Trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC (vào
hôm 13 tháng 10 năm 2008) về số phận Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt
Nam sau 1975, nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình nói “tổ chức này
khi ấy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử” và “khẳng định” rằng “tôi không có
sai lầm gì hết. Con đường mình đi hoàn toàn đúng.” Nếu sau chiến tranh
mà bà Bình này cũng trở thành một phụ nữ 4 không: không nhà, không
cấp dưỡng, không con, không chồng (hoặc chỉ là một người chồng qua
đêm, y như bà Bình kia) thì khán thính giả của BBC – không chừng – đã
được nghe đôi lời nói (khác) chân thành và tử tế hơn!
*
Nụ cười rạng rỡ của các cô gái anh hùng trên nhật
báo và phim ảnh tuyên truyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh đã
chu du khắp thế giới, nhưng số phận bi thảm của chính những người nữ anh hùng
vô danh này vẫn chưa được mọi người biết đến đầy đủ. François Guillemot
Thỉnh thoảng, giới truyền thông trong nước lại
hốt hoảng loan tin: Khắp
nơi dư cấp phó
Hoặc: Dư thừa cấp phó khắp nơi
Tuy được báo động đều đều như thế nhưng tình
trạng “lạm
phát cấp phó vẫn cứ diễn ra ở nhiều sở, phòng, ngành, tại không ít
địa phương” – theo như lời than phiền của phóng viên báo Lao
Động.
Tình trạng này được ông Dương
Văn Thống, Phó Bí Thư tỉnh Yên Bái, lý giải như sau: “Anh em phân công
nhau không được, hạ xuống không được. Người Việt Nam chúng ta là thế.” Thảo
nào mà nước CHXHCNVN đã có đến 17
ông Phó Thủ Tướng và năm/sáu bà (hay ông) Phó Chủ Tịch Nước
cùng tại vị.
Vấn đề – chả qua – là vì “ghế ít đít nhiều”
nên lắm đồng chí lãnh đạo đành phải ngồi ghế phó, hay còn gọi là
ghế súp, thế thôi. Tuy thế, chả nghe vị nào lên tiếng phiền hà gì
ráo và tất cả (ngó bộ) đều muốn ngồi luôn – dù chỉ là ghế súp.
“Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: ‘Tụi bay đừng có kêu
tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa cái con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi
đó, chớ tao không màng cái chức chi hết’. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng
bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm việc gì khác ngoài một việc cụ thích thú
hơn cả là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay buồn
chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải
lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. Thương cụ quá, đôi
khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để dắt đến nhờ cụ sửa giùm. Một người bạn
tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến
thăm cụ, vào thời gian Nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào
:‘Mầy có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy ?’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng
anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:‘Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng
lo cho tao. Trong nhà tao nè, lính kín hổng có thiếu.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày.
Văn Nghệ. Westminster, CA: 1997).
Tuy “nghe ngứa con ráy lắm,” và đôi lúc cũng
cảm thấy (đôi chút) ngượng ngập vì chức vụ hữu danh vô thực nhưng
bác Tôn vẫn cứ ngồi im re ở cái ghế Phó Chủ Tịch Nước từ 1960 cho
đến mãi 1969 lận.
Bác Bằng cũng thế:
“Ông tiếp mẹ tôi trên gác ngôi nhà có công an canh
gác, nói những lời an ủi vô thưởng vô phạt. Tiễn mẹ tôi xuống nhà, khi đã ra đến
vườn rồi, tin chắc không còn bị nghe trộm nữa rồi, ông mới hứa sẽ đặt vấn đề ra
trước Trung ương để Trung ương xem xét ...
Lời hứa của ông chẳng bao giờ được thực hiện. Ðịa vị
cao sang và nỗi sợ hãi trước Lê Ðức Thọ đã làm tâm hồn người chiến sĩ cách mạng
nổi tiếng năm xưa tê liệt. Mẹ tôi kể rằng trong những lần bà tới gặp Nguyễn
Lương Bằng, bà thấy ông biết nhà ông bị gài rệp.” (Vũ T. H. s.đ.d. tr. 361).
