BBC Tiếng Việt
26/12/2018
Trung
Quốc vừa mở phiên tòa xét xử một luật sư nhân quyền nổi tiếng, bị cáo buộc hoạt
động "nhằm lật đổ chính quyền".
Ông Vương Toàn Chương bị mất tích trong cuộc trấn áp
của chính phủ đối với hàng trăm luật sư năm 2015, và là người cuối cùng bị đưa
ra xét xử hoặc trả tự do.
Ông đã biện hộ cho cho các nhà hoạt động chính trị
và các thành viên Pháp Luân Công, và hợp tác cùng một nhà hoạt động nhân quyền
Thụy Điển.
Công tác an ninh bên ngoài tòa án được thắt chặt;
một số người ủng hộ ông Vương đã bị đưa đi.
Một người ủng hộ luật sư Vương Toàn Chương bị bắt bên ngoài tòa án nơi
đang có phiên tòa xét xử ông ở Thiên Tân, Trung Quốc. REUTERS
Vợ của ông Vương, bà Lý Văn Túc, chưa hề gặp lại chồng
kể từ khi ông mất tích hồi 2015.
Bà cho biết cảnh sát đã phong tỏa nhà bà ở Bắc Kinh
và ngăn không cho bà tới dự phiên tòa.
Các phóng viên và giới ngoại giao nước ngoài cũng bị
cấm vào dự phiên tòa, diễn ra tại thành phố Thiên Tân ở miền bắc Trung Quốc.
Một số nhà hoạt động tập trung bên ngoài tòa, hô
khẩu hiệu và giơ biểu ngữ ủng hộ ông Vương. Sau đó họ bị nhân viên an ninh
lôi đi.
Ông Vương bị buộc tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền.
Theo các tài liệu, bút lục tòa án, ông đã cộng tác
với nhà hoạt động Thụy Điển Peter Dahlin và những người khác để "huấn luyện
cho các thế lực thù địch".
Ông Dahlin, người từng làm cho một tổ chức trợ giúp
pháp lý, bị giam giữ ba tuần ở Trung Quốc hồi tháng Giêng trước khi bị trục xuất.
Luật sư Vương Toàn Chương bị bắt giữ hồi 2015 - và từ đó chưa có tin gì về
ông. FAMILY
Hôm thứ Tư 26/12, ông Dahlin nói ông đã giữ tất cả
các tài liệu liên quan đến công việc của ông Vương với tổ chức của ông, và sẽ
"công bố bất cứ điều gì cần thiết để bác bỏ rằng nó [công việc của ông
Vương] cấu thành tội lật đổ chính quyền".
Nghiên cứu viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế Doriane
Lau nói việc xếp ngày xét xử vào 26/12 có vẻ như là quyết định "cố
ý" của giới chức Trung Quốc.
"Rõ ràng là một phần đông thế giới sẽ nghỉ lễ và sẽ không thể phản ứng," bà nói với hãng tin AFP.
Đợt chính quyền Trung Quốc trấn áp các luật sư, được
biết đến với tên gọi đợt trấn áp "709" vì nó bắt đầu vào ngày
9/7/2015, được các nhà hoạt động coi là chỉ dấu cho thấy nước này dưới thời Chủ
tịch Tập Cận Bình ngày càng không chấp nhận những ý kiến bất đồng.
Hơn 200 luật sư bị bắt giữ, sau đó nhiều người bị
án tù giam, án treo hoặc bị quản thúc tại gia.
*
Tin
liên quan
-----------------------------------------
Thụy My – RFI
Đăng ngày 26-12-2018
Phiên
tòa xử luật sư nhân quyền Vương
Toàn Chương (Wang Quanzhang) hôm nay 26/12/2018 mở ra tại Thiên Tân, được
bảo vệ nghiêm ngặt : công an canh gác dày đặc, hai người bị câu lưu, thân nhân
bị cấm vào. Ông Vương Toàn Chương, là người cuối cùng trong số 200 luật sư bị bố
ráp cách đây ba năm, bị đem ra xử kín vì lý do « bí mật Nhà nước »,
với cáo buộc « nổi dậy ».
Một người ủng hộ luật sư Vương Toàn Chương bên ngoài Tòa án bị an ninh bắt
giữ, Thiên Tân, 26/12/2018.REUTERS/Thomas Peter
Từ Thiên Tân, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết
thêm chi tiết :
« Không có gì đáng ngạc nhiên trong phiên tòa này.
Bên ngoài một chiếc xe ba bánh được cải trang thành xe phóng tên lửa với tiếng
pháo nổ phóng qua trước tòa án số 2 thành phố Thiên Tân, có thể để kỷ niệm 125
ngày sinh của Mao Trạch Đông, cũng rơi đúng vào ngày thứ Tư này. Những rào cản
lớn ngăn chận lối vào tòa nhà đồ sộ bên bờ sông Hải Hà.
Phía bên kia đường, những nhà báo dỏm giở trò chặn ống
kính của các đồng nghiệp chúng tôi. Như thường lệ trong các vụ án chính trị,
phiên tòa được mở ra ngay vào kỳ nghỉ lễ, công an mặc thường phục đông đảo hơn
một nhúm nhà ngoại giao và các phóng viên ngoại quốc hiện diện.
« Tại sao tôi không thể đến Thiên Tân, đây là phiên
tòa xử chồng tôi mà ? » Hôm qua bà Lý Văn Túc (Li Wenzu), vợ ông Vương Toàn
Chương đã chất vấn nhân viên an ninh canh gác trước nhà bà như thế. Tương tự,
sáng nay công an cũng bám theo tôi như đỉa, họ không cho tôi ra khỏi nhà – bà
viết trên WhatsApp.
Vợ một luật sư khác cũng cho biết : « Chúng tôi đi
xuống bằng cầu thang bộ, nhưng có cả một đám người đã vây sẵn ở lối ra khu nhà
». Luật sư này cũng thuộc nhóm « 709 », tức ngày 9 tháng Bảy năm 2015, ngày mà
200 luật sư và nhà đấu tranh nhân quyền bị bố ráp ».
*
LIÊN
QUAN
10/07/2018
.
07/07/2016
No comments:
Post a Comment