Du khách Việt liên
tục 'mất tích' ở nước ngoài để 'cứu thân'?
Song May
Gửi
tới BBC từ TP.HCM
31 tháng
10 2022, 19:55 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ck5rx8grgero
Dựa theo
phát biểu của nữ phát ngôn viên ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, báo chí Việt Nam giờ
có chữ mới để nói về việc du khách Việt Nam trốn ở lại nước ngoài là “mất liên
lạc” (lost contact), trong khi báo chí nước ngoài dùng chữ “mất tích”
(missing).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0a6f/live/83185310-5918-11ed-8a74-29f41dd1f5e0.jpg.webp
Du
khách Việt chờ nhân viên an ninh của Israel phỏng vấn tại phi trường của Thái
Lan cuối năm 2016
Những du
khách Việt “mất tích” đang trở thành phổ biến, khi họ tự nguyện gia nhập đội
ngũ illegal (bất hợp pháp) ở xứ người, một kiểu “tìm đường ra đi cứu thân và cứu
cả gia đình”.
'Đi nhờ' bà Kim Ngân rồi
trốn ở Hàn Quốc: Việt Nam ‘đang điều tra’
164 học viên Việt Nam ‘mất
tích ở Hàn Quốc’
Các địa danh Việt
Nam ‘chưa được phương Tây đánh giá cao như Manila, Bali’?
Mất lòng tin của Đài Loan, giờ đến Hàn Quốc
Trong tuần
qua, mạng xã hội Việt Nam bàn tán về việc 100 du khách Việt đến tỉnh Gangwon
(Hàn Quốc) theo chương trình miễn visa đã bỏ trốn. Tuy nhiên, lần “mất liên lạc”
này của du khách Việt đã trở thành “chuyện thường ngày” và không gây sốc như lần
152 du khách Việt mất tích ở Đài Loan hồi tháng 12/2018.
Trang Korea
Times ngày 27/10 đưa tin: “Khoảng 100 công dân Việt Nam nhập cảnh vào
Hàn Quốc với tư cách khách du lịch qua sân bay quốc tế Yangyang đã mất liên lạc,
làm cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dấy lên nghi ngờ rằng họ muốn lưu trú lâu
dài để làm việc bất hợp pháp. Công dân Việt Nam, cũng như Philippines và
Indonesia, đã được miễn visa tối đa trong 15 ngày khi nhập cảnh tỉnh Gangwon, với
điều kiện đăng ký tour du lịch theo nhóm thuộc một công ty du lịch được Hàn chỉ
định kể từ tháng 6/2022. Các công ty du lịch Việt Nam chịu trách nhiệm về các
tour du lịch theo đoàn đã đình chỉ việc đưa du khách đến Yangyang. Theo thông
báo trên trang web, hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc Fly Gangwon cũng quyết
định tạm dừng các chuyến bay đến Việt Nam…”.
Hồi năm
2016, 56 khách du lịch Việt khác đến đảo Jeju của Hàn Quốc cũng “biến mất”.
Nhưng “mất mặt” nhất lại là vụ 9 người đi cùng chuyên cơ của đoàn Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc hồi tháng 12/2018 rồi trốn ở lại, mãi đến
cuối tháng 9/2019 Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) phanh phui có 2 người trong
nhóm 9 kẻ đi cùng chuyên cơ bà chủ tịch quốc hội trốn ở lại bị Hàn trục xuất
thì dân Việt mới hay.
Mất lòng
tin với du khách Việt, hôm 28/10, Zing đưa
tin Hàn Quốc miễn visa cho hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Thái
Lan, Singapore, Malaysia có cùng thời gian lưu trú tối đa miễn visa là 90 ngày,
còn Brunei sẽ được lưu trú tối đa miễn visa 30 ngày.
Du khách
Việt Nam đến Hàn Quốc chỉ được miễn visa khi đến đảo Jeju và tỉnh Gangwon. Tại
Jeju, khách Việt được miễn visa không được rời khỏi đảo trong thời gian lưu trú
tối đa 30 ngày. Riêng tỉnh Gangwon đang tạm dừng chương trình miễn visa cho du
khách Việt, trừ khi họ di chuyển bằng chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến).
