Friday, December 1, 2017

CHUYỆN CỦA QUỲNH (FB Tuyet Lan Nguyen)



Lúc 7 giờ 10 phút sáng nay, 30/11/2017, tôi cùng cô Trịnh Kim Tiến đến trụ sở Tòa án tỉnh Khánh Hòa để dự phiên phúc thẩm xử con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm).

Khi vừa đến trước cổng tòa thì chúng tôi lập tức bị chặn lại bởi lực lượng đông đảo gồm công an giao thông, công an chống bạo động và quản lý đô thị…

Mặc dù đã trình bày rằng tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm nay đến tham dự phiên tòa của con gái tôi, nhưng họ vẫn dứt khoát không cho vào. Không kìm được nỗi uất ức, tôi buộc lòng phải xô đẩy thanh chắn hàng rào và thét lớn: ”Sao nói xử công khai nhưng các ông lại không cho tôi vào? Tôi là mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh”.

Trong lúc đang giằng co, lôi kéo thì một cán bộ an ninh tỉnh tên Lâm xuất hiện. Ông ta chấp thuận để tôi đi vào tham dự phiên tòa nhưng phải có sự kèm cặp chặt chẽ từ lực lượng an ninh.

Vào đến cổng tòa án, tôi bắt đầu phải trải qua những thủ tục kiểm tra an ninh nghiêm ngặt giống như phiên xử sơ thẩm hồi tháng 6. Tiếp đến, họ áp giải tôi vào đúng căn phòng mà trước đó tôi đã phải ngồi nghe họ kết án Quỳnh tại phiên sơ thẩm, nghĩa là tôi chỉ được nhìn con qua màn hình và chỉ được nghe qua chiếc loa không rõ tiếng.

Lúc 7 giờ 50 phút, phiên tòa phúc thẩm chính thức bắt đầu. Âm thanh duy nhất mà tôi có thể nghe được rõ tiếng là của chủ tọa phiên tòa, nhưng khi các luật sư, kiểm sát viên và Quỳnh phát biểu thì âm thanh trở nên lúc được, lúc không.

Khi đến phần tranh tụng, ba vị luật sư là Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Khả Thành và Hà Huy Sơn đã thực hiện rất tốt công việc bào chữa cho Quỳnh. Các luật sư chỉ ra những vi pham tố tụng nghiêm trọng trong quá trình xét xử, đồng thời đưa ra những luận cứ khẳng định việc làm của Quỳnh đều là những quyền cơ bản của công dân và quyền con người đã được ghi rõ trong hiến pháp…

Thêm vào đó, hai luật sư nguyễn Khả Thành và Nguyễn Hà Luân đã nêu lên những vi phạm trong quá trình tố tụng, nhất là việc giám định tư tưởng và giám định văn hóa được ghi trong cáo trạng.

Các luật sư cũng yêu cầu phải được đối chất với những giám định viên này, gồm 3 người sau đây:

1. Nguyễn Thọ: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.

2. Lê Minh Hương: Người giám định những bài viết của Quỳnh, được sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hòa đóng dấu chứng nhận.

3. Hoàng Chi Chi: Người giám định các bài viết của Quỳnh, được báo Khánh Hòa chứng nhận.

Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là ông Vũ Thanh Liêm đã viện lý do các giám định viên - người thì bận đi tiếp xúc cử tri, người thì bận đi công tác nên không có mặt tại tòa để tham gia đối chất. 

Khi chủ tọa phiên tòa hỏi đại diện Viện kiểm sát có muốn tranh tụng với các luật sư hay không thì người này trả lời một cách lí nhí rồi lờ đi.

Được nói lời sau cùng, con gái tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khẳng khái nói: “Nếu làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn con đường này. Một đước nước nếu muốn phát triển và cường thịnh thì phải biết lắng nghe tiếng nói đa chiều…” Nói đến đây thì lập tức chủ tọa phiên tòa bèn ngắt lời và yêu cầu Quỳnh phải nói lại, Quỳnh cũng cũng lập lại những lời trên. Đến lần thứ ba, một viên thẩm phán hỏi:
- Có phải bị cáo đã làm đơn kháng cáo để xem xét lại bản án không?

