Phỏng vấn một người
Việt buôn người: tiết lộ đường dây nhập cư lậu vào Anh
Andrew Harding, Khuê Lưu và Patrick Clahane
BBC
News
28 tháng
10 2024, 17:17 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy9jqjj1nndo
Một kẻ
vận chuyển người trái phép lão luyện người Việt, người đã vượt biên trái phép
vào Anh bằng một con thuyền nhỏ vào năm nay, nói với BBC rằng ông ta đang làm
giả giấy tờ thị thực cho những người Việt có ý định vượt biên tương tự.
Người đàn
ông này, chúng tôi gọi là Thanh, đang xin tị nạn tại Anh và nói với chúng tôi rằng
ông ta đã dành 20 năm - toàn bộ phần đời trưởng thành - trong ngành vận chuyển
người trái phép.
Ông ta từng
đi tù, cầm đầu một băng đảng hoạt động ở bờ biển miền bắc nước Pháp, và tuyên bố
đã giúp hơn 1.000 người mạo hiểm mạng sống để vượt biển Manche.
Kẻ tội phạm
tự thú đã có cuộc gặp với BBC tại một địa điểm bí mật nhằm chia sẻ thông tin
chi tiết về cơ chế hoạt động của ngành buôn lậu người quốc tế.
‘Một
công việc vô cùng béo bở’
Thanh cẩn
trọng bước vào phòng, cặp mắt đen láo liên như thể đang tìm sẵn đường tẩu
thoát. Một thân hình nhỏ bé, mảnh khảnh, điềm đạm nhưng uy nghiêm trong chiếc
áo cổ lọ màu đen.
Chúng tôi
bắt tay và ông ta nói “xin chào” một cách nhỏ nhẹ, khẩu âm đặc trưng của người
nước ngoài. Sau câu xã giao, chúng tôi chủ yếu giao tiếp thông qua một thông dịch
viên tiếng Việt.
Sau hàng
tháng trời gọi điện và một lần gặp gỡ ngắn, buổi phỏng vấn diễn ra vào một ngày
âm u trong một căn phòng khách sạn nhỏ tại một thị trấn ở miền bắc nước Anh mà
chúng tôi sẽ không nêu tên.
Chúng tôi
tin rằng công chúng sẽ có lợi ích lớn khi biết về cuộc đời của Thanh trong
ngành vận chuyển người trái phép. Và để có được điều này, chúng tôi phải giữ bí
mật về danh tính của ông ta.
Ông ta sợ
sẽ bị nhận ra không chỉ bởi chính quyền Anh mà cả bởi những kẻ tội phạm người
Việt ở Anh.
Trong những
tháng đầu năm nay, Việt Nam – một
cách đột ngột và không ngờ tới – đã trở thành nguồn di dân lớn nhất tìm cách vượt
biển Manche vào Anh trái phép trên những con thuyền nhỏ.
Nhiều di
dân người Việt nêu lý do họ tìm việc ở Anh là vì đã thất bại trong kinh doanh
và gánh nặng nợ nần ở quê nhà.
Bước đầu
tiên của họ thường là tìm cách tới châu Âu thông qua hệ thống thị thực lao động
hợp pháp của Hungary và một số quốc gia Đông Âu khác, theo các chuyên gia.
Đó là lúc
chiến dịch làm giả giấy tờ của Thanh vào cuộc, ông ta nói.
Ông ta
giúp làm giả giấy tờ cần thiết để xin thị thực lao động hợp pháp.
“Tôi không
thể biện minh hành vi phạm pháp của mình. Nhưng đó là một công việc béo bở,”
Thanh điềm nhiên nói, khẳng định rằng ông ta không làm giả giấy tờ cho những ai
muốn xin thị thực của Anh.
Qua các cuộc
phỏng vấn với những kẻ buôn người người Việt và khách hàng của họ, chúng tôi biết
rằng mọi người phải trả từ 15.000 USD (hơn 380 triệu VND) tới 20.000 USD (hơn
507 triệu VND) để đi từ Việt Nam tới châu Âu lục địa và rồi vượt biển Manche.
Đây là một
việc nguy hiểm. Từ đầu năm đến nay, hơn 50 người đã chết khi cố vượt biển
Manche trên những con thuyền nhỏ, biến 2024 thành năm chết chóc nhất từng được
ghi nhận.
Lần đầu
tiên có một người Việt trong số thiệt mạng.
Một chiếc
thuyền cao su chở 65 người nhập cư trái phép vào Anh qua eo biển Manche vào
ngày 6/3/2024
No comments:
Post a Comment