KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CSGT: NẠN MÃI LỘ
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Blog
RFA
Thứ
Bảy, 10/26/2024 - 07:58 — nguyenhuuvinh
https://www.rfavietnam.com/node/8194
Có
lẽ, chưa có nước nào, dân tộc nào đối diện với nạn công quyền trấn lột, sách
nhiễu, thậm chí gài bẫy công dân một cách trắng trợn và phổ biến như Việt Nam,
nhất là trong lĩnh vực giao thông mà đối tượng thực hiện là Cảnh sát Giao thông
(CSGT).
Cũng
chưa có nơi nào, mà các lãnh đạo từ ngành cho đến Bộ Công an lại bênh vực cho
hiện tượng cướp cạn người dân một cách lộ liễu và thô bỉ như tại Việt Nam. Những
câu nói để đời như của thiếu tướng Nguyễn
Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An rằng: “Nhận
của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó
là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”. Hay câu nói của Trần
Đại Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, Nguyên Chủ tịch nước rằng: “Trong
môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm
chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực”.
Kiếm
ăn bằng thủ đoạn bất chính, bằng những mẹo mực, mưu đồ để buộc người tham gia
giao thông phải hối lộ, để kiếm chác trên máu xương đồng bào, đó là tội ác. Thế
nhưng, cái nghề nghiệp tội ác đó, lại là “nghề Hot” ở thời đại Hồ Chí Minh, đến
mức Nguyễn Khánh Toàn, khi còn là Thứ trưởng Bộ Công an đã thốt lên rằng:
“Không biết ngoài đường có gì mà anh nào cũng xin cho con, cho cháu được ra đứng
đường”. Đó là câu hỏi về một vấn đề mà “Ai cũng hiểu, chỉ Khánh Toàn
không hiểu”.
Vì
thế, nạn CSGT lộng hành ngoài đường được coi là chuyện đương nhiên, là không có
gì phải bàn cãi, là đã CSGT thì phải ăn hối lộ, không ăn hối lộ thì ai làm
CSGT… Và Việt Nam xuất hiện cụm từ “Làm luật”.
Làm
luật, thường là chức năng của Quốc hội, tuy nhiên, tại Việt Nam, khi mà chiếc
xe chở quá tải gấp năm, gấp bảy lần tải trọng cho phép, sẽ dẫn đến làm hư hỏng
đường sá, cầu cống là tài sản quốc gia, là của dân, lẽ ra theo quy định là phải
phạt, phải cấm, thậm chí là khởi tố hình sự nếu đúng luật. Thế nhưng, ở ngoài
đường, CSGT sẽ cùng với tài xế “Làm luật” – nghĩa là cái “luật” này phủ nhận
cái luật mà Quốc hội, nhà nước ban hành để theo cái “luật” mới giữ hai người là
CSGT và lái xe. Thường thì luật ấy là “Cưa đôi” hoặc thêm bớt, hoặc theo tháng,
theo quý… tùy trường hợp cụ thể, miễn là luật ấy đem lại tiền bạc để CSGT bỏ
túi mà tài xế không bị phạt.
Đây
có thể coi là một “Đại nạn” vô cùng khó chữa của ngành CSGT Việt Nam khi họ được
giao quyền tự tung tự tác vừa đá bóng vừa thổi còi, tức là vừa bắt, lại quyết định
phạt và thậm chí thu luôn cả tiền người vi phạm sau khi “làm luật”. Đại nạn ấy,
phổ biến đến mức ngay chính đại biểu Quốc hội còn phát biểu công khai rằng
thì là “kể cả trường hợp làm luật, cưa đôi đi nữa thì vẫn có tác dụng, vẫn cứ
được”, nó thể hiện sự bất lực của cả hệ thống trong một thời gian dài.
Hiện
tượng CSGT kiêm luôn chức năng của “Quốc hội” đã là căn bênh biết bao chục năm
tại Việt Nam. Nó sẽ còn tồn tại cho đến khi nào mà hệ thống công quyền tham
nhũng ngày nay bị dẹp bỏ. Bởi hệ thống tham nhũng là mẹ đẻ của hiện tượng mãi lộ
này.
