BBC
Tiếng Việt
11 tháng 12 2017
Bitcoin
đã bắt đầu giao dịch trên một sàn lớn lần đầu tiên.
Bitcoin được đưa lên sàn giao dịch hợp đồng tương
lai CBOE (future) ở Chicago vào lúc 23:00 GMT hôm Chủ nhật, tạo điều kiện để
các nhà đầu tư đặt cược vào việc giá Bitcoin sẽ tăng hay giảm.
Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cược vào giá của cái gì đó
vào một ngày trong tương lai. GETTY IMAGES
Trong thời gian trước khi có sự ra mắt cho giao dịch
tương lai, giá trị của đồng tiền số này đã tăng lên.
Việc đưa Bitcoin ra giao dịch tại CBOE đã được một số
người xem như một bước tiến tới việc hợp pháp hoá đồng tiền.
Người ta dự kiến vào tuần tới cũng sẽ có bước tương
tự tại một sàn đối thủ là Chicago Mercantile Exchange.
Giao dịch CBOE cho thấy hợp đồng tương lai của
Bitcoin hết hạn vào tháng Một tăng 17% từ 15.000 USD lên quá 18.000 USD.
Bitcoin
là gì?
§ Đó là loại tiền số "thay thế" mà phần lớn tồn tại trực tuyến và
không được in hoặc điều chỉnh bởi các ngân hàng trung ương
§ Bitcoin được tạo ra thông qua một quá trình phức tạp được gọi là
"đào mỏ" và sau đó được giám sát bởi một mạng máy tính toàn cầu
§ Khoảng 3.600 Bitcoins mới được tạo ra mỗi ngày, với khoảng 16.5 triệu đồng
đang lưu hành
§ Giống như tất cả các loại tiền tệ, giá trị của Bitcoins được xác định bằng
việc người ta muốn mua và bán nó ở mức giá nào
Giá Bitcoin biến động mạnh trong những ngày qua.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồi tháng 10/2017 nói việc
phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính mức từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi cơ quan báo chí
hôm 28/10 khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Tuy nhiên việc giao dịch bitcoin trên thị trường
"chợ đen" (thông qua môi giới) đã và đang diễn ra tại Việt Nam, theo
một nhà quan sát muốn ẩn danh nói với BBC.
Được biết các "cò bitcoin" có tài khoản
mua bán trên thị trường thế giới kinh doanh dựa vào ăn chênh lệch tỉ giá giữa
bitcoin/usd trên các sàn thế giới với "tỉ giá chợ đen" dựa vào nhu cầu
mua bán bitcoin của nhà đầu tư tại Việt Nam.
Hiện chưa rõ có làn sóng "chốt lời" chứng
khoán tại Việt Nam, vốn tăng điểm mạnh trong năm 2017, để chuyển qua buôn bán
bitcoin hay không.
Hợp
đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cược
vào giá của cái gì đó vào một ngày trong tương lai.
Các nhà đầu tư nay có thể đặt cược vào Bitcoin tăng
hoặc giảm giá mà không thực sự sở hữu chúng.
Hợp đồng tương lai thường dựa trên giá của một loại
hàng hóa thực sự - chẳng hạn như dầu.
Một trong những khía cạnh gây tranh cãi của Bitcoin
là một số người không coi đây là một "thứ gì đó".
Mặc dù được gọi là đồng tiền, nhưng người ta vẫn
tranh luận là đó có phải là một tài sản, hoặc hàng hóa, mà không có bất kỳ việc
sử dụng thực tế hoặc giá trị có thế đánh giá được.
Một người trong cuộc cho biết việc ra mắt bắt đầu với
mức điểm thấp mà không "không có rượu sâm banh" ăn mừng. Tuy nhiên,
CBOE nhắn trên twitter cảnh báo rằng trang web của sàn này chạy chậm và có thể
tạm thời không truy cập được.
Bitcoin tăng giá hơn 6000 USD chỉ trong một tuần từ
02-08 tháng 12.
Việc dự báo sự có mặt của bitcoin ở dạng niêm yết
mua bán chính thống đầu tiên đã giúp đồng tiền gây tranh cãi tăng vọt lên quá mức
10.000 USD và sau đó là hơn 17.000 USD vào thứ Năm trước khi giảm xuống. Theo Coindesk.com, giá của
Bitcoin đứng ở mức 16.600 USD vào thứ Hai.
Nick Colas, từ hãng nghiên cứu Data Trek, cho biết
việc niêm yết hợp đồng tương lai đã cho Bitcoin "tính hợp pháp và công nhận
rằng đây là một tài sản người ta có thể buôn bán".
