Nghĩ
từ status của một nhà văn
02/06/2023
https://baotiengdan.com/2023/06/02/nghi-tu-status-cua-mot-nha-van/
.
Nếu phải đấu tranh, tôi sẽ đi cùng người bán bún
Đỗ Hoàng Diệu
2-6-2023
Tôi có đọc về vụ giám đốc Lê Thị Dung bị tòa xử 5 năm tù nhưng không quan
tâm đến mức phải cất công tìm hiểu. Nếu tự gán cho mình “nghĩa vụ” phải viết gì
đó, tôi sẽ viết về vụ người bán bún Bùi Tuấn Lâm mới … Continue reading Nếu phải
đấu tranh, tôi sẽ đi cùng người bán bún
Cho đến khi nào bạn còn nghĩ rằng mình sẽ hoặc đang đấu tranh cho ai đó,
bạn sẽ chẳng bao giờ tin vào việc mình làm, vì đó chỉ là sự tô vẽ cho cái tôi
hoặc ban ơn cho kẻ khác. Chỉ đến lúc mỗi người hành động vì thấy chính mình
đang bị xúc phạm, bị chà đạp, bị sỉ nhục trước một bản án bất công của bất kỳ
ai, tức là đang tự bảo vệ nhân phẩm của chính mình, khi đó họ mới nhìn thấy nỗi
đau khổ của tha nhân hiện diện trên da thịt mình.
Từ khi nhìn ra sai lầm và hậu quả ghê rợn của đấu tranh giai cấp, nhiều
người đã phát động một cuộc đấu tranh mới trong lòng mình: phe phái. Thù hằn
nào thì cũng là thù hằn. Khi mối thù quá lớn, không còn chỗ trú ngụ cho Con Người.
Nỗi oan của một đảng viên hay một dân thường thì cũng là oan uổng như
nhau. Bị tra tấn, bức cung, nhục hình thì thịt da nào cũng đau đớn như nhau.
Trong các thầy cô giáo của nhà văn chắc cũng có không ít người là đảng viên. Rồi
anh em, dòng họ, làng xóm…, chắc cũng không ít. Mỗi người không chỉ là thành
viên của một tổ chức, họ còn là anh là em là cha là mẹ là con là cháu…, và là một
Con Người.
Một nhà văn giản lược con người đến mức chỉ còn là một đảng viên/không đảng
viên, tôi không hình dung được nhà văn ấy sẽ viết gì.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/06/1-4.jpg
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu. Ảnh trên mạng
Ông Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh, để cho cơn đau xóa nhòa đi địch –
ta trong máu và nước mắt, vì thế mà thế giới ngó mắt tới. Đến bao giờ người Việt
có thể nói một câu “Không có giai cấp trong máu cùng đỏ và mồ hôi cùng mặn”?
Không ai đủ sức để “đấu tranh” cho tất cả những oan
uổng bất công trong xã hội này cả, dù nói về Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân thắng,
Bùi Tuấn Lâm, Hoàng Thị Minh Hồng hay Lê Thị Dung, thì cũng chỉ là sự phóng chiếu
của cái khát vọng làm người và ý thức nhân phẩm được đặt để trên điều thiện, lẽ
phải và sự công bằng.
Bà Nguyễn Thị Năm vì từng mang cả gia tài ra giúp Việt Minh nên chết dưới
tay Việt Minh cũng chẳng đáng kể gì? Những người như tướng Trần Độ vì một đời
phục vụ cho đảng mà bị đối xử tệ bạc ngay trong lúc chết, cũng là đáng lắm?
Rộng, chẳng phải chỉ “người của tổ chức” ABC nào đó,
mà bất cứ kẻ nào im lặng hoặc thỏa hiệp để sống trong cái ác, kẻ ấy cũng là đồng
lõa. Xét theo nghĩa ấy, chẳng ai đủ tư cách để rao giảng trong cái xã hội này,
trừ ra vài ba Người xứng đáng nhưng đã chết hoặc đang ở trong tù.
Tôi từng là học sinh dưới “mái trường XHCN”, đi dạy phục vụ cho “mái trường
XHCN”. Nếu có một ngày run rủi, có lẽ tôi không dám hi vọng nhận được sự đoái
thuơng của các “nhà văn VN” và của nhiều người đang kêu gào tự do ngoài kia.
Không gì an ủi lớn cho bằng việc tự thấy mình thông minh, giỏi giang và
chính nghĩa. Trong sự tự ve vuốt ấy, không có số phận con người và lòng bi mẫn.
Dù sao, một ly bia cũng thật đê mê sung sướng. Tôi cũng vừa phải tự tìm
cho mình một ly bia để làm dịu cơn khát, giữa sa mạc mùa hè tiếng Việt.
Thái Hạo
.
No comments:
Post a Comment