Một
thời cướp cạn, Vì sao CSGT không sợ báo chí?
Đã
có không biết bao nhiêu vụ việc liên quan đến nạn CSGT trấn lột dân trên mọi nẻo
đường lưu thông. Ở đó, CSGT đã biến nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông cho xã
hội, thành việc rình, núp, gài bẫy, mãi lộ, làm luật nhằm thu được những đồng
tiền bất chính từ người dân.
Cách
đây 20 năm trước, năm 2004, những loạt bài điều tra của những tờ báo như tờ Tuổi
Trẻ đã làm dậy sóng xã hội, một sự phẫn uất của cộng đồng bùng phát và sôi sục,
một bài báo có đến hơn 2.000 lời bình luận nêu lên sự phẫn nộ với nạn cướp cạn
bởi các “đầy tớ của nhân dân” là đại diện của cơ quan công quyền “của dân, do
dân, vì dân”.
Nhiều
báo chí, đã có những loạt phóng sự và bài viết về nạn mãi lộ trên mọi nẻo đường
đất nước mà đọc qua đó, người ta mới hiểu nỗi đắng cay của người dân Việt ra
sao khi phải nuôi một bộ máy khổng lồ chỉ lo nghĩ ra đủ mọi cách để trấn lột
người dân bằng mọi thủ đoạn.
Những
loạt bài điều tra của báo chí khắp từ Nam đến Bắc, đã được công luận hết sức
chú ý và hoan nghênh. Qua đó, báo chí đã nói rõ hiện tượng mãi lộ trắng trợn và
tàn bạo đến mức “Ghê hơn cả cướp cạn”. Và nạn cướp đó, không chỉ là ban đêm,
nơi hẻo lánh, mà ngay giữa ban ngày, nơi đô thị và hầu như mọi nơi, mọi lúc.
Điều
đó đã làm nhức nhối dư luận và sự phẫn uất của toàn xã hội.
Thế
nhưng, kết quả của nó là gì? Là những lời bào chữa sống sượng, bất chấp thực tế,
dư luận và liêm sỉ của quan chức ngành công an.
Và
dù họ có nói ngang, nói ngược và bão chữa cách gì, thì người dân vẫn cứ phải
im, công luận vẫn bó tay với công an. Bởi công an có súng, có nhà tù và có sự lỳ
lợm bất chấp. Đã có những tờ báo phải ngoan ngoãn xóa bài, thậm chí đăng bài
nói ngược lại, khi đã trót đưa tin một tổ chức quốc tế sau khảo sát đã kết luận
rằng tại Việt Nam, Công an, và đặc biệt là CSGT là lực lượng tham nhũng tràn
làn và phổ biến nhất và câu hỏi của Công an dành cho Tổng biên tập và tờ báo đó
là: “Chúng mày có muốn tồn tại nữa hay không?”.
Thế
nên, nhiều nhà báo đã bị khởi tố, đã vào tù vì những lý do rất… bẩn bựa mà ai
cũng có thể bị đặt bẫy, bị kết tội. Để rồi, cả xã hội lại nín thở, câm miệng
trước đại nạn mãi lộ này.
Nhà
báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ, tác giả loạt bài viết về nạn mãi lộ nhức nhối
đó, đã bị bắt bởi một lý do mà ai cũng hiểu nguyên nhân việc bắt bớ đó từ đâu.
Và bản án 4 năm tù, như một lời đe dọa với các phóng viên rằng: Cứ đụng vào
CSGT thì không chết kiểu này cũng chết kiểu khác mà thôi.
Thế
rồi, CSGT không còn sợ báo chí quốc doanh. Bởi nếu phóng viên không sợ, thì đã
có các Tổng biên tập biết sợ, nếu Tổng biên tập không biết sợ, thì Ban Tuyên
giáo Trung ương và các địa phương đã biết sợ.
