Nguyễn Hòa Bình tự châm dầu
vào lửa đốt mình?
Gió Bấc / Blog
RFA
Thứ
Sáu, 03/29/2024 - 07:15 — Gió Bấc
https://www.rfavietnam.com/node/7991
Bắt
nóng Ủy Viên Trung ương, cưa đổ Chủ Tịch Nước, chừng như chưa đạt mục tiêu, ngọn
lửa đại án Phúc Sơn lan đến cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Cung đình rúng động,
lửa lại lan xuống dân đen.
Ngày
28-3, bất ngờ Cơ quan An ninh điều tra Công an Bình Dương khởi tố bị can,
tạm giam Nguyễn Đức Dự và cấm Hoàng Quốc Việt đi khỏi nơi cư trú do liên quan đến
hành vi “xuyên tạc” vụ án Hồ Duy Hải. Cả hai bị khởi tố theo điều 331, về tội Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân (1).
Oan
án tử tù Hồ Duy Hải kéo dài 16 năm, đã có sáu người, từ quan chức tố tụng, nhân
chứng của vụ án đột tử. Nhóm bị án Báo Sạch của Trương Châu Hữu Danh cũng bị điều
tra tới lui về tội “tiết lộ bí mật nhà nước” (những bút lục, chứng cứ ngoại phạm
của Hải bị ai đó bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án và đóng dấu MẬT). Oan khuất cường quyền
trùng trùng phủ lên vụ án. Tại sao lại có thêm người vướng vào lao lý? Ai ra lệnh
bắt và vì sao lại bắt?
Luật
sư Nguyễn Văn Đài, từng là tù nhân lương tâm vì đấu tranh cho công lý, dân quyền,
đã trả lời cho RFA Tiếng Việt. Ông cho rằng, việc khởi tố hai người dân ở Bình
Dương là sự đàn áp tự do ngôn luận và phục vụ mục tiêu chính trị của một số
quan chức ngành tòa án.
Ông
nói “Việc họ bắt giữ hai người đưa tin lên trên mạng xã hội về các nội dung
liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải là một sự đàn áp thôi bởi vì các thông tin này
có từ lâu rồi. Có thể đến thời điểm này những nhân vật đang nắm quyền lực đang
chuẩn bị chuyển giao hay là chuẩn bị nắm quyền lực mới, cho nên họ mới tìm mọi
cách để bịt miệng dư luận để chứng minh rằng họ đã làm đúng chứ không phải làm
sai” (2).
Nhận
định của Luật sư Đài rất hợp lý. “Nhân vật có quyền lực” mà ông đề cập là ai?
Điểm lại danh sách 14 “sát thủ” còn lại trong cuộc chiến một mất một còn, tranh
ngôi đoạt vị ở Bộ Chính Trị, không ai khác hơn là Nguyễn Hòa Bình. Bình
liên quan đến vụ án trong suốt ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và cả
giai đoạn giải quyết kêu oan, giám đốc thẩm.
Sau
phiên Giám Đốc Thẩm của “Hội Đồng dao thớt” Tòa án Nhân dân Tối cao (VKSNDTC),
vụ án tiếp tục khuấy động diễn đàn Quốc Hội và gây bức xúc cho cử tri cả nước.Theo
tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 9, Quốc Hội
khóa 9, do Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thực hiện, ý kiến cử
tri 14 tỉnh quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải, gồm cử tri Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,
An Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và Long An.
Ngày
16.6.2020, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể, xem xét nội dung này. Theo đó, đa
số các thành viên ủy ban đã phát biểu ý kiến, yêu cầu xem xét lại bản án Giám Đốc
Thẩm. Tuy nhiên, không biết do sức ép nào, tại thời điểm diễn ra kỳ họp thứ 9, Ủy
ban Tư pháp chưa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (3).
Đặc
biệt là sau phiên Giám Đốc Thẩm, cựu nhà báo Trương Hữu Danh đã cung cấp cho
VKSNDTC và công bố trên mạng xã hội nhiều tài liệu, tình tiết ngoại phạm của Hồ
Duy Hải nhưng bị đưa ra khỏi hồ sơ vụ án. Đặc biệt hơn nữa, tháng 6-2021, bảy
nhân chứng có đơn trình bày và xác nhận, họ đã gặp Hồ Duy Hải tại đám tang ông
Hồ Chi từ lúc 20h – 21h tối, ngày 13/1/2008, trùng thời điểm Hồ Duy Hải bị quy
kết gây án tại Bưu cục Cầu Voi.
