VOA Tiếng Việt
26/12/2018
2018 là năm đầy ắp sự kiện
về Biển Đông đối với Việt Nam với các chuyến cập cảng dồn dập của chiến hạm các
nước Mỹ, Anh, Pháp, Ấn, Úc, Nhật, Canada, New Zealand và Hàn Quốc. Cũng trong
năm 2018, Mỹ liên tục thực thi các chiến dịch tự do hàng hải (FRONOP) ở Biển
Đông dẫn đến những vụ chạm trán chưa từng thấy với hải quân Trung Quốc như chuyến
đi của tàu khu trục Decatur đến Trường Sa vào tháng 9. Về phía mình, Trung Quốc
cũng có những bước leo thang lớn như lần đầu tiên triển khai tên lửa, máy bay
ném bom ra các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa. Tuy nhiên, cũng có những
dấu hiệu đấu dịu, là khi Bắc Kinh và Manila tuyên bố cùng hợp tác khai thác dầu
khí trên Biển Đông hay Trung Quốc đặt ra thời hạn ba năm để hoàn tất Bộ Quy tắc
Ứng xử (COC).
Hãy cùng VOA Việt ngữ nhìn lại những diễn biến quan
trọng trong năm qua trên Biển Đông:
Tháng 1
·
Tàu khu trục mang tên lửa
USS Hopper của Mỹ di chuyển trong phạm vi 12 hải lý gần bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ ‘dừng tiến hành các động thái khiêu khích, tránh làm tổn
hại tới quan hệ Trung - Mỹ’.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
James Mattis thăm Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước và chia
sẻ những ‘quan ngại về tự do hàng hải’ và kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng
luật pháp quốc tế.
Tháng 2
·
Chiến đấu cơ Su-35 được
Trung Quốc điều tới Biển Đông ‘tuần tra tăng cường khả năng chiến đấu’ nhưng
không rõ thời gian, địa điểm cụ thể và số lượng tham gia. Lần đầu tiên Bắc Kinh
công khai thông báo đưa máy bay chiến đấu đến Biển Đông.
·
Trung Quốc và Philippines
đồng ý thiết lập một ủy ban đặc biệt để bàn về hợp tác cùng khai thác dầu khí tại
khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
Tháng 3
·
Tàu sân bay chạy bằng
năng lượng hạt nhận USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng – lần đầu tiên một
hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam trong vòng 60 năm. Sự kiện gửi tín hiệu đến
Bắc Kinh về cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với an ninh trên Biển Đông.
·
Tàu khu trục USS Mustin
đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung
Quốc có các hoạt động bồi đắp, trong một chiến dịch ủng hộ quyền tự do hàng hải.
·
Hải quân Trung Quốc thông
báo tiến hành tập trận trên Biển Đông với sự tham gia của hàng không mẫu hạm
duy nhất của nước này nhưng không cho biết chi tiết về thời gian, địa điểm.
·
Không quân Trung Quốc tiến
hành các cuộc tuần tra sẵn sàng oanh kích trên Biển Đông với sự tham gia của
chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 ‘nhằm chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh’.
·
Việt Nam buộc phải tạm ngừng
dự án khoan dầu ở lô Cá Rồng Đỏ với tập đoàn Repsol, Tây Ban Nha dưới áp lực của
Trung Quốc
Tháng 4
·
Trung Quốc lắp đặt các
thiết bị phá sóng vô tuyến viễn thông và sóng radar trên hai hòn đảo nhân tạo
mà họ bồi đắp ở quần đảo Trường Sa.
·
Tàu sân bay Mỹ USS
Roosevelt đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines.
·
Trung Quốc tập trận ngoài
khơi phía nam đảo Hải Nam với sự tham gia của 43 tàu chiến và hàng không mẫu hạm
Liêu Ninh
·
Ba chiến hạm của Úc, bao
gồm HMAS Anzac, HMAS Toowoomba và HMAS Success, bị Trung Quốc thách thức trên
Biển Đông khi đang trên đường đến Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm thiện
chí.
·
Đô đốc Philip Davidson,
người được đề cử làm Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, điều trần với Thượng viện
Mỹ rằng ‘Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi trường hợp chỉ
trừ trường hợp có chiến tranh với Mỹ’.
Tháng 5
·
Chiến hạm Tonnerre của Hải
quân Pháp cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày.
·
Úc và Nhật cùng tham gia
cuộc tập trận Balikatan thường niên giữa Mỹ và Philippines trên Biển Đông.
·
Trung Quốc lần đầu tiên lắp
đặt tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa đất đối không trên các thực
thể Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
·
Trung Quốc đáp máy bay
quân sự Shannxi Y-8 xuống đường băng mà họ xây dựng ở bãi đá Subi thuộc Trường
Sa, đánh dấu khả năng có thể đưa máy bay quân sự ra tất cả ba đường băng mà họ
xây dựng ở Trường Sa.
·
Máy bay ném bom của Trung
Quốc H-6K vốn có khả năng mang tên lửa hành trình siêu âm lần đầu tiên đáp xuống
Biển Đông trong khuôn khổ diễn tập tại khu vực tranh chấp nhằm ‘cải thiện khả
năng vươn ra mọi vùng lãnh thổ và thực hiện các cuộc tấn công vào bất cứ lúc
nào’.
·
Ba chiến hạm Ấn Độ, do
khu trục hạm INS Sahyadri dẫn đầu, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm
bốn ngày do Tư lệnh Hạm đội miền đông Ấn chỉ huy.