Bởi
nếu có sự cố bị ghi hình, bị bắt quả tang nhận hối lộ, thì chính lại CSGT hoặc
lại “Làm luật” ngay với nhà báo, hoặc cùng lắm, thì “gọi điện nhờ cứu trợ” từ cấp
trên. Một cuộc gọi từ phòng CSGT đến Tổng biên tập, thì mọi công phu điều tra,
bài viết… trở thành vô nghĩa và vứt thùng rác, bởi chẳng TBT nào dám đối đầu với
công an. Chỉ có đồng chí, đơn vị nào đó “gặp sự cố” thì phải tốn khoản tiền “hậu
tạ” cấp trên vì đã can thiệp. Thế thôi.
Thế
là nạn mãi lộ lại nở rộ bất chấp, kể cả khi báo chí có mặt, thậm chí, báo chí
cũng vào cuộc làm ăn với CSGT. Mới đây, một loạt “nhà báo” và Cộng tác viên báo
chí tại Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh đã lập nên những “liên doanh” với CSGT các
tỉnh, thành lập Công ty với chức năng bảo kê cho lái xe đường dài, xe tải và
các hình thức vi phạm luật giao thông khác bằng cách nộp tiền theo định kỳ để
được bảo kê khỏi bị CSGT bắt phạt khi vi phạm luật.
Quyền
công dân - Một cuộc đối mặt
Một
thời, CSGT là nỗi ám ảnh và sợ hãi của người dân Việt Nam khi ra đường để tham
gia giao thông, CSGT có thể bắt, thả, phạt… bất chấp luật lệ hoặc quy định nào.
Thế nên, nếu ra đường, gặp CSGT mà không bị bắt, bị phạt thì đó là một sự may mắn,
là “ơn đảng, ơn chính phủ” đã chừa mình ra.
Và
mọi người dân tự coi mình là một tội phạm, mỗi CSGT là một quan tòa, có thể bắt,
phạt, tha ai tùy ý. Và không chỉ bắt, phạt, mà nhiều trường hợp, CSGT còn thể
hiện sự “Kính trọng lễ phép” với công dân khi họ cứng đầu bằng dùi cui, bằng
roi điện và “giơ chân hơi cao” hay “gạt tay trúng má” như lời của Thượng tướng
Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
Thế nên, CSGT mặc sức lộng hành ngoài đường bởi sự bao che, bảo kê có hệ thống ấy.
Hầu
như mọi phản ánh của người dân đều không được đếm xỉa, không được trả lời vì
nhiều lý do, trong đó có lý do “không có bằng chứng, không có cơ sở”… để biện
minh cho nạn mãi lộ và bạo lực mà ai ai cũng biết.
Ngày
30/1/2012, trong chuyến đi cứu trợ đồng bào Tây Bắc nhân dịp chuẩn bị Tết
nguyên đán, chúng tôi đang nghỉ giải lao tại một quán nước trước khi lên đến Mộc
Châu, tỉnh Sơn La thì một số lái xe đang bàn tán rôm rả với những lời lẽ khá nặng
nề về hiện tượng mãi lộ trắng trợn của nhóm CSGT tại Mộc Châu. Chúng tôi lên xe
đến Mộc Châu, nhóm CSGT đang đứng tại một khu đất bên kia đường. Khi đi
ngang qua nhóm này, chúng tôi đi chậm và ghi hình lại hình ảnh các xe chở
khách, chở hàng hóa về xuôi cứ đến đó, thấy CSGT là tự động dừng lại đưa tiền
không cần che đậy úp mở gì, rất tự nhiên.
Khi
thấy xe chúng tôi đi qua bên kia đường, tiện tay một CSGT với cấp bậc Thượng tá
chỉ gậy ngang sang bên kia đường buộc chúng tôi dừng lại yêu cầu xuất trình giấy
tờ.