Trước đó,
hồi tháng 12/2018, cả nước chấn động trước thông tin 152 du khách Việt mất tích
tại Đài Loan, khi họ đăng ký tour du lịch của 4 công ty được thực hiện chương
trình Quan Hồng.
Thời gian
đó, Việt Nam là một trong những quốc gia phía Nam được Đài Loan áp dụng chương
trình Quan Hồng, cho phép các nhóm du khách từ 5 người trở lên có thể xin visa
điện tử thông qua các công ty du lịch được Đài Bắc chỉ định và không cần phải
chứng minh tài chính. Tại Việt Nam có 84 công ty du lịch, đại lý được Đài Loan
cho phép thực hiện chương trình Quan Hồng. Và lợi dụng chương trình này, 152 du
khách Việt từ bốn đoàn khác nhau đến Đài Loan vào tuần cuối của tháng 12 biến mất
đồng loạt, gây chấn động.
Cả năm sau
sự kiện đó, Taiwan
News của Đài Loan thường xuyên cập nhật tin tức cảnh sát đã bắt được
những du khách Việt “missing” khi họ đang hành nghề bất hợp pháp ở xứ này, kể cả
nghề… bán dâm. Hiện nay, du khách Việt xin visa nhập cảnh xứ Đài phải thỏa nhiều
điều kiện về tài chánh, công việc hiện tại, nói chung là khắt khe, trừ những
người đã từng có visa Hàn, Nhật, Mỹ, Anh, Canada, Úc, Newzealand, khối Schengen
châu Âu… mới có thể xin visa qua mạng và không cần chứng minh gì cả.
Cứ mỗi
năm, nhìn bảng xếp hạng quyền lực passport toàn cầu (Passport Index), du khách
Việt ngậm ngùi tự biết “thân phận”. Năm 2022, passport Việt Nam đứng thứ 73/97,
tức gần cuối bảng, chỉ trên Lào (79) và Myamar (85). Trong 22 quốc gia miễn
visa cho Việt Nam thì có đến 9 quốc gia thuộc khối Asean, còn lại là
Kyrgyzstan, Panama, Ecuador, Saint Vincent and the Grenadines, Haiti, Turks and
Caicos, Cộng hòa Dominica, Liên bang Micronesia…- những quốc gia nằm ngoài danh
sách mơ ước của du khách Việt. Danh sách các quốc gia buộc du khách Việt phải
xin visa dài đến 130, trong đó có Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… đòi hỏi nhiều
giấy tờ chứng minh.
Không so
sánh với những nước phát triển như Hàn, Nhật hay Đài Loan, hãy tự hỏi vì sao những
công dân tại các quốc gia cùng khối Asean như Singapore (5), Malaysia (9),
Brunei (15), Thái Lan (53), Indonesia (58) lại có passport quyền lực cách xa
công dân Việt đến vậy?
Đó chính
là sự hoài nghi của thế giới về tư cách của du khách Việt.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5b09/live/994f1f60-5918-11ed-8a74-29f41dd1f5e0.jpg.webp
Kinh
doanh dịch vụ dẫn khách du lịch nước ngoài sẽ ngày càng khó khăn hơn với các
công ty Việt
Hệ lụy lâu dài cho các công ty du lịch lẫn du
khách Việt khác
Sự việc
100 du khách Việt mất tích ở Hàn chắc chắn ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh
tour outbound của các công ty du lịch lữ hành Việt Nam, khi các điểm đến được
người Việt ưa chuộng như Hàn, Đài, Nhật, Mỹ, Canada, Úc, châu Âu… đều ngày càng
khó xin visa bằng cách tăng thêm điều kiện và kéo dài thời gian xét duyệt.
Một đứa em
chuyên bán tour đi Israel 9 năm nay nói với tôi: “Mỗi năm em đưa 25 đoàn khách
Việt sang Israel hành hương, mỗi đoàn 40 người. Đã xem xét hồ sơ cẩn thận nhưng
kết thúc tour, đưa họ về tới sân bay Sài Gòn rồi mới hết hồi hộp chị ạ. Việc
này hên xui lắm, không nói trước được đâu. May mà trong 9 năm, em chỉ bị có một
du khách trốn ở lại! Nếu nhiều hơn chắc họ cấm công ty em nộp hồ sơ xin visa
luôn ấy”.
Do đặc thù
của tour hành hương, du khách đi Israel thường là dân Công giáo, trong đó có
các linh mục và nữ tu, nên độ rủi ro của các công ty bán tour hành hương Israel
chắc chắn thấp hơn những tour châu Âu, Hàn, Nhật, Đài, Mỹ, Úc…
Tôi nhớ lại
chuyến du lịch Israel của mình hồi cuối năm 2016. Ngoài việc phải nộp nhiều loại
giấy tờ chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập, chứng minh công việc hiện hữu….,
tôi còn phải nộp tất cả passport cũ lẫn mới để chứng minh mình từng đi nhiều nước
và đã trở về.
Khi đoàn
bay sang Thái Lan, nhân viên an ninh của tòa đại sứ Israel ở Thái phỏng vấn từng
người một. Nếu họ đánh rớt ai đó vì nghi ngờ thì người đó phải quay trở lại Việt
Nam, công ty du lịch sẽ hoàn phần tiền còn lại. May mà cuối cùng đoàn của tôi
không có ai bị rớt nhưng qua cổng an ninh phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv,
chúng tôi phải đưa passport cho hướng dẫn viên du lịch. Bạn ấy giải thích:
“Ngoài việc giữ an toàn cho passport của các anh chị, chúng tôi cần phải đề
phòng khi có ai đó bỏ trốn”.
Khi sang
Nhật hồi năm 2018, bạn hướng dẫn viên du lịch (tức trưởng đoàn) cũng giữ
passport của tất cả thành viên.
Vì đã quen
với điều này, tôi không còn ngạc nhiên, nhưng tôi không bao giờ quên chuyến du
lịch đầu tiên của mình ở Hong Kong, Macau hồi đầu năm 1996, lúc hai nơi này vẫn
thuộc Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha. Người hướng dẫn viên phía công ty du lịch
Hong Kong – đối tác của công ty du lịch Việt Nam, nơi tôi đăng ký tour – có vẻ
mặt lầm lỳ, căng thẳng. Mỗi khi đưa đoàn du khách Việt đến một điểm tham quan
và quay lại xe, anh ta giơ tay đếm từng người và luôn là người sau cùng lên xe.
May mắn thay, các chuyến du lịch nước ngoài theo tour của tôi đều không có ai
trốn ở lại nên khi trở về ai cũng vui mà vui nhất là bạn trưởng đoàn.
Kỷ niệm
khác của tôi là hai lần phỏng vấn xin visa ở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn.
Khi đi phỏng vấn, tôi rất tự tin mang theo đầy đủ giấy tờ… nhưng lại không mang
theo các passport cũ. Khi nhân viên phỏng vấn hỏi tôi: - Bà đã từng đi du lịch ở
đâu chưa? - Đã từng đi nhiều nước. – Passport cũ của bà đâu? Vì trong passport
này không thấy điều đó.
Thế là tôi
bị rớt. Cách mấy tháng sau, trong lần phỏng vấn thứ hai, tôi mang theo toàn bộ
passport cũ và “pass” dễ dàng. Việc một người từng đi du lịch nhiều nơi và trở
về chứng tỏ cá nhân đó đáng tin cậy để được cấp visa.
Tất nhiên,
điều rõ ràng là những du khách Việt bỏ trốn đều có sự tính toán từ trước, rằng
họ đã có “đường dây” liên lạc hứa hẹn tạo việc làm ở xứ người, chứ nếu không,
chả ai dám ở lại xứ người để sống bất hợp pháp.
Làm một
công dân hợp pháp thì việc kiếm sống cũng không dễ dàng gì, huống hồ từ bỏ nhân
thân, trở thành một kẻ vô danh trốn chui trốn nhủi ở xứ người.
Chỉ khốn
khổ là vì những cá nhân bỏ trốn đó, con đường du lịch xứ người mở mang tầm mắt
sẽ khép lại với nhiều người Việt.
----------------------
Bài
thể hiện quan điểm riêng của cây bút tự do Song May, hiện sống ở Sài
Gòn.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/af65/live/ce1d7e80-5918-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp
Làm
hướng dẫn viên các đoàn du khách Việt đi nước ngoài phải có thêm nhiệm vụ giám
sát họ bỏ trốn
No comments:
Post a Comment