·
Mỹ rút lại lời mời Trung
Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC ở Hawaii để đáp trả
việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.
·
Mỹ đưa hai chiến hạm được
trang bị tên lửa là Higgins và Antietam tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo
Tri Tôn và Phú Lâm của Quần đảo Hoàng Sa để thể hiện quyền tự do hàng hải.
·
Philippines nêu ba ‘lằn
ranh đỏ’ đối với hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc xây
dựng trên bãi cạn Scarborough, dỡ bỏ tàu hải quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây
và không được tự tiện khai thác tài nguyên ở những khu vực này.
·
Trung Quốc hòa lưới điện
trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, dọn đường cho việc cung cấp điện cho các cơ sở
quân sự mà họ xây dựng trên Biển Đông.
·
Mỹ mời Việt Nam tham gia
tập trận RIMPAC lần đầu tiên.
Tháng 6
·
Hai tàu chiến lớp La
Fayette Surcouf của Pháp cập cảng Sài Gòn trong năm thứ ba liên tiếp.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
James Mattis chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và nêu ra chiến
lược của Mỹ về ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do’ tại Đối thoại
Shangri-la.
·
Anh, Pháp tuyên bố tại Đối
thoại Shangri-la sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông, thách thức sự hiện diện quân sự
của Trung Quốc.
·
Mỹ đưa hai máy bay ném
bom B-52 bay gần bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát.
·
Tân Thủ tướng Malaysia
Mahathir Mohamad phản đối các hành động tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển
Đông.
·
Hàng không mẫu hạm Ronald
Reagan của Mỹ cập cảng trong Vịnh Manila của Philippines.
·
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ở Bắc Kinh rằng ‘Trung Quốc sẽ
không nhượng bộ một tấc đất nào của tổ tiên để lại’, trong đó có Biển Đông.
Tháng 7
·
Trung Quốc lần đầu tiên
đưa tàu tìm kiếm cứu hộ Nan Hai Jiu 115 neo đậu lâu dài ở Đá Subi thuộc Trường
Sa.
Tháng 8
·
ASEAN và Trung Quốc đạt
được bản dự thảo về Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở Singapore.
·
Ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị nói nước này quân sự hóa Biển Đông là ‘để tự vệ’ trước sức ép quân sự
từ Mỹ.
Tháng 9
·
Tàu tấn công đổ bộ HMS
Albion của Hải quân Hoàng gia Anh ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
·
Tàu HMS Albion của Anh tiến
gần đến quần đảo Hoàng Sa và bị hải quân Trung Quốc cảnh báo phải rời đi.
·
Nhật triển khai tàu chở
sân bay trực thăng Kaga tới Biển Đông năm thứ hai liên tiếp.
·
Tàu ngầm Nhật Kuroshio cập
cảng Cam Ranh sau khi lần đầu tiên tham gia diễn tập quân sự của Hải quân Nhật
trên Biển Đông.
·
Mỹ tiếp tục cho B-52 bay
ngang qua Biển Đông.
·
Tàu khu trục Decatur của
Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Gạc
Ma và Ga ven thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc điều tàu hải quân Luyang ra
xua đuổi và tàu Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ trong khoảng cách 40 mét.
·
Tàu hải quân The Mana F77
của New Zealand cập cảng Sài Gòn.
Tháng 10
·
Chiến hạm HMCS Calgary của
Canada cập cảng Đà Nẵng.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Jim Mattis trở lại thăm Việt Nam.
·
Trung Quốc tập trận ở Eo
biển Malacca với Malaysia và Thái Lan để ‘xây dựng lòng tin’.
·
Lần đầu tiên ASEAN và
Trung Quốc diễn tập hải quân chung (ACMEX) ngoài khơi quân cảng Trạm Giang, Quảng
Đông, Trung Quốc, với sự tham gia của 8 tàu chiến, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa
015 Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam.
·
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình yêu cầu Bộ Chỉ huy Nam Hải ‘tăng khả năng chiến đấu để đối phó với mọi
tình huống khẩn cấp, trong đó có chiến tranh’.
Tháng 11
·
Trung Quốc đưa vào hoạt động
các trạm quan trắc khí tượng trên quần đảo Trường Sa nhằm dự báo thời tiết cho
ngư dân đánh bắt trên Biển Đông.
·
Đài Loan diễn tập bắn đạn
thật trong ba ngày trên đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa là Ba Bình.
·
Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường nói với các nước ASEAN rằng nước này muốn hoàn tất COC trong vòng ba
năm.
·
Phó Tổng thống Mỹ Mike
Pence kêu gọi các bên đẩy nhanh tiến độ đàm phán để cho ra đời bộ COC mang tính
ràng buộc về pháp lý.
·
Trung Quốc bị phát hiện
xây dựng cấu trúc có gắn thiết bị radar và các tấm pin năng lượng mặt trời trên
đá Bông Bay của Hoàng Sa.
·
Trung Quốc và Philippines
ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, mở đường cho hợp
tác cùng khai thác.
·
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình và Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đồng ý ‘hợp tác trong lĩnh vực
tài nguyên dầu khí trên biển’.
Tháng 12
·
Tàu tuần dương USS
Chancellorsville đi gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền quá
đáng của Trung Quốc. Trung Quốc điều tàu và máy bay ra để yêu cầu tàu Mỹ rời
đi.
No comments:
Post a Comment