Cuộc
đối đáp diễn ra sau đó đã cho thấy nhóm CSGT đã không hề biết đến luật,
quy định cũng như điều lệnh của ngành Công an. Cuối cùng họ phải để chúng tôi
đi mà không hề lập biên bản hoặc có thể xử phạt. Sau đó, một vài chuyến đi khác
trên tuyến đường này cũng bị hiện tượng tương tự và chúng tôi ghi lại.
Hai
năm sau, năm 2014, trong một chuyến đi khác để cứu trợ đồng bào vùng Sông Mã,
khi đến Thành phố Sơn La, một nhóm CSGT khác đã lại tiếp tục chặn xe chúng tôi
mà không có đủ cơ sở để kết luận có vi phạm. Và chúng tôi phản ứng đến khi cả
Phòng CSGT Tỉnh Sơn La đến xử lý vẫn chịu vì không đủ cơ sở bắt lỗi.
Thế
nhưng, những yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ CSGT hành xử không có văn minh hay theo
luật pháp đã không được đáp ứng, vì vậy chúng tôi đã đưa đoạn video năm 2012
lên mạng youtube.
Ngay
lập tức, đoạn video tạo nên một sự kiện bùng nổ trên mạng xã hội. Nhiều tài khoản
Youtube đã đăng lại đoạn video trên hầu hết các diễn đàn về giao thông, con số
xem đoạn video đó vượt hàng chục triệu tạo nên một hiệu ứng rất lớn về việc sử
dụng quy định, luật lệ và yêu cầu lực lượng thi hành nhiệm vụ thực hiện đúng
yêu cầu luật pháp.
Hàng
loạt các tin nhắn, video mà chúng tôi nhận được từ Nam đến Bắc, từ miền xuôi đến
miền núi cho thấy rằng người dân đã nhanh chóng bắt đầu một phong trào thực hiện
đúng luật pháp và yêu cầu cán bộ làm đúng chức năng nhiệm vụ cũng như luật pháp
quy định.
Cả
xã hội đã có những chuyển biến rất lớn đến nhận thức của người dân, của người
tham gia giao thông về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình
tham gia giao thông.
Và
qua đó, nhiều hiện tượng mãi lộ, ăn chặn, gài bẫy người dân đã bị vô hiệu hóa,
bị vạch trần.
Bởi
CSGT không sợ báo chí quốc doanh, nhưng video được đưa lên mạng xã hội thì
không dễ tìm để mua chuộc hoặc đe dọa.
Và
CSGT không sợ những video đó hay người quay video, mà CSGT sợ chính các cán bộ
tổ chức của CSGT. Bởi mỗi suất làm CSGT là con số hàng trăm triệu, thậm chí là
tiền tỷ. Mà cán bộ sau khi bố trí xong thì lại muốn có cớ để đẩy các đồng chí ấy
đi nơi khác mà bố trí người mới với con số tiền tỷ hoặc hàng trăm triệu.
Thế
nên, hiện tượng dữ dằn của CSGT đã bị hạn chế rất nhiều.
Trước
đó, hệ thống mạng xã hội và báo chí đã có những tranh cãi kịch liệt khi Cục
CSGT đường bộ, đường sắt đã có một văn bản số 1042/2013 có nội dung yêu cầu việc chụp ảnh CSGT phải
xin phép. Văn bản 1042/2013 do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT Đường
bộ, Đường sắt (C67 - Bộ Công an) ký gửi Trưởng phòng CSGT các địa phương có nội
dung yêu cầu lực lượng chú ý, xử lý đối với những hành vi chụp ảnh, ghi hình
CSGT mà không xin phép.
Thậm
chí, khi văn bản này lộ ra, bị phản ứng dữ dội, thì Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn,
Phó cục trưởng C67, là đại diện Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an ngày
21/8/2013 còn khẳng định sẽ không thu hồi văn bản này.