Quỳnh trả lời:
- Đúng! Tôi thấy tôi không có tội nên đã làm đơn yêu cầu hội đồng xét xử xem xét lại bản án sơ thẩm.

Viên thẩm phán này liền nói “Như thế là đủ” rồi tuyên bố nghị án. Khoảng 15 phút sau, họ trở ra và tuyên bố y án sơ thẩm 10 năm tù giam đối với con gái tôi.

Lúc 11 giờ 15 phút, phiên tòa kết thúc, tôi ra về với lòng phẫn uất tột cùng. Tôi không hề hy vọng sẽ có giảm án, nhưng tôi thất vọng vì bao nhiêu công sức của gia đình, của con gái tôi và các luật sư đã không được hồi đáp bằng một cuộc tranh tụng sòng phẳng về mặt pháp lý, mà thay vào đó chỉ là những thủ đoạn quy chụp một cách vô căn cứ.

Bước ra khỏi phiên tòa trong nỗi thất vọng và uất ức tràn trề, tôi cùng Trịnh Kim Tiến và bạn bè của Quỳnh đã hô to: “Phản đối phiên tòa bất công”, “Con tôi vô tôi”, “Phản đối phiên tòa bịt miệng những người đòi công lý”… 

Ngay lập tức, tất cả chúng tôi bị những người an ninh thường phục xông vào đánh đập thô bạo. Trong lúc hỗn loạn, tôi đã bị họ đánh rất mạnh vào mặt và đầu. Trịnh Kim Tiến cũng bị bọn chúng đạp mạnh từ phía sau khiến cô ngã lăn xuống đất, rồi hàng chục viên an ninh Khánh Hòa – gồm cả nam lẫn nữ - xông đến tung những cú đá rất mạnh vào đầu và sườn của Tiến.

Em trai tôi vội chạy đến đỡ đòn cho cả tôi và Tiến thì cũng bị họ đánh hội đồng không hề nương tay. Cô Trần Thị Thu Nguyệt, cháu Nguyễn Peng cũng bị đánh như kẻ thù. Sau đó, họ bắt rất nhiều người lên xe mặc cho tiếng kêu gào vô vọng của tôi. 

Khi viết lại những dòng này, khắp người tôi vẫn còn cảm thấy rất đau đớn, càng đau đớn hơn khi những kẻ đánh đập tôi hôm nay cũng chỉ đáng tuổi con, cháu của mình.

Một ngày rất buồn trong cuộc đời tôi!




-------------------------

ANH LÀ AI?
Kỳ 2: Trong các trụ sở
***Tại công an xã Vĩnh Lương

*
ANH LÀ AI?
Tựa không chỉ lời bài hát cũng không phải tôi hát trong đồn sau khi bị đánh, "anh là ai?" là câu nói được lặp nhiều nhất trong đoạn đối thoại giữa tôi và an ninh tỉnh Khánh Hòa ngày hôm qua.
Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc

*
Tôi nhìn thấy người phụ nữ ấy hiên ngang. Tôi tự hào, đau lòng và tin rằng mọi thứ chưa dừng ở đây đâu.

-----------------------------

Hiếu Bá Linh   |  30-1-2017
01/12/2017

Về bản án phúc thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một Blogger nổi tiếng và nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, hôm 30/11/2017, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:

 “Tôi đau buồn và phẫn nộ về bản y án tù đối với nữ blogger và là nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Quỳnh bị 10 năm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến mà được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo. Bản án này đã vi phạm các Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã cam kết.

Bà Quỳnh đã đấu tranh chống các tiêu cực trong xã hội và tham nhũng. Bằng các bài viết của mình, bà đã khiến dư luận chú ý đến số lượng lớn các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong trại giam và trại tạm giam. Bên cạnh đó, bà còn tranh đấu không biết mệt mỏi cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường tại miền Trung Việt Nam và gia đình của họ.

Việc bắt giam, xét xử và kết án bà Quỳnh là tất cả những điều không thể nào hiểu được, khi bà dấn thấn vào đúng những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam đã xác định nhu cầu cấp bách nhất về cải cách: Tuân thủ theo pháp luật trong hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Việc bắt giam, xét xử và kết án bà Quỳnh là tất cả những điều không thể nào hiểu được, khi bà dấn thấn vào đúng những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam đã xác định nhu cầu cấp bách nhất về cải cách: Tuân thủ theo pháp luật trong hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Đối với tôi thì rõ ràng: Nếu không có các nỗ lực dân sự và tăng cường tính minh bạch thì mục tiêu hiện đại hóa đất nước một cách bền vững không thể nào đạt được.