Chris Ralph, giám đốc đầu tư tại St James's Place
nói với chương trình Today của BBC rằng ông vẫn cẩn trọng về đồng tiền này.
"Tôi không muốn dùng từ hợp pháp, nhưng có thể nó đã chuyển từ bóng
tối ra ánh sáng", ông nói.
"Nhưng điều tôi nghĩ là diễn biến này có nghĩa là sẽ nhiều người hơ
đang làm việc trong thị trường ngân hàng đầu tư sẽ để mắt tới Bitcoin.
"Nó đã từng được mô tả như là loại tài sản cho năm 2017, nhưng khi
bước vào năm 2017 thì không ai gọi đó là một loại tài sản cả".
Việc ra mắt Bitcoin tại CBOE và CME đã được thực hiện
sau khi được Ủy ban Giao dịch Tương lai (CFTC) và Hàng hóa Mỹ phê duyệt.
Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo các nhà đầu tư về
"mức độ biến động và rủi ro cao trong kinh doanh và giao dịch các hợp đồng
này".
--------------------------------------
XEM
THÊM :
Thực
tế bất ngờ của Bitcoin
Đa phần các ý kiến phân tích, nhận định, đánh giá đồng
Bitcoin là từ góc độ lý thuyết nên có thể nghe rất hấp dẫn, lôi cuốn và đầy triển
vọng dù kèm theo là một chút mơ hồ, một lớp sương bí ẩn. Nhưng cứ thử tìm hiểu,
trong thực tế muốn tiêu một ít Bitcoin để mua cuốn sách, một tách café hay một
album nhạc xem thử được không, chúng ta sẽ nhận ra một thực tế phủ phàng.
Hiện nay một giao dịch bằng Bitcoin phải mất từ 10
phút đến 6 giờ hay hơn nữa để hoàn tất. Có nghĩa giả dụ có một tiệm bán kem chấp
nhận thanh toán bằng Bitcoin, bạn đến mua một cốc kem, bấm nút trả tiền thì có
thể cả tiếng sau chủ tiệm mới được thông báo tiền bạn trả đã về ví của họ. Lúc
đó ắt kem đã chảy tan từ lâu. Thử tưởng tượng đi mua hàng mà phải chờ như thế
thì còn gì là chức năng thanh toán của một đồng tiền?
Còn vì sao như thế thì tạm thời chấp nhận cách giải
thích: cứ 10 phút thì mọi
sổ sách giao dịch Bitcoin mới được gom vào một block rồi các nơi dùng những máy
tính mạnh nhất tranh nhau quyền xác thực block đó, ai giành được quyền này đầu
tiên sẽ được thưởng Bitcoin (gọi là đào Bitcoin) và hưởng một tỷ lệ phần
trăm trên giá trị giao dịch.
Khi giao dịch Bitcoin ngày càng nhiều, dung lượng mỗi
block bị hạn chế tối đa 1MB, các thợ đào lại được quyền chọn giao dịch nào để
ưu tiên đưa vào block để xử lý thì nút thắt cổ chai ắt sẽ diễn ra. Các giao dịch
giá trị lớn, nơi thợ đào còn được hưởng một tỷ lệ hoa hồng phí xử lý cao hơn mới
được ưu tiên nên có thể chỉ mất tối đa 10 phút; các giao dịch giá trị nhỏ, cứ
treo lơ lửng như vậy nên cả ngày sau mới được xác thực.
Một trong những điều làm nên Bitcoin là không ai có
thể sửa đổi các giao dịch đã diễn ra một khi đã được xác thực, nó loại trừ chuyện
có 1 đồng mà cứ xách đi mua hàng khắp nơi. Nhưng trong khoảng thời gian chưa
xác thực, nếu người bán vội vàng giao hàng thì người mua thoải mái tiêu đi tiêu
lại món tiền đó cả chục lần không ai biết. Vì thế mua bán thực bằng đồng
Bitcoin đa phần đều phải chờ xác thực rồi thì giao dịch mới có giá trị.
Không thể hiểu nổi một loại đồng tiền mà để được
giao dịch nhanh, bạn phải nói với nơi bán tiền cho bạn để nơi này nâng tỷ lệ
hoa hồng phí giao dịch lên mới mong được ghé mắt.
