Hội
phụ huynh và lạm thu, nguyên nhân & giải pháp
26/11/2022
https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/11/nguyen-van-my-hoi-phu-huynh-va-lam-thu.html
Cả tháng nay, dư luận dậy sóng vì các thông tin bất
cập về Hội Phụ huynh Học sinh (PHHS, gọi là Hội “Cha mẹ Học sinh” thì đúng hơn)
và những tiêu cực của việc lạm thu. Rất nhiều người lên án, kết tội Hội lẫn Hiệu
trưởng.
Thoạt nghe, đều có lý nhưng ngẫm lại, đúng mà
chưa đủ. Thực tế nhãn tiền nhưng hình như chưa ai dám đụng tới gốc của vấn đề?
Giải pháp đa phần chung chung hoặc chỉ phần ngọn.
THỰC TRẠNG
Việc lạm thu của Hội PHHS tồn tại từ vài chục
năm nay và gia tăng theo đà phát triển kinh tế, xã hội. Khi còn làm Phó Chủ tịch
Hội đồng Đội (Thành Đoàn HCM, thập niên 1990); mấy nhà báo đến hỏi tôi việc lạm
thu của các trường để viết báo. Trường nào được lên báo là Hiệu trưởng lãnh đủ.
Tôi nắm rõ những việc này ở các trường trọng điểm nhưng không cung cấp cho báo
chí vì đó là lỗi của hệ thống giáo dục. Trách nhiệm, trước hết là của Sở và Bộ.
Công bằng mà nói, cả Hiệu trưởng và Hội PHHS đều
mong muốn con em mình có điều kiện tốt nhất, đạt kết quả cao nhất trong học tập.
Nhà nước “Lực bất tòng tâm” nên phụ huynh phải góp sức. Ranh
giới của tự nguyện thật và “tự nguyện mà không tự nguyện” rất mong manh. Sợ
con bị đì, thua kém chúng bạn, cả Hội PHHS trường và Chi Hội lớp, thi đua đóng
góp.
Điều kiện kinh tế từng phụ huynh không giống nhau nhưng đóng góp cào bằng
nên phát sinh hệ lụy. Trường điểm lạm thu hơn trường thường. Chung trường nhưng
mỗi lớp thu một khác. Không muốn cũng phải tự nguyện. Thành phần Ban Đại diện Hội
PHHS hầu hết là những người có điều kiện hơn. Khoản đóng góp rất bình thường với
họ nhưng là gánh nặng với nhiều phụ huynh khác.
Các
buổi họp Hội PHHS đều tập trung vào việc đóng góp tiền bạc để con mình có điều
kiện học tốt hơn, trong đó có việc “bồi dưỡng” thầy cô. Những nội dung khác là
thứ yếu. Mỗi lần họp là những phu huynh nghèo méo mặt. Hậu dịch Covid 19, những
bất cập và tiêu cực này trở thành điểm nóng, đòi hỏi phải có quyết sách mạnh và
khả thi.
Cách
đây hơn 30 năm, trong Hội nghị sơ, tổng kết ngành Giáo dục một số quận huyện,
tôi đã phát biểu “Ngành Giáo dục đang tự làm khổ nhau vì đủ thứ thi đua và chỉ
tiêu. Xã hội cần chất lượng cụ thể, thiết thực chứ không cần, thậm chí rất sợ
những con số vô hồn”. Hội PHHS do ngành Giáo dục thành lập. “Con dại (nếu có),
cái mang”.
Có
người lên án “Hội PHHS là cánh tay nối dài của nhà trường”. Được vậy thì quá tốt.
Chuyện trường M. (quận
3) thu tiền ngủ trưa 15.000 đồng học sinh mỗi ngày, được lên báo như là điển
hình việc lạm thu. Nếu không có khoản đóng đó, học sinh phải ngủ phòng quạt, tự
mang chiếu hoặc tấm trải vào lớp. Phải có tủ để chiếu gối. Trời nóng, phòng chật
phải gắn máy lạnh và trả tiền điện. Chưa kể nhân viên vệ sinh,
giáo viên trực nhật...
NGUYÊN NHÂN
Nguyên
nhân của mọi nguyên nhân là sự nhập nhằng của khái niệm trường “Công” (và cả bệnh
viện công). Công phải ra công. Đã là trường công, không có chuyện thu “Học
phí”. Đã gọi là học phí, phải tính đủ. Khoản thu vài trăm ngàn mỗi tháng, không
thể gọi là học phí được. Chưa kể, “học phí” còn chia theo vùng, miền và
nhóm (thành phần xã hội của phụ huynh). Chính việc lập lờ “học phí mà không phải học
phí”, tưởng là nhỏ nhặt đã kéo theo nhiều hệ lụy
khôn lường.
Hệ thông trường tư, trường quốc tế không có Hội
PHHS nên không có lạm thu. Mọi thứ đưa vào hoc phí minh bạch, công khai. Các trương quốc tế đều
sàng lọc đầu vào, không phải cứ có tiền là được học. Mỗi năm, các trường quốc tế có 3 – 4 lần gặp phụ huynh. Lần đầu (đầu năm học) mời phu huynh xem thầy cô thao giảng. Lần hai (sau nhập hoc
4 - 6 tuần), lần 3 (sau học kỳ 1), lần 4 (kết thúc năm học) thông báo kết
quả các môn học của
học sinh và trao đổi với từng phụ huynh.
