Monday, October 28, 2024

TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM KÝ QUY CHẾ MỚI VỀ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG, CÓ GÌ ĐÁNG CHÚ Ý? (BBC News Tiếng Việt)

 



Tổng Bí thư Tô Lâm ký quy chế mới về bầu cử trong Đảng, có gì đáng chú ý?

BBC News Tiếng Việt

28 tháng 10 2024, 18:49 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c20660zdw9ro

 

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành quy chế bầu cử mới trong Đảng, thay cho Quyết định 244 năm 2014, một di sản và công cụ củng cố quyền lực quan trọng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đâu là điểm đáng chú ý?

 

Vào ngày 10/10/2024, Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 190-QĐ/TW, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký, về Quy chế bầu cử trong Đảng. Văn bản này thay thế Quyết định số 244-QĐ/TW mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký vào ngày 9/6/2014.

 

Thể thức bầu cử tại Đại hội 14, dự kiến diễn ra tháng 1/2026, sẽ căn cứ vào Quyết định 190, được cho là để bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết của quy định bầu cử cũ, nhất là đối với những chức vụ cao nhất trong Đảng.

 

Việc ban hành một quy chế mới sau gần 10 năm cho thấy Trung ương Đảng đã quyết định sẽ sửa đổi một trong những di sản quan trọng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Đây là điều đã được thông báo tại Hội nghị Trung ương thứ 10 (diễn ra từ 18-20/9):

 

"Trung ương tán thành các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; thống nhất giao Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh để kịp thời ban hành."

 

Quy chế mới này có điểm gì cần lưu ý?

 

Đối tượng áp dụng

 

Quy định 190 được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra.

 

Như vậy, về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quy chế mới mang tính bao quát, đầy đủ hơn khi gộp toàn bộ nội dung của Điều 8 của Quyết định 244 vào Điều 1 Quyết định 190.

Điều 1 của quy chế mới và cũ đều có một câu khá quan trọng là "việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quyết định".

 

Điều này có nghĩa là Quyết định 190 không chi phối việc bầu bán ở kỳ Đại hội 14, trừ khi đa số đại biểu đồng ý vận dụng nó vào việc bầu cử ở Đại hội.

 

Lý do Đại hội là cơ quan quyết định là vì nguyên tắc tập trung dân chủ và tập thể lãnh đạo - theo mô hình kim tự tháp ngược, cơ quan nào đông nhất thì quyền lực nhất. Điều lệ của Đảng cũng nêu rõ cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.

 

Trong khi đó, Ban Chấp hành Trung ương đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai kỳ đại hội. Do vậy, Quyết định 190 là do Ban Chấp hành Trung ương thông qua nhưng không thể vượt quyền Đại hội đại biểu nên Đại hội có toàn quyền quyết định có áp dụng quy chế này cho việc bầu cử tại Đại hội hay không. Nếu áp đặt lên Đại hội thì sẽ đi ngược lại với nguyên tắc tập trung dân chủ (trái với Điều 2 của quy chế này).

 

Tuy nhiên, đại biểu chính thức dự đại hội gồm các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu (tức đại diện cho các đảng viên ở đơn vị mình làm đại biểu) nên với tâm lý phục tùng cấp trên thì các đại biểu mặc nhiên áp dụng quy chế mà Ban Chấp hành Trung ương banh hành là điều dễ hiểu.

 

Điều này cho thấy, Quyết định 190 là tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng việc thực hành còn tùy thuộc vào các đại biểu dự Đại hội.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/24e6/live/f9e67f30-9511-11ef-8e6d-e3e64e16c628.jpg.webp

Cơ cấu quyền lực của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo

 

 

·        Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm22 tháng 10 năm 2024

·        Tân Chủ tịch nước Lương Cường được xét 'trường hợp đặc biệt'21 tháng 10 năm 2024

·        Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?27 tháng 10 năm 2024

 

 

Ban thẩm tra tư cách đại biểu

 

Quyết định 190 mới được ban hành về cơ bản đều giống với Quyết định 244-QĐ/TW. Một trong những khác biệt rõ nét là bổ sung một điều mới ở Điều 7 về nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu.

 

Theo Điều 11 Điều lệ Đảng, đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.

 

Trong quy chế cũ, ban thẩm tra tư cách đại biểu được mô tả với vai trò chung chung hơn, tập trung vào việc xác nhận tư cách đại biểu mà không có nhiều chi tiết cụ thể về quy trình xử lý khiếu nại và các biện pháp xác minh bổ sung.

 

Còn quy chế mới thì lập hẳn riêng Điều 7 để nêu rõ nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội. Cụ thể như sau:

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 





No comments: