tế thị trường.
Cuộc chiến thương mại, bắt đầu với việc áp thuế của
Tổng thống Donald Trump vào giữa năm nay, tuy chưa
có ảnh hưởng đáng kể vào tài chánh năm nay nhưng sẽ có vào năm tới và
sau đó. Ông Tập đang gặp bao nhiêu thử thách, nên việc đối phó thêm với áp lực
của chính quyền Trump là điều muốn tránh. Do đó nên đã có nhượng bộ, ít nhất là
về mặt thái độ, để làm vừa lòng chính phủ Trump. Sự kiện hai bên đồng ý đình
chỉ áp đặt thêm thuế quan trong vòng 90 ngày kể từ ngày 1 tháng 12 để
tìm cách giải quyết những tranh chấp thương mại thật ra sẽ không giải quyết được
điều gì, bởi tự bản chất cuộc chiến này không thuần túy thương mại. Nó là về an
ninh và chính trị quyền lực. Với quá khứ của Trung Quốc, lãnh đạo của Hoa Kỳ dù
là Cộng hoà hay Dân chủ đều thấy có nhu cầu thay đổi lớn lao trong cách tiếp cận
để kiềm chế. Ngay cả khi quan thuế bị hoãn
lại, Hoa Kỳ sẽ cải cách quan hệ kinh tế Mỹ-Trung qua biện pháp giới hạn đầu
tư, kiểm soát xuất cảng và các hành động thi hành pháp luật bền vững để chống lại
gián điệp công nghiệp và mạng.
Ông Trump đang ở thế tay trên, trong khi ông Tập
đang chịu nhiều áp lực mà lại cố gắng duy trì tỷ lệ phát triển kinh tế. Hiện
nay chưa ai biết rõ mục tiêu sau cùng của ông Trump là gì trong cuộc chiến
thương mại này, trong khi lập trường của ông Pence và đại đa số thành phần lãnh
đạo trong nội các ông Trump rõ ràng muốn
nhiều hơn thế. Họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp về thương mại, dù Trung
Quốc có nhượng bộ đến mấy, là xong hết.
Những công ty hàng đầu của Trung Quốc như Huawei
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và sức mạnh chính trị của Trung Quốc. Vì thế
cho nên sự kiện bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chánh của công ty
Huawei, bị bắt tại Canada và có thể bị dẫn độ qua Hoa Kỳ, đã làm cho ông Tập với
tư thế chủ tịch mọi thứ và lãnh đạo toàn diện lung lây.
Tín nhiệm:
vấn đề ngoại giao
Sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, thế giới một lần nữa
có cơ hội nhìn thấy rõ cung cách hành xử thiếu lễ độ và thiếu hiểu biết về mặt
ngoại giao của Trung Quốc.
Cũng cần nhắc lại là rất nhiều lần trong quá khứ,
các nhà ngoại giao Trung Quốc, kể cả các đại sứ của họ từng làm việc lâu năm ở
nước ngoài, đã công khai lẫn ngấm ngầm yêu cầu lãnh đạo chính trị của các nước
Tây phương can thiệp vào các quyết định của tư pháp hay các cơ quan truyền
thông độc lập. Họ sống và làm việc tại đó mà cũng không nhìn nhận và chấp nhận
được rằng không giống như tại Trung Quốc, các ngành tư pháp, lập pháp hay truyền
thông đều độc lập với hành pháp. Ngay cả các cơ quan truyền thông được chính phủ
tài trợ, như ABC và SBS tại Úc, hơn một tỷ đô la cho tài trợ nền chỉ riêng cho
ABC một năm, mà chính phủ không có tiếng nói nào cả trong nội dung của các
chương trình này. Đúng ra thì không có cơ quan truyền thông nào mà phê bình và
vạch trần các sai trái của chính phủ Úc một cách sâu sắc và chuyên nghiệp như
thế.