Bà
Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải và Luật sư Trần Hồng Phong tiếp tục gởi nhiều
đơn kêu oan đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng chỉ nhận được những thư tiếp
nhận chuyển đơn, còn vụ án vẫn treo lơ lửng. Xem văn bản chuyển đơn mới nhất của
đoàn Quốc Hội TP.HCM, ngày 18-12-2023: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-99-225x300.jpg
Mới
đây, ngày 20-3-2024, bà Nguyễn Thị Loan lại có ĐƠN KÊU OAN & ĐỀ NGHỊ TÁI THẨM
CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI. Hình bà Nguyễn Thị Loan và lá đơn mới nhất mà chúng tôi
có được: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/2-23-225x300.jpg
Trong
đơn có đoạn như sau: “Từ tháng 6/2021 tới nay, chúng tôi (gồm luật sư Trần Hồng
Phong và nhiều luật sư khác) đã nhiều lần gửi “Đơn cung cấp chứng cứ ngoại phạm
của bị án Hồ Duy Hải, tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và đề nghị xem
xét lại Quyết định giám đốc thẩm, kiến nghị kháng nghị tái thẩm” đến Chánh án
TANDTC, Viện Trưởng VKSNDTC, các Lãnh đạo cấp cao. Riêng tôi đã rất nhiều lần
trực tiếp đến nộp đơn tại trụ sở TANDTC, VKSNDTC, Uỷ ban tư pháp QH… Tháng
7/2021 tổ công tác của VKSNDTC đã làm việc với các nhân chứng mới, xác minh nội
dung trình báo; nhưng đến nay đã nhiều năm trôi qua ngoài những tờ biên nhận và
phiếu chuyển, không có bất kỳ kết quả giải quyết chính thức của cơ quan có thẩm
quyền“.
Hồ
Duy Hải đã khai đi dự đám tang ông Tư Lan từ 20h – 21h ngày 13/1/2008 trong Bản
tường trình viết tay của Hồ Duy Hải ngày 20/3/2008 và Biên Bản
ghi lời khai ngày 20/3/2008 nội dung cụ thể như
sau:
“Ngày
Chủ nhật 13/1/2008. Khoảng trên 19h00 tôi đi về nhà để xe honda tại nhà. Tôi đi
bộ đến nhà 2A (mẹ Luân) khoảng 400 mét hút xong điếu thuốc mượn xe honda wave
màu đen TQ biển số 62A 3976 của bà 2A chạy xuống đám ma nhà Tư Lang khoảng 600
mét.
Tôi
đến đám ma khoảng 20h00 thì gặp Thời 22T (con 8 Phát), Hiếu 25T (con 3 Xanh),
Tùng Trinh 22T (con 7 Tiếu) và anh Vinh 27T (con dì Ba Rưỡi), chú Hải 32T (con
ông Tà Mười)…ngồi nhậu chung bàn với cậu 3 Thẹo (con bà Tư Nghiêm), cậu Tám Thọ
53T (con 5 Gà), anh Thiếu (con 3 Hậu), anh Út con…, anh Tám 32T con Tú Ú, cậu
Em 37T (anh Thái), Tám Thốt Nốt…
Đến
21h00 một mình tôi về nhà 2A và xem bóng đá cùng với anh Hoàng, Điền (con 5 Phước)
tại quán 2A cho đến 5h sáng hôm sau ngày 14/1/2008”.
Đơn
bà Loan cũng đính kèm Lời trình bày (có cam kết) của bảy nhân chứng, nội dung
thống nhất, đều khẳng định, tối 13/1/2008 Hồ Duy Hải có mặt tại đám tang ông Hồ
Chi (Tư Lan), đúng như “lời khai đầu tiên của Hồ Duy Hải”. Nội dung các lời cam
kết thể hiện chi tiết tình huống, diễn biến, thời điểm câu chuyện diễn ra khi họ
tiếp xúc với Hồ Duy Hải tại đám tang. Vì lý do an toàn cho các nhân chứng,
chúng tôi xin phép không công bố danh tính và nội dung cụ thể.
Không
phải chúng tôi cường điệu sự việc mà thực tế, sau khi VKSNDTC về địa phương xác
minh các lời khai với thái độ công tâm, khách quan, công an đã triệu tập các
nhân chứng làm việc với thái độ trấn áp, ép họ phải khai ngược lại những lời chứng
trước đó về thời gian về động cơ. Nhiều người bị làm việc suốt ngày, kéo dài đến
ban đêm.
