Trúc Phương/Người Việt
April
7, 2025 : 3:38 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/khi-dai-bang-tu-cat-cut-canh/
Sự
sụp đổ uy tín nước Mỹ đang diễn ra nhanh ngoài sức tưởng tượng, tỷ lệ thuận với
tốc độ bắn phá thế giới của Donald Trump. Điều đáng nói nhất là chính nước Mỹ mới
là nạn nhân thật sự. Phong trào “tẩy chay USA” bây giờ không chỉ nhắm vào hàng
hóa mà luôn cả đồng đôla Mỹ!
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/BL-Nu-Than-Tu-Do-1536x1024.jpg
Tượng
Nữ Thần Tự Do, biểu tượng của nước Mỹ. (Hình minh họa: Charly Triballeau/AFP
via Getty Images)
“Le
boycott USA”
Chỉ
có những người ấu trĩ mới nghĩ rằng trong thời toàn cầu hóa, an ninh quốc gia
không dính dáng đến an ninh kinh tế. Trong khi đó, an ninh kinh tế lại được xây
dựng bằng những mối quan hệ chằng chịt giữa nước này với nước khác. Khi công bố
kế hoạch tái thiết Châu Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến vào năm 1947, Ngoại Trưởng Mỹ
George C. Marshall đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối liên kết giữa an ninh
với kinh tế. Marshall nói, nếu Mỹ không làm bất cứ điều gì có thể để thúc đẩy
“sức khỏe kinh tế bình thường trên thế giới” thì “sẽ không thể có sự ổn định
chính trị và không có hòa bình chắc chắn.”
Bây
giờ, gần 80 năm sau, Donald Trump đã thẳng tay đấm vào mặt những đồng minh thân
cận nhất bằng chính sách thuế quan. Trong khi Châu Âu luôn là liên minh với những
trụ cột giá trị dân chủ chung và mục tiêu chiến lược chung (trong đó có việc kiềm
chế Moscow), được thiết lập trên cơ sở gắn kết mậu dịch đa chiều, thì với
Trump, Châu Âu là một khối được thành lập chủ yếu để “làm hại” nước Mỹ; và cùng
nhiều nước khác, họ là “bọn ăn bám muốn vắt kiệt nước Mỹ.” Ngày 2 Tháng Tư,
Trump nói: “Họ (Châu Âu) đã rút ruột rút gan chúng ta một cách vô cùng tệ hại.
Điều này quá sức bệnh hoạn.”
Sự
việc cho thấy đây có thể là hồi chuông báo tử cho mối quan hệ xuyên Đại Tây
Dương, vốn được neo giữ dựa trên các đảm bảo an ninh lâu dài, dựa trên quan hệ
đối tác an ninh và quốc phòng, và dựa trên dòng chảy thương mại. Toàn bộ sự
thay đổi chưa từng có trong chính sách Mỹ đối với các đồng minh không chỉ liên
quan mức thuế mới đối với Mercedes-Benze hoặc rượu vang Pháp, nó là một sự đối
đầu, thậm chí là một sự phản bội. Cách “chơi” của Trump, mang “phong thái” mafia – như cách nói của tờ
The Economist (Anh) – đang khiến nhiều quốc gia kết luận: Nước Mỹ của Trump chẳng
còn là quốc gia đáng tin cậy.
Sự
chuyển dịch của Trump đã dẫn đến phản ứng chuyển dịch của nhiều nước. The New
York Times cho biết, Canada vừa ký một thỏa thuận trị giá $4.2 tỷ với Úc để
phát triển radar tiên tiến; đồng thời đang đàm phán để tham gia quá trình tăng
cường năng lực quân sự của EU. Bồ Đào Nha và một số thành viên NATO đang tính lại
việc ngừng mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Loạt đàm phán về thương mại và công
nghệ giữa EU và Ấn Độ đột nhiên tăng tốc sau nhiều năm trì hoãn. Brazil không
chỉ tăng cường thương mại với Trung Quốc mà còn thực hiện giao dịch bằng nhân
dân tệ…
Nền
tảng của bang giao chính trị không ít thì nhiều luôn dựa vào chữ tín. Bất kỳ
cách hành xử nào mang lại sự ngờ vực cũng có thể ảnh hưởng quan hệ. Trump không
chỉ tạo ra vòng xoáy ngờ vực. Trump đang tạo ra sự bất tín tuyệt đối. Canada là
quốc gia chứng kiến điều này rõ nhất. Với người dân bình thường ở những nước vốn
là đồng minh Mỹ, phản ứng tẩy chay hàng hóa là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy
“nước Mỹ của Trump” đáng bị khinh bỉ và đáng bị xa lánh như thế nào. Các diễn đàn chống Trump đang mọc
ra như nấm khắp thế giới. Thiệt hại nặng nề nhất và trực tiếp nhất là các công
ty Mỹ.
Phong
trào “le boycott” đang bùng lên dữ dội ở Pháp và gần như khắp Châu Âu. Một cuộc
thăm dò đăng trên trang nhất tờ Libération vào hạ tuần Tháng Ba cho thấy hơn
6/10 người Pháp ủng hộ tẩy chay sản phẩm Mỹ. Hashtag #BoycottUSA lan
truyền chóng mặt trên mạng xã hội đến mức người ta cho rằng đây là “sự sụp đổ lịch
sử” về hình ảnh của Mỹ ở Pháp – đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ tại Châu
Âu. Coca-Cola, McDonald’s, Tesla, Starbucks, KFC và X… là vài thương hiệu mà
dân Pháp kêu gọi “cần phải tránh xa.” Một số thương hiệu khác cũng bị chính “đạn
của Trump” bắn trúng ở Châu Âu là Apple, Microsoft, Airbnb, Tripadvisor, Nike,
Converse…
Trump
càng “chơi gắt,” phong trào tẩy chay hàng hóa Mỹ càng mạnh. Suốt vài tháng nay,
tại Canada, vô số mặt hàng Mỹ, đặc biệt rượu, đã bị dọn khỏi kệ hàng siêu thị để
thay bằng hàng hóa nội địa. Tại Thụy Điển và Đan Mạch, mọi người đang kêu gọi tẩy
chay McDonalds, Amazon, KFC… Một nhóm Facebook của Đan Mạch, “Boykot varer
fra USA” (“Tẩy chay hàng hóa từ Mỹ”), hiện có hơn 70,000 thành viên. Sản phẩm
bị thế giới tẩy chay dữ dội nhất là Tesla.
Một
phóng sự của The Guardian cho biết 1/3 ý kiến tẩy chay hàng hóa Mỹ tại Pháp là
những người có trình độ học vấn cao và thuộc thành phần khá giả. Họ nói rằng chừng nào Trump còn
tại nhiệm thì họ còn “le boycott USA.” Tâm lý chán ghét Mỹ xuất phát từ
“yếu tố Trump” không chỉ giới hạn ở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Mỹ. Trong một
cuộc thăm dò gần đây, chỉ 22% ý kiến người Pháp nói rằng họ còn muốn đến Mỹ du
học, so với 48% năm 2010. Số người Pháp muốn sống ở Mỹ giảm từ 30% xuống 22%;
và hiện chỉ có 20% muốn làm việc ở Mỹ so với 37% cách đây 15 năm.
Đôla
Mỹ cũng chết bởi Trump
Nguy
hiểm hơn, vị thế đồng đôla Mỹ cũng đang bị ảnh hưởng – như được thuật từ tờ
Fortune. Dĩ nhiên đôla Mỹ không dễ dàng mất đi vị thế thống trị thế giới nhưng
việc đặt “niềm tin” vào nó bắt đầu lung lay khi thế giới cân nhắc mức độ tin cậy
đối với một nước Mỹ đang biến dạng méo mó. Nhà phân tích David Roche thuộc
Quantum Strategy nói rằng “NATO đã chết,” và “sẽ không ai tin tưởng vào bất kỳ
hiệp ước nào với Mỹ nữa.” Bây
giờ, đồng yen Nhật đang trở thành “đồng tiền trú ẩn” an toàn, chứ không phải
đôla Mỹ – theo David Roche.
Trong
xã luận trên Wall Street Journal, Philip Cross, thành viên cấp cao thuộc Viện
Macdonald-Laurier, viết: “Ông Trump đã cho thấy rõ rằng chữ ký của Mỹ trên bất
kỳ tài liệu nào hiện đều vô nghĩa, cho dù đó là Hiệp Định Hoa Kỳ-Mexico-Canada
– mà chính Trump đã đàm phán; hoặc Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, hoặc các
hiệp ước về nguồn nước giữa Columbia với Ngũ Đại Hồ, hoặc thậm chí những hiệp định
biên giới Hoa Kỳ-Canada vốn đã được giải quyết cách đây nhiều thập niên.”
Theo
Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại Học
California-Berkeley, sự gắn kết và tin tưởng nhau đóng vai trò rất quan trọng đối
với sức mạnh tiền tệ. Trên Financial Times, Barry Eichengreen cảnh báo rằng
“vai trò toàn cầu của đồng đôla sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ quay lưng lại với các đồng
minh.”
Ông
chỉ ra rằng trong suốt lịch sử, các nước thường có xu hướng sử dụng tiền tệ của
những đối tác đáng tin cậy làm tài sản dự trữ lẫn phương thức thanh toán. Chẳng
hạn, Đức và Nhật không chỉ ủng hộ việc sử dụng đôla Mỹ mà còn giúp duy trì vị
thế toàn cầu của đồng đôla trong những năm 1960 vì họ coi trọng các hiệp ước quốc
phòng với Mỹ. Ngày nay, đồng đôla vẫn chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối ở
Đài Loan, Nam Hàn và Nhật bởi họ tin vào sự bảo trợ an ninh từ Mỹ. Barry
Eichengreen kết luận: “Cuối
cùng, số phận đồng đôla phụ thuộc vào thiện chí của giới lãnh đạo Mỹ trong việc
duy trì pháp quyền, tôn trọng sự phân chia quyền lực cũng như các cam kết đối với
đối tác nước ngoài”.
Cái
“xác” mới và hình hài mới của nước Mỹ là gì?
Giữa
trận cuồng phong đang vần vũ bắt nguồn từ Tòa Bạch Ốc, ngay thời điểm hiện tại,
Wall Street đang bắt đầu xem xét tác động của bối cảnh địa chính trị mới đối với
tương lai đôla Mỹ. Chiến lược gia Jane Foley của Rabobank nhận định, cuộc chiến
thương mại của Trump, việc rút lui khỏi các liên minh quân sự, cũng như ý đồ
thu tóm Canada và Greenland “có thể đẩy nhanh xu hướng phi đôla hóa và làm suy
yếu giá trị” của đồng bạc xanh. Chiến lược gia hàng đầu về ngoại hối của
Deutsche Bank, George Saravelos, cũng cảnh báo rằng nguy cơ đôla Mỹ mất vị thế
là nơi trú ẩn an toàn “cần được thừa nhận là một khả năng” khi thị trường định
giá lại theo trật tự thế giới mới.
Tháng
Hai, 1941, Henry Luce, người sáng lập tập đoàn báo chí Time và Life, viết bài
báo dự báo sự hình thành một “Thế kỷ Mỹ” – kỷ nguyên hậu chiến mà Mỹ sẽ dùng vị
thế mới với tư cách là quốc gia “quyền lực thống trị trên thế giới” để truyền
bá “doanh nghiệp kinh tế tự do” và “cuộc sống sung túc” trên toàn cầu. Henry
Luce hình dung Mỹ là “quốc gia bảo trợ chính cho quyền tự do hàng hải” và là
“người dẫn đầu năng động của thương mại thế giới”… Henry Luce đã đúng, vẫn
đúng. Cho đến khi Trump xuất hiện.
Một nước Mỹ vị tha đang biến mất. Một nước Mỹ tôn trọng pháp quyền
đang biến mất. Một nước Mỹ cổ xúy dân chủ toàn cầu đang biến mất. Một nước Mỹ tiểu nhân và nhỏ nhen đang hình thành. Một nước
Mỹ thô lỗ vừa được sinh ra. Một nước Mỹ phá hoại tất cả trật tự thế giới đang
ra đời…
Khuôn
khổ “Thế kỷ Mỹ,” như viễn kiến của Henry Luce, đã định hình quỹ đạo cũng như những
vệ tinh quanh nước Mỹ suốt hơn 80 năm, biến nước Mỹ thành một quốc gia thịnh vượng,
hùng mạnh, và nhất là được kính trọng. Bây giờ, câu hỏi lớn nhất cho tất cả những ai đã bầu cho
Donald Trump: Nước Mỹ đang (được hoặc bị) lột xác nhưng cái xác mới của nó sẽ
là gì? [kn]
No comments:
Post a Comment