Rất tiếc là quyết định của tòa án phúc thẩm phù hợp với một chuỗi dài những vụ bắt giam, kết án, quấy rối của công an và đôi khi dùng bạo lực tấn công các nhà báo, blogger, nhà hoạt động và luật sư trong những tháng vừa qua.  Trong năm 2017, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam và những người ủng hộ nó đã phải chịu đựng những sự tấn công của nhà nước theo cách thức mà chưa từng có. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho bà Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, hãy tôn trọng những quyền cơ bản mà được đảm bảo theo hiến pháp và hãy tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền”.

Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: internet

Những thông tin về bà Quỳnh
Bà Quỳnh với bút hiệu Mẹ Nấm là một trong số những Blogger nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2015 bà đã nhận được giải thưởng nhân quyền của tổ chức phi chính phủ Civil Rights Defenders ở Thụy Điển. Sau khi bị bắt bà đã được bà Melania Trump trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm vào tháng Ba năm 2017 ở Hoa Kỳ.

Những bài viết của bà Quỳnh chú trọng đến các đề tài tệ nạn xã hội, cách quản lý kinh tế tệ hại của nhà nước, ô nhiễm môi sinh và điều kiện giam giữ. Trước khi bị bắt bà Quỳnh đã tranh đấu tích cực cho quyền lợi của các ngư dân miền Trung Việt Nam đang bị xâm hại bởi thảm nạn môi trường do chất thải kỹ nghệ gây ra. Bà Quỳnh đã lên án chính quyền không có hành động nào đối với những kẻ phá hoại môi sinh mà giàu tiền của. Bà cũng dấn thân cho những nhà hoạt động đang bị cầm tù và gia đình của họ.

Đặc biệt các hoạt động bảo vệ môi sinh của bà đã khiến cho bà và gia đình bị đàn áp nhiều hơn kể từ mùa Thu 2016, thí dụ bằng cách đem ra đấu tố tại địa phương. Vào ngày 10/10/2016 hàng chục công an đã khám xét nhà của bà và bà bị bắt. Sau đó, cuối tháng Bảy năm 2017 bà bị kết án 10 năm tù.

Liên minh Âu Châu (EU), Hoa Kỳ và những quốc gia khác đã dấn thân mạnh mẽ cho bà Quỳnh trong những tháng qua, bằng những cách thức như: các bản tuyên bố, các cuộc đối thoại chính thức và trong khuôn khổ của cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Dân biểu Frank Schwabe đã bảo trợ cho bà Quỳnh trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức.

*
XEM THÊM :

30/11/2017

--------------------------------

Trung Nguyễn
01/12/2017

Đúng như suy nghĩ của tôi là nếu chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) không nhận tội thì phiên tòa phúc thẩm sẽ giữ y án 10 năm tù. Phiên tòa chóng vánh đã xong. Chị Quỳnh đã giữ nguyên khí tiết của mình và các vị quan tòa cũng “kiên định lập trường”.

Đàn áp cả luật sư và thân chủ
Cũng cần nhắc lại là luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư bào chữa cho chị Quỳnh đã bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật vắng mặt một cách vội vã vào Chủ Nhật 26/11 vừa qua.



------------------------------

Khánh An  -  VOA Tiếng Việt
30-11-2017

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ về bản án phúc thẩm blogger Mẹ Nấm ngày 30/11/2017.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra thông cáo báo chí với tuyên bố của Đại biện lâm thời Caryn McClelland, nói rằng bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm) là “cáo buộc mơ hồ” trong lúc bà Quỳnh chỉ thực hiện các quyền tự do cơ bản. Bà McClelland kêu gọi Việt Nam hãy thả bà Quỳnh và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức.

Hôm 30/11, Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nẵng tại Nha Trang ra phán quyết giữ nguyên mức án 10 năm tù đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.










No comments: