Jacques
Attali : Donald Trump chỉ có thể thất bại
Phan
Minh - RFI
Đăng
ngày: 11/04/2025 - 14:49 - Sửa đổi ngày: 11/04/2025 - 23:39
Tính
khí khó đoán của tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là chủ đề được báo chí
Pháp thảo luận sôi nổi hôm nay 11/04/2025.
HÌNH
:
Tổng
thống Mỹ Donald Trump họp nội các tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày
10/04/2025. © AP
Nhật
báo kinh tế Les Echos có bài "Donald Trump chỉ có thể thất bại" của
chuyên gia Jacques Attali. Suốt hàng nghìn năm qua, nhân loại đã tích lũy được
rất nhiều kiến thức. Một số đã bị lãng quên và phải trau dồi lại với cái giá rất
đắt. Một kiến thức quan trọng là không ai có thể tồn tại bền vững nếu không góp
phần xây dựng một cộng đồng bảo vệ sự sống còn của chính mình. Nói cách khác,
người ta luôn hưởng lợi khi có lòng vị tha. Nguyên lý này được gọi là "tình
thương hợp lý", đã được thể hiện theo nhiều cách khác nhau qua các triết
lý, tôn giáo và lý thuyết kinh tế.
Từ
nguyên lý này, nhân loại rút ra ba điều quan trọng. Đầu tiên là nếu ai đó từ chối
giúp đỡ người khác, họ phải trở nên đủ mạnh mẽ để người khác đưa cho họ những
gì họ muốn mà không phải báo đáp, đó là tình trạng của một kẻ săn mồi cô độc.
Tiếp theo là để làm cho người khác sợ hãi, cần phải có nhiều quyền lực hơn, nếu
không, kẻ săn mồi sẽ trở nên yếu đuối và bị lấn át bởi kẻ mạnh hơn. Và cuối
cùng là những quốc gia không còn được kẻ săn mồi hậu thuẫn sẽ phải tìm cách tự
bảo vệ hoặc tìm kiếm một nhà bảo vệ khác. Suy cho cùng, một kẻ săn mồi cô độc
luôn thất bại. Ngược lại, một người có lòng vị tha sẽ luôn sống sót.
Ví
dụ hiện tại cho thấy Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump, qua việc chối bỏ nguyên lý
này, đang ở trong tình trạng chỉ phụ thuộc vào khả năng làm cho người khác sợ
hãi. Donald Trump đe dọa tăng thuế quan, chiếm đóng lãnh thổ và tuyên bố sẽ
không bảo vệ các đồng minh. Điều này tạo ra một tình trạng "bắt chẹt" trên
toàn cầu.
Donald
Trump tin rằng chính sách thống trị bằng sự sợ hãi sẽ giúp Hoa Kỳ phục hồi sự độc
lập về tài chính và công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế là ông đang tìm cách khai
thác tài nguyên, công nghệ, doanh nghiệp của các đồng minh cũ để làm suy yếu
Trung Quốc, quốc gia đang trở thành mối đe dọa lớn trong nhiều lĩnh vực.
Chính
sách này có thể khiến thế giới rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng,
khiến việc tài trợ cho các khoản thâm hụt và duy trì các hệ thống phúc lợi xã hội,
đặc biệt ở châu Âu, trở nên rất khó khăn.
Lịch
sử đã chứng minh rằng một kẻ săn mồi cô độc luôn thất bại. Khi các đồng minh của
Mỹ nhận ra rằng họ không còn nhận được gì từ Washington, họ sẽ từ chối bán tài
nguyên cho Mỹ với giá rẻ. Họ sẽ tìm cách tự bảo vệ bằng cách tạo ra các rào cản
thuế quan, tiền tệ, sinh thái và công nghiệp để ngăn chặn Mỹ.
Theo
ông Attali, nếu Mỹ không thay đổi lập trường, các đồng minh sẽ tự bảo vệ bằng
cách xây dựng lực lượng quân sự độc lập. Đây là điều mà châu Âu đã bắt đầu làm.
Những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, các quốc gia vùng Vịnh cùng với
Nigeria, Nam Phi và Brazil cuối cùng sẽ đều có vũ khí hạt nhân để bảo vệ bản
thân.
Lịch
sử chỉ ra rằng khi Mỹ trở thành một kẻ săn mồi, tình trạng phổ biến vũ khí hạt
nhân chắc chắn sẽ gia tăng. Tình huống này vẫn có thể tránh được nếu xã hội Mỹ,
vốn là một xã hội dân chủ và đầy tài năng, nhận ra rằng tổng thống của họ đang
đưa đất nước vào tình trạng "lầm đường lạc lối". Người
dân Mỹ cần phải phản ứng và chấm dứt chính sách này trước khi quá muộn, và các
đồng minh cũng phải hỗ trợ Washington trong quá trình này.
Chiến
lược thực sự của Donald Trump là gì ?
Bài
xã luận của tờ Le Figaro nhận định rằng hai tháng rưỡi kể từ khi trở lại Nhà Trắng,
Donald Trump đã chứng minh rằng ông không rút ra được bài học nào từ nhiệm kỳ đầu
tiên và tiếp tục đưa ra những quyết định dựa trên bản năng, gây ra sự bất ổn
trên toàn cầu. Ví dụ điển hình là cuộc "chiến tranh thương mại" với
Trung Quốc. Donald Trump đã quyết định "đùa giỡn" với
nền kinh tế, một hành động đầy rủi ro, và Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ. Trung
Quốc không chỉ đáp trả với việc tăng thuế nhập khẩu ở mức tương đương, mà còn
áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu những kim loại chiến lược, đồng thời
làm cho thị trường tài chính Mỹ bị chao đảo bằng cách bán tháo trái phiếu kho bạc
Hoa Kỳ. Kết quả là căng thẳng tài chính gia tăng ở Mỹ khiến Donald Trump phải đảo
ngược lập trường ngay lập tức.
Về
phía châu Âu, mặc dù tạm thời chưa bị tác động trực tiếp bởi các hành động của
chủ nhân Nhà Trắng, nhưng điều này chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhật báo thiên hữu nhận xét lục địa già vẫn đang ở trong tình thế bị
đe dọa. Trung Quốc, đối mặt với mức thuế 125% từ Mỹ, đang tìm cách chuyển hướng
thặng dư sản xuất sang thị trường châu Âu. Điều này buộc châu Âu phải suy nghĩ
về phản ứng của mình : tạo ra các rào cản thương mại để tự bảo vệ khỏi sự cạnh
tranh từ Trung Quốc, hoặc là đàm phán với Bắc Kinh để tiếp cận vào thị trường nội
địa Trung Quốc, một thị trường rộng lớn và chưa được khai thác triệt để.
Le
Figaro kết luận châu Âu sẽ phải thức tỉnh và đối diện với thực tế rằng nền kinh
tế, trong bối cảnh hiện nay, đã trở thành một vấn đề chính trị. Lục địa già sẽ
phải thích nghi với tình hình địa chính trị mới này, bằng không có nguy cơ bị bỏ
lại phía sau.
Bài
xã luận của nhật báo Le Monde cũng chú ý đến tình trạng khủng hoảng trên thị
trường chứng khoán đã khiến tổng thống Trump thay đổi quyết định về việc áp dụng
thuế quan mà ông đã ban hành chỉ một tuần trước đó. Ông quyết định hoãn các biện
pháp này trong vòng 90 ngày và chỉ áp thuế 10% đối với các sản phẩm nhập khẩu,
ngoại trừ Trung Quốc, với mức thuế bị áp tăng lên 125%.
Le
Monde cũng nhận định rằng kể từ khi trở lại Nhà Trắng, nhà tỷ phú đã thực hiện
nhiều hành động mâu thuẫn và khó lường, khiến mọi người nghi ngờ về chiến lược
thực sự của chính quyền ông. Ông biện minh cho quyết định thay đổi thuế quan do
lo ngại về thị trường trái phiếu, nhưng những lời giải thích của ông có vẻ quá
đơn giản và thiếu tính nhất quán. Sự thiếu vắng của một chiến lược cụ thể và
tình hình bất ổn hiện tại khiến mọi người lo ngại rằng phải chăng Donald Trump
thực sự không có một chiến lược nào, mà tất cả những hành động của ông hoàn
toàn bị chi phối bởi sự kiêu ngạo và tính ích kỷ của một cá nhân ?!
Thế
giới "gồng mình" trước một Hoa Kỳ "lộng
hành"
Vẫn
về một nước Mỹ trong tình trạng hỗn loạn, bài xã luận của nhật báo thiên tả
Libération hôm nay được viết bởi nữ sĩ Canada Margaret Atwood, phân tích về những
biến động tại Mỹ, trong bối cảnh nhà lãnh đạo nước này đã tỏ ý định sáp nhập
Canada thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Hoa
Kỳ đang trải qua một thời kỳ bất ổn chính trị lớn. Phong trào MAGA (Làm cho nước
Mỹ vĩ đại trở lại), đại diện cho cánh hữu cực đoan, dường như đang dẫn đầu một
cuộc cách mạng, thay đổi sâu rộng đất nước. Cuộc cách mạng này đem lại nhiều hệ
quả : họ đảo lộn trật tự hiện tại bằng cách coi thường luật pháp và Hiến
Pháp, kiểm duyệt truyền thông cùng với nhiều cuốn sách, viết lại lịch sử và thậm
chí thay đổi tên địa danh. Điều này giống như các cuộc cách mạng khác, thường hứa
hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Washington
đã khơi mào một cuộc chiến tranh kinh tế với các đồng minh truyền thống, và cuối
cùng, điều này lại có lợi cho Bắc Kinh. Và sau đó Hoa Kỳ sẽ đánh chiếm các vùng
lãnh thổ như Canada hoặc Groenland ? Điều này có thể dẫn đến những hậu quả
khôn lường, đặc biệt là đối với nguồn cung năng lượng cho Hoa Kỳ.
Bà
Atwood cũng kể lại một cuộc trò chuyện gần đây với hai nhà báo người Na Uy, đi
khảo sát phản ứng của người dân Canada đối với thuế quan của Hoa Kỳ. Bà đã đề
xuất rằng Canada có thể gia nhập Hội đồng Bắc Âu, vì các quốc gia Bắc Âu (Na
Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland) có những mối liên kết văn hóa và lịch
sử với Canada. Điều này có thể giúp những nước này bảo vệ tốt hơn các tài
nguyên thiên nhiên ở vùng Bắc Cực và Groenland.
Ngoài
ra, bà cũng chia sẻ về một trải nghiệm cá nhân. Bà lẽ ra phải đi Los Angeles để
tham dự buổi công chiếu bộ phim "La Servante écarlate". Mặc
dù có visa hợp lệ, nhưng cuối cùng bà quyết định không đi vì sợ có thể bị giam
giữ ở Hoa Kỳ do các biện pháp thắt chặt biên giới cùng với sự thù địch ngày
càng gia tăng đối với người nước ngoài.
Cuối
cùng, nữ sĩ cũng kể rằng đã được mời xuất hiện trong bộ phim "Testaments".
Bà tự hỏi vai diễn của bà sẽ là gì, có thể sẽ là một người làm công tác nhân đạo
giúp đỡ những người tị nạn chính trị trốn khỏi Hoa Kỳ và chạy sang nước láng giềng
phía bắc. Bà nhấn mạnh rằng nếu Canada trở thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ, người
Mỹ sẽ không còn nơi nào để nương thân nếu bị Nhà nước truy tìm.
Trung Quốc
quyết không nhượng bộ Mỹ
Về
phần mình, nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất quan tâm đến việc Trung
Quốc kiên quyết không nhượng bộ Mỹ.
Trung
Quốc đã đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại với châu Phi, Nam Mỹ, Nga và các
nước láng giềng châu Á. Trung Quốc cũng kiểm soát đất hiếm, một tài nguyên quan
trọng cho công nghệ hiện đại, và đã hạn chế xuất khẩu chúng sang Hoa Kỳ.
Mặc
dù không tăng trưởng mạnh như trước, nền kinh tế Trung Quốc vẫn trụ vững nhờ sự
hỗ trợ của chính phủ và khả năng xã hội chịu đựng khủng hoảng. Điều này có thể
mang lại lợi thế cho Trung Quốc trong các cuộc đàm phán sắp tới với Hoa Kỳ.
Trung
Quốc : Trẻ em Tây Tạng bị xóa bỏ bản sắc
Vẫn
Tại Trung Quốc, tờ Le Monde có bài "Trẻ em Tây Tạng bị xóa bỏ bản
sắc". Ngày càng có nhiều trẻ em bị đưa vào nội trú từ khi mới 4 tuổi,
cách xa gia đình. Những trường này thường không nằm trong khu vực Tây Tạng và
phần lớn các môn học đều được dạy bằng tiếng Trung, với mục tiêu đồng hóa các
em vào văn hóa người Hán, làm phai mờ ngôn ngữ và truyền thống Tây Tạng.
Chính
sách này được chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ, gây ra sự chia cắt giữa trẻ em và
gia đình. Các tổ chức phi chính phủ và giới chuyên gia cảnh báo về hiện tượng
trẻ em bị mất bản sắc văn hóa và ghi nhận những trường hợp bị ngược đãi. Gần một
triệu trẻ em Tây Tạng được cho là đang sống trong các trường nội trú như vậy.
Các
trường tư thục từng dạy văn hóa Tây Tạng cũng đang bị buộc phải đóng cửa. Chính
phủ ngày càng kiểm soát chặt chẽ ngành giáo dục để áp đặt một nền văn hóa chung
cho tất cả mọi người.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
Trump
tung đòn « sấm sét » vào Trung Quốc: Ai sẽ buông tay trước ?
ĐIỂM
BÁO
Thuế
hải quan của Donald Trump gây náo loạn toàn thế giới
ĐIỂM
BÁO
«
Liberation Day » của Trump : Ngày giải phóng hay ngày áp bức ?
No comments:
Post a Comment