Nhưng giới ngoại giao nói riêng lãnh đạo Trung Quốc
nói chung vẫn chưa hiểu hay chưa chấp nhận điều này, nên cứ nổi đùng lên khi có
biến sự. Elliott
Zaagman gọi cung cách hành xử này là ngoại giao giận dữ. Chữ (throw a)
tantrum cũng thường được dùng cho con nít hai đến bốn tuổi hay nằm vạ, giận hờn.
Zaagman kể lại vài sự kiện sau đây. vào tháng 9 năm nay, một người quốc tịch
Trung Quốc bị bắt và buộc tội hành hung tại Anh vì đã bạo động tấn công vào những
người đang thảo luận về nhân quyền và pháp quyền tại Hồng Kông. Nhưng hành động
này lại được ca ngợi trên mạng điện tử Trung Quốc, và được biện hộ bởi toà Đại
sứ Trung Quốc tại London. Chưa hết, tòa đại sứ còn yêu cầu phải xin lỗi. Trước
đó vài tuần tại Thụy Điển, một nhóm người du lịch gốc Trung Quốc bị cảnh sát giải
tán khỏi hành lang một khách sạn vì họ từ chối rời nơi đó, mặc dầu cảnh sát thực
hiện rất chuyên môn. Trung Quốc phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ Thụy Điển
phải xin lỗi. Vào tháng Sáu năm nay, một đài truyền hình Úc số 9 có đi một bài
tường trình phê phán chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Ông Saixian Cao, người đứng đầu truyền thông vụ của tòa đại sứ tại thủ đô
Canberra, đã gọi cho đài này và lớn tiếng quát mắng bà Kristy Thompson, nhà điều
hành sản xuất: “Lấy nó xuống và đưa nó cho lãnh đạo bà… Bà
không được dùng phim ảnh đó… Bà lắng nghe nè… Sẽ không còn những hành vi tệ
hại như thế trong tương lai”.
Trong trường hợp bà Mạnh Vãn Châu cũng vậy. Bộ ngoại
giao Trung Quốc và các cơ quan truyền thông của nhà nước lên tiếng phê phán
Canada và phản ứng bằng cách đòi hỏi quá đáng. Nó cho thấy sự thiếu hiểu biết của
họ đối với chức năng tư pháp độc lập của một nền dân chủ. Cũng nên nhớ rằng
trong một nền dân chủ pháp trị như Canada, việc chính quyền Trump yêu cầu dẫn độ
bà Mạnh Vãn Châu về Hoa Kỳ là một chuyện, chuyện còn lại là hoàn toàn do tòa án
Canada xét thấy có hợp pháp hay không trong vấn đề này. Thủ tướng, tổng thống,
chính phủ hay quốc hội v.v… đều phụ thuộc vào các diễn giải và quyết định quan
trọng, nhất là tối cao pháp viện. Trung Quốc sẽ không bao giờ hiểu được điều
này, nhất là những người lãnh đạo của họ đang ở Bắc Kinh, khi họ nắm mọi quyền
trong tay.
Những người như ông Cao chẳng lẽ không hiểu được những
điều căn bản về dân chủ như thế? Hay vì ông Cao không có sự chọn lựa mà phải
nghe theo lệnh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hay chính từ lãnh đạo tối cao, ở Bắc
Kinh?
Dù là ai đi nữa, cách hành xử như thế chỉ làm tồi tệ
vấn đề và làm xấu đi bộ mặt ngoại giao của các tập đoàn và nhà nước Trung Quốc.
Nhà lý thuyết vật lý đoạt giải Nobel năm 1965 Richard Feynman từng
nói: “Nguyên tắc đầu tiên là bạn không thể lừa gạt chính mình – và bạn là người
dễ lừa gạt nhất.”
Trung Quốc luôn đưa ra bao nhiêu dự án lớn và con số
lớn làm hoang mang những người đầu tư, thương gia cũng như người dân của họ.
Nhưng các con số họ đưa ra thường là không khả tín vì không đầy đủ. Bí mật quốc
gia mà!
Ông Tập là người đứng đầu của tất cả các quyết định
này. Cần nhắc lại là vào năm
2015, ngay tại Vườn hoa Hồng ở Nhà Trắng ông Tập đã nổi tiếng nói dối rằng
Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” Biển Đông, nhưng trong thực tế ông Tập
đang lên kế hoạch xây dựng các đảo nhân tạo với căn cứ quân sự có bề lớn như
Pearl Harbour.
Lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập, đã đang và
vẫn tiếp tục lừa gạt người khác và lừa gạt chính mình. Họ xóa bỏ nhiều sự thật
lịch sử và soạn các chương trình giáo dục yêu nước với mục tiêu thế hệ hôm nay
và mai sau chỉ biết phiên bản lịch sử duy nhất và phải chấp nhận nó. Họ tuyên
truyền riết rồi trở thành nạn nhân của chính những lời tuyên truyền của mình.
Tất cả những ai trong hoặc ngoài Trung Quốc mà có
dính líu đến nước này đều cảm thấy ngờ ngợ và bất an bởi họ không thể tin được
những con số thống kê, những dữ kiện nhà nước cung cấp, hay luật pháp ban hành
tại đây. Khi không có một nền truyền thông tự do và không có một nền tư pháp độc
lập, thì mọi quyết định lớn nhỏ dễ trở thành tùy tiện. Những kẻ nắm quyền trong
tay sẽ có tiếng nói sau cùng, bất chấp đúng sai, bất chấp pháp luật và sự thật
ra sao. Cơ chế và thể chế đó chỉ tạo bất an và ngờ vực hơn là lòng tin và tín
nhiệm.
Do đó tin tưởng và tín nhiệm vẫn là con số thâm hụt
lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay.
Vài lời
kết
Theo giáo sư David Shambaugh, một chuyên gia về
Trung Quốc, mỗi năm ngân sách cho mục tiêu tuyên
truyền của chế độ là khoảng 10 tỷ đô la cho mục tiêu tuyên truyền.
Khi lãnh đạo
của một quốc gia mà đối nội thì triệt tiêu mọi tiếng nói đối lập, còn đối ngoại
thì các thuộc hạ của ông Tập cũng tiếp tục thể hiện cung cách hành xử quen thuộc
của họ trong nước, vừa thô lổ cộc cằn vừa hiếu chiến, thì 10 tỷ đô la để tuyên
truyền hay bao nhiêu nỗ lực xây dựng quyền lực mềm của họ cũng trở thành lãng
phí.
Ông Tập và lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục bưng bít,
tuyên truyền và sử dụng bạo lực để trấn áp mọi tiếng nói khác biệt. Tuy có hiệu
quả thật đối với bên trong lãnh thổ Trung Quốc, với thế giới bên ngoài thì mọi
nỗ lực của họ không thể lừa gạt giới tình báo chuyên nghiệp, giới truyền thông
tự do cũng như những người quan tâm và yêu chuộng tự do.
Chẳng hạn như tại Úc, các phóng viên chuyên về Trung
Quốc, có người làm việc tại Trung Quốc và cũng có người tại Úc, đã góp phần
đáng kể trong việc tường trình sự xâm nhập và lũng đoạn của Bắc Kinh tại các đại
học, các cộng đồng người Hoa khắp Úc, cũng
như với các đảng chính trị và chính giới của Úc. Tính cách chuyên nghiệp của
các tường trình này đã giúp cho dân Úc hiểu rõ hơn vấn đề, qua đó cũng giúp cho
thế giới hiểu rõ các âm mưu đằng sau các Viện Khổng Tử hay hành động đội lốt “quyền
lực mềm” khác của ĐCSTQ. Tóm lại, truyền thông là một vũ khí lợi hại để đối đầu
với độc tài.
Lúc viết xong bài này thì nhận được thêm các tin về
các cơ quan tình báo của Trung Quốc tiếp tục chiến dịch đánh cấp tài sản trí tuệ
của Hoa Kỳ, Úc, Anh, Tân Tây Lan và chắc chắn nhiều quốc gia có nền kinh tế hay
kỹ nghệ cao. FBI và Bộ Công Lý của Hoa Kỳ qua ông Christopher Wray và ông Rod
Rosenstein đã chỉ mặt thủ phạm Trung Quốc.