Đây là vấn đề rất lớn nên cộng đồng Bitcoin phải tìm
mọi cách giải quyết. Theo Bloomberg, các thợ đào thì đòi tăng dung lượng mỗi
block lên, hiện nay là 1MB (nên mỗi giây chỉ có thể chấp nhận tối đa 7 giao dịch)
tăng lên thành 8MB để giải quyết điểm nghẽn. Nhóm hình thành lên Bitcoin từ
ngày đầu lại muốn tách các giao dịch ra nhiều loại, có nghĩa tạo ra nhiều sổ
cái chứ không phải chỉ một sổ như hiện nay. Tháng 8 năm nay một nhóm thợ đào thống
nhất với nhau tách ra, hình thành loại tiền mới gọi là Bitcoin Cash, trong đó mỗi
block có dung lượng 8MB, tạo nên một mầm mống gây chia rẽ. Như vậy khả năng xảy
ra bất đồng, lộn xộn trong cộng đồng Bitcoin là rất lớn, ngay cả trong tương
lai gần như Bloomberg tiên đoán tháng 11 này sẽ có một cuộc chia tách khác.
Điều thứ hai cũng gây nhiều bất ngờ là mức điện tiêu
thụ khổng lồ chỉ để ghi nhận các giao dịch, hay gọi cách khác là đào Bitcoin.
Đã có người tính, trả bằng Bitcoin so với quẹt thẻ tín dụng, mức năng lượng
tiêu thụ nhiều gấp 3.000 lần. Còn theo Digital Trends, một giao dịch Bitcoin tốn
đến 163 KWh, tức bằng lượng điện một gia đình Mỹ xài trong 5,5 ngày! Toàn bộ lượng
điện dân đào Bitcoin đang xài bằng lượng điện của cả một nước nhỏ. Chính vì thế
60% hoạt động đào Bitcoin đang diễn ra ở Trung Quốc, ở những vùng dân đào có thể
tận dụng thủy điện nhỏ giá rẻ. Một dự báo cho rằng đến năm 2020 mạng lưới
Bitcoin sẽ cần một lượng điện bằng tổng sản lượng điện của Đan Mạch. Với kịch bản
lạc quan nhất thì đến năm đó, để đào một Bitcoin cần tốn đến 5.500 KWh và cho
dù chỉ một nửa lượng điện này được sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch thì một
Bitcoin như thế cũng sản sinh ra 4 tấn dioxide carbon rồi.
Tiêu Bitcoin phải chờ lâu như thế nhưng trong thực tế
đâu có bao nhiêu điểm chấp nhận thanh toán hàng hóa hay dịch vụ bằng Bitcoin –
chủ yếu rao lên chỉ để quảng bá tên tuổi. Phóng viên nhiều tờ báo lớn trên thế
giới đã làm các bài phóng sự, kiểu tôi tiêu Bitcoin như thế nào, đều kết luận gần
như thế. Hiện nay, theo thống kê của blockchain.info, mỗi ngày có chừng 225.000
giao dịch Bitcoin nhưng chủ yếu là của dân đầu cơ mua bán Bitcoin với nhau hay
chuyển đổi từ các loại tiền thật sang Bitcoin và ngược lại chứ ít có chuyện
dùng Bitcoin để mua hàng hóa hay dịch vụ thật sự.
Một điểm cũng có thể làm nhiều người ngạc nhiên là tổng
số tiền Bitcoin tối đa được tạo ra là 21 triệu Bitcoin (dự đoán là vào năm
2140) cho nên không thể nào nó sẽ là đồng tiền được sử dụng rộng rãi. Bitcoin
thực chất là một dãy con số và chữ cái như một địa chỉ (ví dụ
1DTAXPKS1Sz7a5hL2Skp8bykwGaEL5JyrZ). Bạn sở hữu một Bitcoin có nghĩa bạn nắm
trong tay một mật mã gắn với địa chỉ này, cho phép bạn truy cập vào cuốn sổ cái
“blockchain” để xác định trị giá của nó. Bạn trả tiền cho một người hay một nơi
nào đó có nghĩa bạn báo cho “blockchain” bạn sẽ chuyển giao bao nhiêu... Mất
dãy số này coi như mất tiền luôn, không cách gì lấy lại được.
So với lý thuyết thì thực tế chung quanh đồng tiền
Bitcoin phủ phàng hơn nhiều. Chính vì vậy, cuộc tranh luận về tương lai đồng tiền
này vẫn chưa ngã ngũ. Chỉ đáng ngại một điều, giới đầu cơ, giới lừa đảo cứ chăm
chăm vào sự quan tâm của công chúng vào Bitcoin để dụ dỗ người nhẹ dạ. Chẳng lạ
gì quảng cáo về mua bán Bitcoin trên hệ thống quảng cáo của Google cứ tràn ngập
máy tính của người chẳng may gõ tìm thông tin về đồng tiền chỉ tồn tại trên
không gian ảo này.
*
Xem
thêm các bài cũ ở
đây:
Bitcoin:
Ảo hay thật?
Nóng
lạnh Bitcoin
Bitcoin
là gì?
No comments:
Post a Comment