Vũ
khí Hạt nhân : Mỹ và Iran khởi động đàm phán tại Oman
Thanh Hà|Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 12/04/2025 - 13:10 - Sửa đổi ngày: 12/04/2025 - 13:20
Đặc
sứ Hoa Kỳ về Trung Đông Steve Witkoff và ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi điều
phối các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân Iran mở ra chiều nay 12/04/2025 tại
Muscat, thủ đô Oman. Đây là cuộc trao đổi ở cấp cao đầu tiên giữa Washington và
Teheran kể từ 2018 khi tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu, rút Mỹ khỏi hiệp định
Vienna. Nhà Trắng đã nhiều lần đe dọa nếu đàm phán thất bại, Washington sẽ tính
đến một giải pháp quân sự nhắm vào Iran.
HÌNH
:
Голова
МЗС Ірану Аббас Арагчі та міністр закордонних справ Оману Бадром аль-Бусаїді
зустрілися перед стартом перемов © Ảnh bộ Ngoại Giao Iran cung cấp cho Reuters
Theo
hãng tin Pháp AFP, đây là một cuộc họp kín nhưng có một điều vẫn chưa được rõ,
đó là cho đến chiều qua Nhà Trắng vẫn khẳng định đây là một cuộc « đàm
phán trực tiếp diễn ra trong cùng một phòng họp ». Trái lại Teheran chỉ
nói đến những « cuộc trao đổi qua một trung gian ».
Hãng
tin Iran Tasnim cho biết thêm là phái đoàn Iran « trên nguyên tắc chiều Thứ
Bảy, 12/04 sẽ đến Muscat bắt đầu khởi động đàm phán qua trung gian ngoại trưởng
Oman Badr al-Busaidi ». Đài truyền hình quốc gia Iran, sáng nay, đã nhấn mạnh
« trong khuôn khổ một cuộc đối thoại gián tiếp giữa Teheran và Washington,
ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi sẽ chuyển tới đồng cấp Oman những điều khoản
then chốt và lập trường của Teheran ». Qua trung gian của lãnh đạo ngoại
giao Oman, những tài liệu này « sẽ được chuyển đến phía Mỹ ».
Iran
và Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao từ 45 năm qua. Dù sao thì đàm phán tại
Oman chiều nay sẽ là một cuộc « trao đổi đầu tiên ở cấp cao » giữa
hai quốc gia thù nghịch này kể từ khi tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận
hạt nhân Iran 3 năm sau khi văn bản có hiệu lực.
Tại
Vienna, thủ đô nước Áo, năm 2015 Teheran cam kết với nhóm Lục Cường, gồm 5
thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Đức, ngừng phát triển chương trình
hạt nhân quân sự và đổi lại cộng đồng quốc tế dỡ bỏ cấm vận kinh tế Iran. Nhưng
đến năm 2018 tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận Vienna.
Phát
biểu chiều qua 11/04/2025 tổng thống Mỹ nhắc lại Iran « không thể có vũ
khí nguyên tử » và trước đó cũng Donald Trump đã khẳng định Hoa Kỳ
« hoàn toàn có thể can thiệp quân sự nếu không đạt được thỏa thuận với
Teheran (…) nếu cần sử dụng đến vũ lực thì chúng tôi sẽ làm. Israel
dĩ nhiên sẽ tham gia, và quốc gia này sẽ đóng vai trò hàng đầu ».
Theo
giới phân tích được AFP trích dẫn, kinh tế Iran đang kiệt quệ sau nhiều năm bị
quốc tế trừng phạt và nhất là gần đây các đồng minh khu vực của chế độ trong
tay giáo chủ Khamenei như Hezbollah ở Liban hay Hamas tại Gaza đã lần lượt bị
Israel làm suy yếu. Nên đây là thời điểm thuận lợi để Iran chấp nhận đàm phán.
Cố
vấn của giáo chủ Ali Khamenei khẳng định Iran « tìm kiếm một thỏa thuận
đáng tin cậy và công bằng ».
Giáo
sư Karim Bitar giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris đánh giá đối thoại
Mỹ và Iran tại Oman lần này sẽ « không nên chỉ tập trung vào chương trình
hạt nhân của Teheran mà còn phải đề cập đến ảnh hưởng của Iran với các đối tác
trong khu vực » vào lúc mà « ưu tiên duy nhất trong mắt Teheran là sự
tồn tại của chế độ » và nếu có thể thì kèm theo đó là các biện pháp nới lỏng
trừng phạt để cho kinh tế Iran « dễ thở hơn ».
Người
dân Iran nuôi hy vọng dù không mấy tin tưởng
Người
dân Iran cũng đang rất trông ngóng kết quả của cuộc thảo luận với Mỹ hôm nay,
cho dù không mấy tin tưởng. Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi gửi về
bài tường trình :
« Kể
từ khi tổng thống Trump thông báo về cuộc gặp, người dân Iran giờ chỉ còn quan
tâm tới mỗi điều này. Dù hy vọng hai bên có thể đi tới một thỏa thuận, nhưng họ
cũng không chắc rằng liệu điều này có thể thực sự xảy ra hay không. Chẳng hạn
như Mehrdad, một thợ điện ngoài ba mươi tuổi. Ông nói: “Với tình hình kinh tế
năm nay, chúng tôi đang chịu rất nhiều áp lực. 90 triệu người dân Iran đang
theo dõi những gì sẽ xảy ra vào thứ Bảy này. Nếu thỏa thuận được đúc kết, người
dân sẽ đỡ bị áp lực hơn. Nhưng nếu không, áp lực và khó khăn kinh tế sẽ tăng
lên đáng kể."
Đến
giờ vẫn không có gì là hoàn toàn chắc chắn, nhất là khi mà quan điểm của hai
bên quá khác biệt. Iran thì muốn duy trì chương trình hạt nhân của mình, đặc biệt
là làm giàu uranium, và từ chối thảo luận về chương trình tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó Mỹ lại muốn Iran phải hạn chế đáng kể chương trình làm giàu cũng
như chương trình đạn đạo.
Nhiều
người ở Iran đang tự hỏi liệu hai bên có thể tìm ra được một thỏa thuận để phá
vỡ thế bế tắc này hay không khi mà mỗi ngày chính quyền Trump lại tiếp tục
áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran. »
No comments:
Post a Comment