NHÌN
ĐỀ THI VĂN NĂM 2023 TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Bài viết
này thảo luận:
1) Đề thi chính thức kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học
Phổ Thông năm 2023, môn Ngữ Văn, phần II (LÀM VĂN), câu 2 (đọc một đoạn trong
tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, phân tích đoạn đó)
2) Gợi ý bài giải môn Văn thi tốt nghiệp THPT
năm 2023, đăng trên Tuổii Trẻ Online ngày 28/6/2023
Đoạn văn trong đề bài được bắt đầu bằng “hồi
trống thúc thuế dồn dập, vội vã…”, hồi trống khơi dậy căm thù. Bài viết không
đi vào nội dung truyện Vợ Nhặt với giả định người đọc đã đọc truyện đó, chỉ xin
chú ý tới các gợi ý giải bài thi…
Nội dung gợi giải bài thi rất chi tiết, ở đây
xin nói ý chính là:
a) Hồi trống thúc thuế ấy “dồn dập, kéo bà cụ
Tứ trở về với hiện thực, niềm vui của bà không thể cất cánh, niềm tin của bà
không thể mở rộng”
b) Bà cụ “đã nhìn thấy lối thoát cho mình, cho
gia đình mình và tất cả những người dân khốn cùng như bà”
c) Lối thoát ấy là gia nhập vào đoàn “người
nghèo ầm ầm kéo nhau” đi cướp thóc theo “lá cờ đỏ to lắm”.
Ra đề bài cùng cách giải bài như thế là đóng đầu
óc thế hệ trẻ bây giờ trong cái khung kiến thức và tâm lý của xã hội tám mươi
năm xưa, năm nạn đói Ất Dậu… Và, do vậy, đi ngược mục tiêu của nền giáo dục Việt
Nam được xác định trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giao đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” và được ghi xuống như sau:
“mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục
Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng
hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế”
(VnEconomy, ngày 31/12/2021)
Nạn đói riêng của Việt Nam thực ra nằm trong
trường hợp bất khả kháng chung của xã hội loài người do chiến tranh gây ra bởi
trục phát xít Đức – Ý – Nhật. Chính người dân các nước phương Tây cũng cũng thiệt
hại rất nhiều sinh mạng qua chính sách diệt chủng tàn bạo của Hitler, dân nước
Nhật kiệt quệ vì hậu quả chiến tranh với hai quả bom nguyên tử. Thông lệ thế giới
là miễn trừ tất cả các ràng buộc pháp lý khi trường hợp bất khả kháng xảy ra.
Tạm gác một bên trường hợp
bất khả kháng, sau thế chiến 2, Tây Âu và Nhật Bản từ đống đổ nát phục hồi và
phát triển kinh tế thần kỳ trong vòng 20 – 25 năm. Nếu người dân Tây Âu, Nhật Bản
cũng “ầm ầm kéo nhau đi phá kho lúa” thì họ sẽ có sự hồi phục và phát triển
kinh tế không? Đây là câu hỏi cần được nghiêm túc đặt ra, nhất là khi Việt Nam
phá kho lúa thành công rồi lẩn quẩn mãi trong vòng chiến tranh, độc tài, chia rẽ,
chậm tiến suốt gần thế kỷ sau đó trong khi các quốc gia cùng hoàn cảnh, cùng
trình độ khởi điểm và không “phá kho lúa” thì phát triển qua mặt Việt Nam xa…
Hiện nay thời đại “đói thóc” đã qua rồi, Việt
Nam giờ đang đói kiến thức. Xin đừng lấy vài cái tên Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh
Sơn… để che mặt bằng dân trí chung. Người Việt bây giờ cần phá đi rào cản ngăn
họ tới với kiến thức! Đề thi môn xã hội cần đụng tới những đề tài như vậy.
Tóm lại, đề thi nêu lên trường hợp bi thảm với
“trống thúc thuế dồn dập” và bài giải được gợi ý đề cao hành động “ầm ầm kéo
nhau đi phá kho lúa” chẳng những không phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý sống
trong xã hội hiện nay mà còn tránh né các vấn đề quốc gia và quốc tế đương đại!
