Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng vai trò như cánh tay nối dài của
nhà nước ở hải ngoại
Văn Tâm - Luật Khoa
June 28
2023 5:00 PM
Vừa
hoằng pháp vừa giúp chính quyền thâm nhập cộng đồng người Việt.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2023/06/PGVN.jpg
Đồ họa:
Shiv/ Luật Khoa.
*
Vào tháng
2/2023, các nhà sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ngồi yên lặng, chăm
chú lắng
nghe một quan chức nhà nước định hướng về công tác hoằng pháp Phật giáo.
[1]
Vị quan chức
ấy là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng.
Sau hơn 40
năm thành lập, GHPGVN gần như đã trở thành một tổ chức dưới quyền của nhà nước,
giúp việc cho chính quyền.
Một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn sắp tới được giao phó cho giáo hội là
trở thành cánh tay nối dài của nhà nước ở hải ngoại.
Hoằng
pháp ở hải ngoại để “bảo vệ tổ quốc”
Năm 2019,
tại một hội thảo về sứ mệnh hoằng pháp trong xu hướng toàn cầu hóa, ông Vũ Chiến
Thắng, với vai trò Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, nói
rằng hoằng pháp tại hải ngoại là công tác Phật sự quan trọng của GHPGVN.
[2]
Ông khẳng
định đây là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Ông nói rằng
bên cạnh việc thực hiện trọng trách với giáo hội, chức sắc Phật giáo hoằng pháp
ở hải ngoại còn được mong đợi sẽ thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho,
trong đó có tuyên truyền chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo.
Năm 2020,
ông Thắng đã
viết một bài báo cho rằng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ở hải ngoại chính là đấu
tranh, phản bác những xuyên tạc về tự do tôn giáo tại Việt Nam do một số người
gốc Việt gây ra. [3]
Vì
sao lại là Giáo hội Phật giáo Việt Nam?
Chính quyền
cho
biết có khoảng 5,3 triệu người Việt sống ở nước ngoài, khoảng 80% cư trú ở
những nước phát triển. [4] Và dĩ nhiên, một bộ phận lớn những người này tin
theo hoặc có cảm tình với Phật giáo.
Các văn bản
chỉ đạo của đảng như Nghị
quyết 36 năm 2004, [5] Chỉ
thị 45 năm 2015, [6] Kết
luận số 12 năm 2021 [7] đều khẳng định phải khai thác triệt để tiềm năng của
người Việt ở nước ngoài trên tất cả lĩnh vực.
Việc này
đòi hỏi rất nhiều nỗ lực tương tác với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, thông
qua cách thức trực tiếp từ nhà nước, và cách thức gián tiếp từ các kênh
khác.
Trong đó,
việc sử dụng sức ảnh hưởng của tôn giáo là một cách tiếp cận gián tiếp, mềm mỏng
nhưng hiệu quả khi ứng xử với cộng động có nhiều yếu tố phức tạp này.
Theo Luật
Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, nhà nước nắm quyền cấp phép cho chức sắc tôn
giáo trong nước ra nước ngoài hoạt động.
Tuy nhiên,
dường như chỉ có Phật giáo là tôn giáo từ bấy lâu nay được chính quyền tích cực
tô điểm như ngọn cờ đầu phản ánh điều kiện thực hành và chính sách của nhà nước
về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Mặt khác,
GHPGVN đã bị chính quyền kiểm soát toàn diện nên rất an toàn để đưa các chức sắc
ra hải ngoại hoạt động, giúp việc cho chính quyền. Do đó, để đáp ứng định hướng
đẩy mạnh hoạt động tôn giáo ở nước ngoài thì không thể có đại diện tôn giáo nào
phù hợp hơn GHPGVN.