Đơn
kêu oan của bà Loan cũng dẫn ra những tình tiết, chứng cứ ngoại phạm khác của Hồ
Duy Hải, đã thể hiện trong hồ sơ vụ án nhưng bị bỏ ra ngoài và đưa vào hồ sơ mật
như: Bản Giám định pháp y xác định mẫu vân tay trên hiện trường không phải của
Hồ Duy Hải, Lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường, Đinh Văn Còi, xác định
thanh niên có mặt ở hiện trường không phải Hồ Duy Hải…
Bà
Loan đã kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết
ba vấn đề sau:
1.
Sớm điều tra và kết luận chính thức về tình tiết Hồ Duy Hải dự đám tang ông Hồ
Chi tối 13/1/2008; kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với hai bản án sơ thẩm
và phúc thẩm kết tội Hồ Duy Hải thuộc trường hợp “có tình tiết mới được phát hiện
có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết
được khi ra bản án” – Điều 397 BLTTHS 2015.
2.
Mở phiên họp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC theo quy định
tại Khoản 1 Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
3.
Xem xét, khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, xâm hại hoạt động tư pháp, làm
rõ tình tiết ngoại phạm và dấu hiệu bị oan sai của Hồ Duy Hải.
Với
những sự kiện đã nêu, nếu vụ án được xem xét lại đúng pháp luật thì Hồ Duy Hải
phải được tuyên vô tội và có rất nhiều ai đó phải đứng trước vành móng ngựa, về
hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đơn thư này
như mồi lửa công lý đang chờn vờn trước thanh gỗ gộc Nguyễn Hòa Bình.
Điều
đáng nói hơn là thanh kiếm của Tô Đại Tướng trong chiêu thức đại án Phúc Sơn
đang ngày càng dí sâu vào đất địa linh Quảng Ngãi, nơi Nguyễn Hòa Bình từng một
thời trấn nhậm và thăng tiến trên đường hoạn lộ. Lê Viết Chữ, cựu Bí Thư Quảng
Ngãi mới vừa bị bắt là đàn em thân tín của Nguyễn Hòa Bình và Võ Văn Thưởng.
Cách
đây 4 năm, trang báo Tiếng Dân đăng bài viết “Đại hội XIII, đốm lửa từ những hung thần Quảng Ngãi”,
vạch trần tội ác của đường dây quan chức nhũng lạm này. Bài viết có đoạn:
“… dưới
thời hai cựu Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là Nguyễn Hoà Bình (2010-2011) và Võ Văn
Thưởng (2011-2014), họ tiếp tục giúp Lê Viết Chữ lần lượt leo lên Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đại biểu
HĐND tỉnh khóa XI.
Dư
luận Quảng Ngãi đồn đoán, ông Võ Văn Thưởng và Nguyễn Hoà Bình là hai nhân vật
đã giới thiệu và “bảo kê” cho Lê Viết Chữ trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng khoá
XII. Thậm chí còn đưa Chữ vào Đại biểu Quốc hội khoá 14.
“Bánh
ít ném đi, bánh quy ném lại”. Thông tin về quan trường tỉnh Quảng Ngãi râm ran,
Chữ đã tham gia “dốc hầu bao” cho cuộc đua vào Bộ Chính trị của Võ Văn Thưởng
và vào Ban Bí thư của Nguyễn Hoà Bình tại Đại hội XII.
Quảng
Ngãi trở thành “sân sau”, hậu phương cả về kinh tài lẫn chính trị của Nguyễn
Hòa Bình và Võ Văn Thưởng. Mắc xích chính trị, nợ ân tình của những đồng chí Cộng
sản thật… “cao đẹp”. Họ “dìu” nhau vẹn cả đôi bề.
Các
vụ khiếu kiện, tố cáo của đảng viên, nhân dân Quảng Ngãi liên quan tới Bí thư
Lê Viết Chữ, đều được Viện trưởng VKSND Tối cao trước kia, nay là Chánh án TAND
tối cao Nguyễn Hòa Bình và ngài cựu Bí thư Quảng Ngãi, nay là Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Võ Văn Thưởng trực tiếp “bảo kê”, ém nhẹm,
giải quyết êm thắm.
Người
dân thì bị cướp đất đai, dẫn đến tự thiêu, còn Lê Viết Chữ ung dung phía sau
giao thầu cho doanh nghiệp sân sau, để xã hội đen lộng hành… Người dân ở Quảng
Ngãi đều biết, nhà báo biết, nhưng không báo “quốc doanh” nào dám đăng. Báo nào
lỡ đăng, phải gỡ ngay sau đó, nếu không muốn bị “đóng cửa toà soạn” và tác giả
cũng thân tàn ma dại”
(4).