Một đề thi, nhất là đề của một kỳ thi mà nhiều
người nghĩ không còn cần thiết nữa thì có lẽ không cần phải được quan tâm tới mức
vậy. Bài viết này không chỉ quan tâm tới đề thi mà quan tâm hơn tới khuynh hướng
của xã hội chính thống được thể hiện qua đề thi. Nói một cách khác, triết lý tổ
chức xã hội bây giờ được thể hiện trong chính sách giáo dục và cách ra đề thi
như thế nào?
Như đã nói trên, đề thi
và gợi ý bài giải cho thấy câu chuyện cũ kỹ, quan niệm cũ kỹ, giải pháp cũ kỹ,
cũ tới gần tám chục năm! Không chỉ đề thi, chúng ta thấy quan nịệm tổ chức xã hội,
cách tổ chức xã hội, cấu trúc xã hội của Việt Nam hiện nay có cũ kỹ không? “Lá
cờ đỏ to lắm” ngày ấy có gì khác bây giờ?
Mục tiêu xây dựng nền giáo dục “hiện đại hóa,
dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế” không thể tránh khỏi yêu cầu phẳng
hóa nền giáo dục so với thế giới. Phẳng hóa cả về thời sự quốc tế lẫn triết lý
giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam với các đề thi như vậy và cách chấm điểm theo
thang điểm như gợi ý là quá cũ kỹ thì có phục vụ cho mục tiêu nói trên của nền
giáo dục không?
Mục tiêu xây dựng nền giáo dục “phát triển
toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân” không thể tránh khỏi yêu cầu đào tạo người đi học thành những người
tự chủ, có quan điểm độc lập, sáng tạo và dám sáng tạo. Đề thi như vậy và cách
chấm điểm theo thang điểm như gợi ý là quá gò bó theo khuôn thì có phục vụ mục
tiêu nói trên của nền giáo dục không?
Thực ra, xét cho cùng, bất kỳ cách chấm điểm
theo mẫu giải đề văn nào cũng chỉ nhằm đào tạo con người công cụ thay vì tự chủ,
con người của một định chế nhỏ hẹp thay vì công dân toàn cầu, con người tuân phục,
nếu không nói nô lệ, thay vì sáng tạo…
Tinh thần khai phóng sẽ thấy rõ nếu đề thi vẫn
lấy đoạn văn trên trong Vợ Nhặt làm điểm thảo luận nhưng mời gọi thí sinh liên
hệ với hoàn cảnh hiện nay để nhận xét và thảo luận. Không có khuôn điểm khô cứng
theo một bài giải định hướng rập khuôn. Thí sinh có toàn quyền đưa ra quan điểm
của mình trong tinh thần không kỳ thị bất kỳ quan điểm nào miễn đề cập sát thực
tế, đưa ra lập luận thuyết phục và có giải pháp sáng tạo…
Một đề thi trong tinh thần đó sẽ phục vụ tốt
hơn mục tiêu chiến lược “phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân… xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và
bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội
nhập quốc tế”
Lê Học Lãnh
Vân, ngày 28 tháng 6 năm 2023
.
.
---------------------------------------------------------------------------------
.
BAO
GIỜ THÌ CÓ CUỘC CÁCH MẠNG VỀ ĐỀ THI VĂN?
Vừa nhận tin “nghi vấn” về lộ đề thi Văn đã thấy
buồn. Đọc đề thi Văn còn buồn hơn.
Không bàn về truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ của nhà văn
Kim Lân. Nhưng nội dung của đoạn trích làm chủ đề nghị luận chính lại nói về
“đóng thuế” “phá kho thóc” …những chuyện của một quá khứ cũ xưa, ảm đạm. Đoạn
trích đó không nên là chủ đề nghị luận cho một triệu thanh niên 18 tuổi đang
háo hức bước vào đời để ganh đua toàn cầu, trong một thế giới chuyển động bởi
những phát minh công nghệ không lồ.
Đề thi Văn không đủ nhân văn, không thôi thúc
khát khao, không đồng điệu với thời đại. Sẽ không có những bài văn hay, sẽ
không thấy tầm hiểu biết từ những đề thi Văn như thế này.
Cần một tầm nhìn mới. Khi có một đề thi Văn
đáp ứng hoài bão của tuổi trẻ thì sẽ không còn lo lộ đề thi nữa.
Đề thi văn
.
No comments:
Post a Comment