Ông Rosenstein đã
phê phán Trung Quốc vi phạm cam kết 2015 là không được đánh cắp các bí mật về
thương mại hay các thông tin mật khác. Chính
phủ Úc cũng đã công khai yêu cầu Trung Quốc ngưng các hành động ăn cắp
tài sản trí tuệ, bí mật thương mại và thông tin doanh nghiệp mật khác để sử dụng
nó cho ưu thế cạnh tranh của mình. Ông Tập là người có tiếng nói sau cùng về
các vấn đề mạng và an ninh quốc gia, trong khi đó ông Chu Hoa và ông Trương Kiến
Quốc bị giới chức Hoa Kỳ buộc
tội tấn công mạng nói trên. Như thường lệ, Trung Quốc vẫn một mực chối
bỏcác cáo buộc này. Nhưng ai sẽ tin họ khi chữ tín đối với Trung Quốc khó
thể nào xuống thấp hơn được.
Quyền lực bất chính là nguyên nhân, và cũng là hậu
quả, tất yếu. Muốn được sự tin tưởng và tín nhiệm thì lãnh đạo Trung Quốc, nhất
là ông Tập Cận Bình, cần phải chứng minh sự liêm chính, minh bạch và tính nhất
quán trong hành động của mình. Đây là các giá trị mà họ thiếu vắng hoàn toàn mặc
dầu họ đã có được 500 Viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
-
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
Tara Francis Chan, “Communist
China has 104 billionaires leading the country while Xi Jinping promises to
lift millions out of poverty”, Business Insider Australia, March 4, 2018.
Alexandra Stevenson, “China’s
Growth Hits Slowest Pace in a Decade”, The New York Times, October 18,
2018.
Charlie Lyons Jones, “Deng’s
ghost haunts Xi, as Maoism makes a return”, The Interpreter, Lowy
Institute, November 2, 2018.
Fraser Howie, “Lies,
damn lies, and Chinese statistics”, The Interpreter, Lowy Institute,
September 5, 2018.
Enda Curran, “China’s Debt Bomb”,
Bloomberg, September 17, 2018.
Laura He and Zhang Shidong, “Is
Chinese capitalism in crisis, as stock market rout drives private companies
into the state’s arms?”, South China Morning Post, October 20, 2018.
Stephen Letts, “China's
economy slows to levels not seen since the GFC”, ABC News, October 19,
2018.
Tin của VOA, “Trump
để ngỏ khả năng triển hạn hưu chiến thương mại”, VOA, December 5, 2018.
Ely Ratner, “There
Is No Grand Bargain With China”, Foreign Affairs, November 27, 2018.
Sam Roggeveen, “What
I missed this year: America pushes back”, The Interpreter, Lowy Institute,
December 19, 2018.
Elliott Zaagman, “Meng
Wanzhou: China’s “tantrum diplomacy” and Huawei”, The Interpreter, Lowy
Institute, December 12, 2018.
Tara Francis Chan, “How
China tried to shut down Australian media coverage of its debt-trap diplomacy
in the Pacific”, Business Inside Australia, June 21, 2018.
Wikipedia, “Richard Feynman”, Accessed
on December 20, 2018.
Beijing, “China
is spending billions to make the world love it”, The Economist, March 23,
2017.
Kelsey Munro, “A
free press is a magic weapon against China's influence peddling”, The
Interpreter, Lowy Institute, December 18, 2017.
Reuters, “US
charges Chinese citizens for espionage in major hacking campaign targeting
navy, NASA, others”, ABC News, December 21, 2018.
Media Release, “Joint
media release with Senator the Hon Marise Payne - Attribution of Chinese
cyber-enabled commercial intellectual property theft”, Peter Dutton,
December 21, 2018.
Tin của VOA, “Mỹ
và đồng minh tố cáo Trung Quốc dọ thám bí mật kinh tế”, VOA, December 21,
2018.
Reporting team from Reuters, “China
denies 'slanderous' economic espionage charges from U.S., allies”, Reuters,
December 21, 2018.
No comments:
Post a Comment