Tháng
11/2022, văn kiện Đại hội Phật giáo Khóa IX đã xác
định rằng giáo hội có nhiệm vụ thực hiện ngoại giao văn hóa, ngoại giao
nhân dân. [8]
Giáo hội
cũng khẳng định công tác ngoại giao nhân dân mà giáo hội đang thực hiện là triển
khai đường lối, chính sách đối ngoại của đảng. [9]
Cũng tại Đại
hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, ni sư Thích Nữ Tâm Trí, Hội trưởng
Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, đã yêu
cầu: “Giáo hội nên có hướng dẫn cụ thể để các ngôi chùa được hợp pháp hóa dựa
trên sự phối kết hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán các nước,
Ban Tôn giáo Chính phủ để quy hoạch chương trình tu học, hành đạo [...]”. [10]
Ngay cả chức
sắc Phật giáo dù đã ra nước ngoài hoạt động vẫn muốn bám theo sự chỉ đạo của
chính quyền trong các hoạt động của mình, dù là hoạt động chuyên môn như hoằng
pháp.
Nhu
cầu kiểm soát người Việt ở nước ngoài
Có thể bạn
đã biết cộng đồng người Việt ở nước ngoài rất đa dạng và phức tạp xuất phát từ
nguyên do rời bỏ đất nước, trạng thái nghề nghiệp, cho đến quan điểm về chính
quyền Việt Nam.
Trong đó,
thành phần người Việt bất đồng chính kiến, không ủng hộ thể chế cầm quyền chắc
chắn là nỗi lo của chính quyền. Bởi vì họ có thể được tập hợp lại để trở thành
một lực lượng chính trị đối lập với chính quyền Việt Nam.
Trong quá
khứ, các đảng đối lập với chế độ cầm quyền thường được hình thành và hoạt động
trước ở nước ngoài. Ví dụ như Quốc dân Đảng của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng được thành lập tại nước ngoài.
Tại nước
ngoài, các hoạt động liên quan đến người Việt luôn chịu sự giám sát rất kỹ lưỡng
như bị theo dõi hoặc cài cắm người để nắm rõ về ý đồ của các hoạt động. Các hội
người Việt ở nước ngoài như hội sinh viên, hội đồng hương, hội doanh nhân, hội
phụ nữ, v.v. đều là những nhân tố giúp chính quyền nắm rõ thông tin về cộng đồng
người Việt.
Các chức sắc
của GHPGVN ở nước ngoài cũng chính là một thành phần giúp chính quyền có được
thông tin đa dạng, sâu sắc hơn về cộng đồng người Việt.
Các chức sắc
này ngoài thực hiện công việc hoằng pháp, giúp đỡ người Việt hải ngoại, còn tận
dụng cơ hội đó để nắm các thông tin về cộng đồng người Việt, bao gồm cả những
diễn biến tư tưởng hay các nhóm người Việt có khả năng ảnh hưởng đến an ninh,
chính trị.
Chi
nhánh nước ngoài của GHPGVN
Hiện nay,
GHPGVN có 22
hội phật tử Việt Nam ở các nước, thiết lập hoạt động hướng dẫn tăng, ni, Phật
tử ở 35 nước. [11]
Vào tháng
4/2022, Thượng tọa Thích Thọ Lạc dẫn
một phái đoàn của GHPGVN đến Bỉ và Đức làm việc. Tại đây, ông đã có cuộc họp
với hai vị đại sứ Việt Nam để thông báo về kế hoạch làm việc. Trong cuộc họp,
Thượng tọa Thích Thọ Lạc nói rằng GHPGVN sẽ bổ nhiệm một trụ trì vào một ngôi
chùa sắp sửa được xây dựng tại một thành phố của Đức. [12]
Trong
văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX của GHPGVN, giáo hội
đã nhấn mạnh rằng: “Tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam […] để gìn giữ
truyền thống văn hóa dân tộc và hướng lòng yêu nước về Tổ quốc Việt Nam thân
yêu.” [13]
Đây là một
định hướng trùng khớp hoàn toàn với các chính sách của nhà nước về người Việt ở
nước ngoài.
Có thể
GHPGVN đang thực hiện những bước đi đầu tiên để thiết lập một bộ máy hoạt động ở
nước ngoài, cả về phương diện hoằng pháp lẫn thay mặt nhà nước thâm nhập vào cộng
đồng người Việt.
-----------
Chú
thích
1. Bài phát
biểu của Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng tại Lễ công bố quyết định và ra mắt nhân sự
Ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ (2022-2027). (2023, February).
Ban Tôn Giáo Chính Phủ. https://btgcp.gov.vn/video/bai-phat-bieu-cua-thu-truong-vu-chien-thang-tai-le-cong-bo-quyet-dinh-va-ra-mat-nhan-su-ban-hoang-phap-trung-uong-ghpgvn-nhiem-ky-2022-2027-postywnvQp5qVk.html
2. Huế, V.
P. U. T. T. T. (n.d.). Hội thảo khoa học Hoằng pháp Hải ngoại chủ đề “Sứ mệnh
hoằng pháp trong xu hướng toàn cầu hóa.” Văn Phòng UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.
https://vpubnd.thuathienhue.gov.vn/Lien-ket-website/tid/Hoi-thao-khoa-hoc-Hoang-phap-Hai-ngoai-chu-de-%E2%80%9CSu-menh-hoang-phap-trong-xu-huong-toan-cau-hoa%E2%80%9D/newsid/7CF82548-9D3C-4F3B-8F08-AA9D00B06D89/cid/C08E7182-F561-4B35-A897-D87AABF2FA90
3. Tâm, V.
(2023). 3 nhiệm vụ chính trị mà đảng giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Luật
Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2023/03/3-nhiem-vu-chinh-tri-ma-dang-giao-cho-giao-hoi-phat-giao-viet-nam/
4.
Copyright(c) 2018 Acomm(http://www.acomm.com.vn). (n.d.). Kết luận số
12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước
ngoài trong tình hình mới | Hệ thống văn bản. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/ket-luan-so-12-kltw-ngay-1282021-cua-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-trong-tinh-hinh-moi-7730
5.
Thuvienphapluat.Vn. (n.d.). Nghị quyết 36-NQ/TW công tác người Việt Nam ở nước
ngoài. Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Nghi-quyet-36-NQ-TW-cong-tac-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai-66727.aspx
6.
Thuvienphapluat.Vn. (n.d.-a). Chỉ thị 45/CT-TW 2015 thực hiện Nghị quyết
36-NQ/TW đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Copyright © 2011 by
thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Chi-thi-45-CT-TW-2015-thuc-hien-Nghi-quyet-36-NQ-TW-doi-voi-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai-278760.aspx
7. Xem [4].
8. Xem [3].
9. Xem [3].
10. Vov B.
Đ. T. (2022, December 8). Chùa Việt ở nước ngoài: Chỗ dựa tinh thần của những
người con xa xứ. VOV.VN. https://web.archive.org/web/20230607020858/https://vov.vn/xa-hoi/chua-viet-o-nuoc-ngoai-cho-dua-tinh-than-cua-nhung-nguoi-con-xa-xu-post987085.vov
11. Xem [3].
12. Đoàn
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm và làm việc tại Đức. (2022, April 26).
VIET-BAO.DE. https://web.archive.org/web/20230618092545/http://viet-bao.de/doan-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-tham-va-lam-viec-tai-duc-n13400.html
13. Đoàn
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm và làm việc tại Đức. (2022, April 26).
VIET-BAO.DE. https://web.archive.org/web/20230618092545/http://viet-bao.de/doan-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-tham-va-lam-viec-tai-duc-n13400.html
===============================================
XEM
THÊM
3
nhiệm vụ chính trị mà đảng giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trở thành
công cụ chính trị là đi đến bước đường suy vong.
.
Các
dòng truyền thừa Mật tông đang tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam
Có bàn tay
của cả giới doanh nhân và một số quan chức nhà nước?
.
Tự
do tôn giáo không chỉ đo đếm bằng các con số khổng lồ
Vạn
thầy tu, ngàn đền điện, nhưng tôn giáo thiểu số thiếu tự do.
No comments:
Post a Comment