Tham
vọng và trách nhiệm, nhìn từ cấu trúc chính quyền Úc
26/08/2022
https://gdb.voanews.com/15D226A3-87D4-4F8F-8894-6DC8DE8154F4_w1023_r1_s.jpg
Làm thủ tướng của một quốc gia như Úc,
trong hệ thống như Westminster, đã lắm trách nhiệm.
Morrison
đã chính thức mở cuộc họp báo, trả lời câu hỏi, và biện luận rằng ông đã hành động
một cách ‘thiện chí’ nhưng xin lỗi vì bất kỳ hành vi xúc phạm nào đối với đồng
nghiệp.
Trong
chính trị, tham vọng và trách nhiệm không thể tách rời được. Tham vọng thôi,
nhưng thiếu trách nhiệm với lời nói hay hành động, thì khó thể nào được người
khác tín nhiệm. Họa may, sự trốn tránh hay đổ lỗi trách nhiệm chỉ xảy ra trong các
chế độ độc tài, đảng trị, nơi mà quyền lực được tranh giành bằng thủ đoạn và
trí trá, không phải do tài năng và minh bạch. Miệng thì đề cao trách nhiệm
nhưng trên thực tế không có cơ chế và phương cách nào buộc họ phải chịu trách
nhiệm (accountability). Ngược lại, dưới các thể chế dân chủ, có tinh thần trách
nhiệm cao nhưng không có tham vọng thì khó vươn lên trở thành lãnh đạo xứng
đáng trong một môi trường vốn cạnh tranh gây gắt trong mọi mặt.
Làm thủ tướng
của một quốc gia như Úc, trong hệ thống như Westminster,
đã lắm trách nhiệm. Trong hệ thống này, hành pháp và lập pháp không hoàn toàn độc
lập, tách biệt, như tổng thống chế, kiểu Mỹ, chẳng hạn. Để làm thủ tướng, người
đó trước hết phải là một dân biểu hạ viện. Cho dầu người đó tài giỏi đến mấy,
được dân chúng ủng hộ đến mấy, nhưng nếu người dân trong vùng không tín nhiệm
trong vai trò dân biểu đại diện vùng, thì sẽ không vào được hạ viện. Không vào
được hạ viện thì không thể giữ vai trò nào trong nội các chính quyền cả. Chẳng
hạn như cuộc bầu cử năm 2007, cựu Thủ tướng John Howard, dù đã làm Thủ tướng 4
nhiệm kỳ trước đó, lâu đời nhất của Úc sau Robert Menzies, đã thất cử tại khu vực
Bonnelong (vị thủ tướng thứ nhì bị thất cử như thế; người đầu tiên là thủ tướng
Stanley Bruce trong cuộc bầu cử 1929). Cuộc đời chính trị của ông Howard chấm dứt
từ đó.
Ngoài vai
trò là điều hành guồng máy chính quyền, nghĩa là phải chu toàn bên hành pháp,
thủ tướng trong hệ thống Westminster vừa phải lãnh đạo bên lập pháp tại quốc hội.
Thủ tướng phải có khả năng trả lời tất các câu hỏi trước quốc hội khi nhóm họp,
và đây là một trong những phương thức hiệu quả để vừa đo lường khả năng lãnh đạo
của người đứng đầu đảng, chính quyền và lập pháp, vừa đo lường được trách nhiệm
giải trình của phía chính quyền. Ngoài ra, thủ tướng phải có khả năng chủ động
làm ra những luật mới hay thay đổi luật cũ để thích hợp với hoàn cảnh hiện tại
và tương lai v.v…
Tóm lại là
rất nhiều trách nhiệm.
Dưới sự
lãnh đạo của Thủ tướng Anthony Albanese hiện nay, chẳng hạn, thì chính quyền của
ông có 33 bộ trưởng vòng trong, 12 bộ trưởng vòng ngoài, chưa kể những người phụ
tá bộ trưởng khác. Mỗi bộ có
khi có một hoặc nhiều sở, ban, ngành, hội đồng do chính phủ bổ nhiệm. Nhìn mỗi
bộ và những
đạo luật mà mỗi bộ phải chịu trách nhiệm thì quả thật Úc là một nền
dân chủ pháp quyền tiêu chuẩn.
Công việc
của thủ tướng là phải nắm bắt những vấn đề trọng yếu đã đang hay sẽ diễn ra, và
văn phòng thủ tướng và nội các phải điều hợp tất cả các sở, ban, ngành v.v… để
những thông tin và quyết định quan trọng phải được quản lý và giải quyết kịp thời.
Đó là chưa
kể đến trách nhiệm của thủ tướng trước truyền thông. Phần lớn truyền thống của
thủ trướng trong hệ thống Westminster là vận dụng truyền thông để cho người dân
biết tình hình và diễn tiến của quốc gia và những lý do cho quyết định của
mình. Truyền thông thì luôn vạch hỏi, nhiều khi rất hóc búa, mà người lãnh đạo
phải đủ khả năng kiến thức và kinh nghiệm để đối phó trong mọi tình huống.
Tôi không
biết thủ trướng của Việt Nam làm gì, có trách nhiệm gì, điều hành công việc ra
sao, lắng nghe ý kiến người dân thế nào, họp báo đối đáp câu hỏi của giới truyền
thông (không có truyền thông độc lập) thuyết phục không? V.v… Nhưng Thủ tướng của
Úc nơi tôi đang ở thì quả thật tôi không nghĩ có công việc nào và trách nhiệm
nào nặng nề, áp lực và quan trọng hơn. Dĩ nhiên họ có hàng trăm hàng ngàn người
chuyên viên đủ loại, chưa kể từ các sở, ban, ngành khác, gián tiếp hay trực tiếp
chạy việc hay điều hành guồng máy nhà nước. Nhưng mọi trách nhiệm vẫn lên trên
vai người lãnh đạo: Thủ tướng.