Ngoài việc gặp gỡ và làm viêc đinh kỳ với phụ
huynh tại văn phòng nhà trường; có trường, còn qui đinh Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng, cùng giáo viên chủ nhiệm phải đến thăm nhà từng học sinh. Việc làm nay
nhăm tăng thêm sự hiểu biết nhằm phối hợp tốt hơn trong việc giáo dục giưa nhà
trường và phụ huynh. Phụ
huynh chung lớp thường tạo nhóm zalo, kết nối với giáo
viên và nhà trường để trao đổi, phản hồi thông tin qua lại.
Trước 1975, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
không có Hội PHHS. Ngoài tiền mua đồng phục và sách vở (nếu mượn được sách cũ thì khỏi mua), trường tư có thêm học
phí và không thu thêm bất cứ khoản nào. Không thu, làm sao có lạm. Lương đủ
nuôi cả nhà, thầy cô không phải “tìm mọi cách” dạy thêm hoặc làm thêm. Trường
nào cũng có lực lượng Giám thị lo việc điểm danh, thu hoc phí (trường tư), kỷ
luật…
Ở
trường, giáo viên hiện nay phải dạy thật tốt. “Thi đua 2 tốt” nhưng không nói
rõ điều kiện. Nhiều nơi còn mặc định “Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học
tốt”. Cứ như thời chiến. Có nhiều khó khăn chủ
quan, không đáng có; buộc giáo viên bằng mọi cách dạy tốt là bất công, bóc lột.
Khó mấy cũng hai tốt
nên cần gì ưu tiên chính sách.
Giáo
viên chủ nhiệm ôm đồm đủ thứ việc, hơn cả quản gia. Về nhà còn soạn đủ thứ giáo
án, viết “sáng kiến kinh nghiệm”, nát óc tìm cách chạy theo các chỉ tiêu của việc dạy học và nhiều phong trào thi đua của các đoàn thể thập cẩm.
Nếu không có gia đình
hỗ trợ tài chính, phải làm thêm đủ thứ để kiếm sống và tồn tại.
Không
có gì phi lý hơn việc bao cấp giáo dục cào bằng, đánh đồng mọi thành phần xã hội
mà hệ thống trường công là nghịch lý.
ĐỀ XUẤT
Không thể giải quyết tình trạng lạm thu trong trường công hiện nay bằng suy
nghĩ trước đây. Còn trường công như hiện nay thì còn tồn tại Hội PHHS. Luật và
điều lệ Hội PHHS đã có. Minh bạch thu chi là cần thiết, phải làm ngay nhưng gốc
của vấn đề nằm ở chỗ khác.
Rất đơn giản. Đó là minh định
“Trường công ra trường công” như ở miền Nam trước 1975. Ngân sách chưa thể bao cấp toàn bộ thì thu
hẹp hệ thống trường công. Việc làm này cần có thời gian, lộ
trình, cách làm và người chịu trách nhiệm. Trường công, hoàn toàn miễn phí (trừ
tiền đồng
phục và sách giáo khoa). Học giỏi mới vào được trường công. Khuyến khích cả trường
tư lẫn trường công có thêm học bổng cho học sinh vượt khó.
GDP
cả thành phố lẫn đầu người của Sài Gòn hiện tại đều vượt xa trước 1975. Không
có lý do gì, kinh tế phồn vinh mà đồng lương còm cõi. Chỉ cần lương thầy cô
hiện nay bằng 80% trước 1975. “Có thực mới vực được đạo”. Giáo viên không cần
được phụ huynh và xã hội “chăm sóc”, bồi dưỡng bằng lạm thu, hoặc ban ơn kiểu
phong bì và mấy ngày lễ rình rang hình thức. Tốt nghiệp đại học Sư Phạm, làm thầy cô
mà thu nhập thấp hơn người giúp việc, grapbiker hay công nhân thì
quá phi lý.
Việc
phân định rạch ròi Công – Tư trong giáo dục, đang lẽ phải làm ngay khi đất nước đổi
mới. Bây giờ mới đề xuất là quá muộn nhưng còn hơn không. Cần hết sức khẩn
trương xem xét và thực hiện ngay theo lộ trình cụ thể. Cần dẹp
bỏ thi đua và kiểm định chất lượng bởi nhà nước. Kiểm định phải độc lập, trong
đó có sự
tín nhiệm của phụ huynh.
Không
chỉ dứt điểm nạn lạm thu mà còn tháo gỡ những trói buộc, hơn cả vòng kim cô, để
giáo dục, máy cái của nền kinh tế Việt Nam cất cánh. Chính sách và đời sống của
thầy cô giáo, không chỉ phản ánh chất lượng giáo dục mà còn thước đo
kinh tế đất nước có phát triển bền vững hay không.
Thầy
cô chỉ muốn làm đúng thiên chức của mình và cần được xã hội tôn trọng theo đạo
lý.
NGUYỄN VĂN MỸ
(Chủ tịch Lửa Việt Tours, Giảng viên Doanh nhân, Khoa Du lịch, đại học Nguyễn
Tất Thành)
Publié par Thụy My RFI à 22:14
No comments:
Post a Comment