Ấy vậy chớ người Anh
Cả Cách Mạng cũng vẫn yên vị với cái chức danh Phó Chủ
Tịch Nước đúng mười năm chẵn, dù biết rằng cái ghế này có
rệp.
Thế mới biết lợi danh – hay người xưa còn gọi
là cái bả vinh hoa – luôn là miếng mồi hấp dẫn đối với chúng sinh,
bất kể thời nào, và bất phân giới tính. Bà Bình cũng ngồi êm ru ở
cái ghế PCT, dù chỉ ngồi chơi/xơi nước (đâu) cũng chục năm.
Theo Wikipedia Hà
Nội: “Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà nổi tiếng
trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4
bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một
trong những người đại diện các bên ký hiệp
định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định...
Mao Trạch Đông & Nguyễn Thị Bình. Ảnh
chụp: 9/9/1963
Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu
làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này
liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức
vụ phó nguyên thủ và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch
nước.
Năm 2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho
bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Mọi huân chương đều có mặt trái của nó. Cái
mặt trái Huân Chương Hồ Chí Minh của bà Nguyễn Thị Bình là tính ạng
và cuộc đời bầm dập, te tua, của vô số những người phụ nữ Việt Nam:
“Họ là những cô gái thời chiến, những thiếu nữ tình
nguyện đầu quân vào một trong những đội nữ binh lớn nhất mà bất cứ nước nào từng
đưa ra một chiến trường tân tiến … Khi hòa bình trở lại, họ mong sẽ tìm được một
tấm chồng xứng đáng và sinh con đẻ cái.
Ðối với nhiều người trong số họ, giấc mơ đó đã không
thành. Trở về sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, họ đã bị coi như thiếu hấp
dẫn, vì bị tàn phá bởi bệnh hoạn, thiếu ăn và những cực khổ khác mà họ đã phải
chịu đựng trong rừng...
Họ nói về chuyện trở về nhà với đời sống khó khăn
hơn là đời sống mà họ đã rời bỏ. Sự cay đắng dai dẳng vì trong suốt bao nhiêu
năm họ đã là những chiến sĩ bị bỏ quên trong một cuộc chiến tranh mà những người
đàn ông chiến đấu - chứ không phải phụ nữ - đã trở thành anh hùng.
Tôi đã tưởng cuộc đời tôi sau chiến tranh sẽ giản dị
và hạnh phúc,’ theo lời Nguyễn Thị Bình, cân được 85 pounds khi trở về nhà. ‘Nhưng
tôi đã để cho người bạn trai của tôi ra đi. Tôi đã nói với anh ấy rằng với những
chứng bệnh của tôi, với một chân bị thương của tôi, tôi sẽ là một gánh nặng cho
anh ấy.’
Bà Bình đã sống một mình suốt 17 năm, một hình thức
lưu vong trong một xã hội nặng về gia đình trong đó những phụ nữ hiếm muộn và
những cặp vợ chồng không con là những đối tượng để thương hại. Thế rồi, trước sự
thúc giục của những cựu đồng chí trong một đoàn phụ nữ - đoàn 559 - bà Bình đã
‘lấy một người chồng qua đêm’ và sinh được một đứa con gái.” (David Lamb.
“Vietnam's Women of War.” Los Angeles Times 10 Jan. 2003. Bản dịch Nguyễn
Nhật. Talawas 17/07/2003).
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC (vào
hôm 13 tháng 10 năm 2008) về số phận Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt
Nam sau 1975, nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình nói “tổ chức này
khi ấy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử” và “khẳng định” rằng “tôi không có
sai lầm gì hết. Con đường mình đi hoàn toàn đúng.”
Nếu sau chiến tranh mà bà Bình này cũng trở
thành một phụ nữ 4 không: không nhà, không cấp dưỡng, không con, không
chồng (hoặc chỉ là một người chồng qua đêm, y như bà Bình kia) thì
khán thính giả của BBC – không chừng – đã được nghe đôi lời nói
(khác) chân thành và tử tế hơn!
No comments:
Post a Comment