Bắt
nóng Hoàng Thị Thúy Lan, Tô Lâm chiếu bí, Tổng Trọng phải phế Thưởng như giải
pháp thí tượng để giữ tướng. Nhưng Tổng Trọng vẫn còn bệnh sĩ, chỉ kết luận
chung chung là cho Thưởng từ chức theo nguyện vọng mà không công bố sai phạm cụ
thể. Quan trọng nhất là chưa chịu rời ghế nhường ngôi. Tô phải tăng sức ép.
Ngày 26-3, Bộ Công An họp báo công bố “bị can Đặng Trung Hoành – chánh văn
phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long – đã nhận số tiền lên đến 64 tỉ
đồng từ chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn” (5).
Nói
vậy thì đã biết ai là ai rồi đó. Bộ Công An tiếp tục xác nhận tin đồn là đúng,
như vả vào những lý luận loằng ngoằng vi phạm 19 điều cấm đảng viên, trách nhiệm
người đứng đầu…
Chỉ
ngày hôm sau, Công An bắt thêm Lê Viết Chữ, cựu Bí Thư Quảng Ngãi. Áp lực lên
Nguyễn Phú Trọng lại tăng đến ngàn cân. Trong 11 quân cờ ít ỏi còn lại, Nguyễn
Phú Trọng phải thí thêm sĩ để giữ tướng, đưa tốt nào sang sống thành xe để giữ
thế công? Trong cuộc cờ tàn ấy, Nguyễn Hòa Bình, con ngựa đầu đàn của bộ tam
mã Bình, Thưởng, Chữ, liệu có được yên thân?
Từ
trước tới nay, Hòa Bình và Tô Lâm là cặp đôi hòa hợp, Tô gom củi, Bình canh lửa.
Nhưng tình thế lửa đã bén đến cả lò, đồng minh có thể trở thành đối thủ trong
tích tắc.
Hơn
thế nữa, tài sản của Nguyễn Hòa Bình có lẽ chỉ thua kém Trương Mỹ Lan chút ít.
Trang Chân Dung Quyền Lực đã thống kê chi tiết khối tài sản này năm 2015 như
sau:
“Chưa
tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà
Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, Chánh Án TAND Tối
cao Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ
cao cấp…
Vẫn
chưa hết, vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy (con và dâu của Nguyễn
Hòa Bình) còn sở hữu căn hộ cao cấp số C(25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco,
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích sàn 143,84 m2.
Như
vậy, thống kê cho thấy tài sản của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh Án TAND
Tối cao cũng là khủng khiếp, không thua kém mấy so với gia đình Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc. Trong bài trước chúng tôi đã chỉ mặt thủ đoạn của hai cha con ông
Nguyễn Hòa Bình nhằm chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2
dự án lên đến gần một ngàn năm trăm tỷ đồng (1.500.000.000.000 VNĐ)” (6).
Khối
tài sản ấy hẳn cũng là miếng mồi ngon hấp dẫn trong thế quần ngư tranh thực, đủ
sức biến đồng minh thành đối thủ.
Dùng
sức mạnh quyền lực, trấn áp, bịt miệng những người yếu thế để che đậy tội ác,
duy trì củng cố quyền lực và quyền lợi của cá nhân là thủ thuật quen thuộc của
Nguyễn Hòa Bình.
Năm
2023, Nguyễn Hòa Bình từng có phương án xóa trắng ba tử tù đang kêu oan. Bại lộ
âm mưu sát hại Nguyễn Văn Chưởng bằng mỹ danh thi hành án, Nguyễn Hòa Bình bất
ngờ ra lệnh giết chết Lê Văn Mạnh. Dư luận trong ngoài nước nổi sóng bất bình.
Oan khiên ngày càng chồng chất.
Với
Hồ Duy Hải, trải qua năm đời Chủ tịch nước, ngoại trừ Trương Tấn Sang được hạ
cánh an toàn nhờ cái lệnh miệng tạm hoãn thi hành án, bốn người còn lại đều phải
trả giá cho sự im lặng thỏa hiệp với tội ác của Bình. Mưu càng sâu họa càng
sâu. Lấy ác dập lửa chính là châm thêm dầu vào lửa!
_________
Chú
thích:
3- https://thanhnien.vn/uy-ban-tu-phap-dang-bao-cao-cap-co-tham-quyen-ve-vu-ho-duy-hai-1851005961.htm
4-https://baotiengdan.com/2024/03/28/ve-khuc-cui-le-viet-chu/
6- http://chandungquyenluc.blogspot.com/2015/01/biet-thu-nguyen-hoa-binh-tai-ha-noi.html
·
Đính
kèm |
Dung
lượng |
256.63 KB |
|
406.49
B |
HÒA BÌNH
No comments:
Post a Comment