Vậy mà,
cách đây chỉ hai tuần thôi, thông tin tiết lộ và sau đó được kiểm chứng, là
trong thời gian đại dịch Covid, cựu Thủ tướng Soctt Morrison không chỉ giữ vai
trò Thủ tướng, mà còn kiêm luôn cả năm
bộ quan trọng khác từ 14 tháng 3 năm 2020 đến 6 tháng 5 năm 2021. Đó
là: 1) Bộ Y tế; 2) Bộ Tài chánh; 3) Bộ Kỹ nghệ, Khoa học, Năng lượng và Nguồn lực;
4) Bộ Nội vụ (Home Affairs); và 5) Bộ Tài chánh.
Điều này
chưa bao giờ xảy ra trong chính trị Úc. Và hình như chưa từng xảy ra trong những
nước theo hệ thống Westminster.
Tại sao
Morrison lấy quyết định chưa từng có tiền lệ trước đây?
Theo điều
tra thì chưa thấy các quyết định này có dính líu gì đến tài chánh. Nghĩa là
Morrison không nhận được thêm tiền lương nào khi nhận lãnh thêm năm chức vụ
quan trọng này.
Morrison biện
luận rằng thoạt đầu ông quyết định như thế, đặc biệt với Bộ Y tế, vì
luật an ninh sinh học (biosecurity laws) chỉ trao quyền cho một mình Bộ trưởng
Y tế, lúc đó là Greg Hunt, quyết định. Trong tình huống có nhiều rủi ro, bất
an, Morrison nghĩ rằng phải có kế hoạch phòng hờ. Morrison quan niệm rằng trước
đây kế hoạch phòng hờ nằm ở những người giữ vai trò nhỏ hơn, nhưng với ông, nó
cũng cần đến vai trò cao hơn trong chính quyền. Sau cùng Morrison biện luận ông
không cần phải sử dụng quyền lực trong những vai trò và kế hoạch này và rằng
các bộ trưởng có toàn quyền kiểm soát trong các sở và ban ngành dưới quyền của
họ mà ông không hề can thiệp.
Câu hỏi kế
tiếp được đặt ra là nếu chính đáng và chính nghĩa, tại sao phải làm nó trong âm
thầm, kín đáo mà ngay cả phần lớn, không phải tất cả, các bộ trưởng thuộc năm bộ
trên cũng không được biết đến? Chỉ có Bộ trưởng Y tế Greg Hunt thì biết.
Morrison biện minh rằng ông làm một cách kín đáo để các bộ trưởng không nghi vấn
vai trò của mình. Nhưng biện luận này không thuyết phục nhiều người. Nói chung
đây là câu hỏi mà chưa được trả lời chính đáng. Và vì thế mà khi bị tiết lộ, nó
gây bão trong chính trường Úc.
Câu hỏi
hành động này có hợp pháp hợp hiến không? Một số chuyên gia về hiến pháp cho
rằng hành động này hơi lạ lùng (weird), nhất là việc giữ kín, bí mật
ngay cả với thành viên nội các của mình, nhưng nó không vi hiến.
Cựu Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, Karen
Andrews, dưới thời Morrison, không hề biết chuyện này. Nên khi được tiết lộ,
bà kêu gọi Morrison nên từ chức và rời khỏi quốc hội. Anthony Albanese phê
bình Morrison là phá hoại nền dân chủ của Úc và tấn công “hệ thống dân
chủ nghị viện Westminster như chúng ta biết”.
Anne
Twomey, giáo sư luật hiến pháp và giám đốc Đơn vị Cải cách Hiến pháp tại Đại học
Sydney, bày tỏ quan ngại về những tác động rộng lớn hơn của hành động của
Morrison nhằm tập trung quá nhiều quyền lực. Twomey nói:
“Nó cho thấy rằng chúng ta đã có một hệ thống chính phủ ở đây, nơi thủ tướng thực
sự hành xử như tổng thống Hoa Kỳ thay vì là một bộ trưởng trong số nhiều bộ trưởng
trong hệ thống chính phủ đại diện và chịu trách nhiệm.”
Phương
cách của Morrison quả là không có tiền lệ. George Williams, một chuyên gia khác
về hiến pháp cho rằng đặc điểm của quản trị tốt là cử tri biết ai là người nằm
trong chính phủ và ai là bộ trưởng, nhất là khi có những tình huống hay quyền lực
bất thường xảy ra như trong thời đại dịch.
Morrison
đã chính thức mở cuộc họp báo, trả lời câu hỏi, và biện
luận rằng ông đã hành động một cách ‘thiện chí’ nhưng xin lỗi vì bất kỳ
hành vi xúc phạm nào đối với đồng nghiệp.
Tham vọng
và trách nhiệm, trong trường hợp của Morrison, có lẽ ngang nhau. Tin, hay không
tin, vào những biện luận của Morrison thì tùy quan điểm của mỗi người. Bài học
quan trọng ở đây là trong thể chế dân chủ đích thực, sự minh bạch là tối quan
trọng và cần thiết để duy trì niềm tin, bởi vì nói cho cùng khó thể giấu được bất
cứ điều gì trong hệ thống chính trị này.
No comments:
Post a Comment