Thế
nhưng, trước sự phản ứng của dư luận, người ta vạch rõ ra rằng đây là hiện tượng
“sợ bị lộ”, nhằm che giấu sự khuất tất của các CSGT nên Cục CSGT đường bộ, đường
sắt phải ra văn bản che chắn kiểu đó. Và văn bản này trái luật pháp. Và trước
áp lực của dư luận, hai ngày sau, ngày 23/8/2013, Cục CSGT đường bộ, đường sắt chính
thức hủy bỏ quy định “chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép” được đề cập trong
văn bản 1042.
Kể
từ đó, nạn mãi lộ đã bị phản ứng khá nhiều và được đưa lên mạng xã hội đã giúp
người dân thực hiện đúng luật pháp cũng như hạn chế rất nhiều nạn cướp cạn” của
người dân. Nhiều vụ bạo hành đối với người tham gia giao thông đã bị phản ứng,
nhiều vụ CSGT kiêm diễn viên để vu cáo người dân bị vạch trần nhờ chiếc máy ảnh
hoặc camera điện thoại.
Và
nạn mãi lộ đỡ nhức nhối đi rất nhiều.
Sự
trở lại của nạn cướp cạn khi được bao che
Hẳn
nhiên, khi “nạn cướp cạn” – mãi lộ - bị hạn chế bởi người dân, thì lực lượng
CSGT bị giám sát chặt chẽ, bị soi rọi từ người dân, và hễ bị kiểm soát, bị giám
sát thì nạn mãi lộ sẽ giảm đi, đồng nghĩa là “thu nhập” từ hành vi “cướp cạn” sẽ
giảm đi nhanh chóng.
Thế
rồi khi chế độ Công an trị được xác lập và hoàn chỉnh từ trung ương đến địa
phương, từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, cho đến Viện trưởng
Viện KSNC Tối Cao, Chánh Tòa án tối cao… và bí thư các tỉnh, đều là tướng lĩnh
công an, quân đội hoặc công an chiếm đa số, thì khi đó, những vấn nạn khác của
chế độ công an trị xuất hiện nhiều hơn, phổ biến hơn.
Bắt
đầu từ việc Công an chia luật Giao thông đường bộ làm hai bộ luật khác nhau,
trong luật mới, Công an được ưu tiên đủ mọi quyền, đặc biệt là luật hóa đặc
cách riêng CSGT được giữ lại tiền phạt của người dân tham gia giao thông để tự
chi tiêu cho mình – điều này đi ngược lại các quy định, luật lệ khác về ngân
sách quốc gia.
Thế
là khắp nơi, từ Nam đến Bắc, mọi ngõ ngách, lối đi, đường xóm Công an, CSGT đã
thực hiện hàng loạt trận “ra quân” hết nồng độ cồn thì lại bắt phạt vi phạm bởi
báo chốt CSGT… họ hành động như một đội quân bí mật để chống lại nhân dân vậy.
Bên
cạnh đó, việc Công an liên tục bắt, phạt, điều tra, hăm dọa đủ cách với những
phản ứng của người dân qua mạng xã hội. Mỗi lần phạt con số hàng triệu đồng bằng
một vài ba tháng lương của công dân.
Chưa
hết, mới đây, Bộ Công an ra Thông tư mới, bỏ quy định công dân giám sát CSGT bằng
hình ảnh, video… Công dân cũng không được đòi hỏi CSGT phải ăn mặc đúng quy định
về cảnh phục và số hiệu vì CSGT cần hóa trang để bắt dân – nghĩa là nếu có gặp
nhóm trộm cướp nào đó, tự xưng là CSGT thì dân cứ phải chấp hành không được quyền
đòi hỏi.
Tất
cả thông tin người dân chỉ có thể được nhận thông tin từ Công an kiểu như CSGT
chỉ “gạt tay trúng má” hay “giơ chân hơi cao”… còn công dân thì “húc đầu vào
dùi cui CSGT” mà công an vẫn thường thông tin cho đại chúng.
Và
đó là một bước bắt đầu của thời kỳ mới khi nạn cướp cạn được bao che.
Phải
chăng, đó là Kỷ nguyên mới” như lời đại tướng Tô Lâm, TBT đảng CSVN vừa hô hào?
23.10.2024
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment