NỘI
DUNG :
Báo
chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine
RFA
.
Nga
tấn công Ukraine: vì sao có một số người Việt tán đồng?
RFA
===========================================
.
.
Báo
chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine
RFA
24/02/2022
Chủ tịch nước Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh tại
Mát-xcơ-va trong chuyến thăm chính thức Nga tháng 12/2021. Reuters
Khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine,
Hà Nội - đối tác thân cận nhất của Mát-xcơ-va ở Đông Nam Á vẫn tỏ ra thụ
động. Hà Nội không đưa ra bình luận mang tính thực chất nào ngoài việc kêu gọi
hai bên kiềm chế như vẫn làm bấy lâu.
Trong khi đó, báo chí Việt Nam lại đưa tin rất
chi tiết về cuộc xung đột này và đáng ngạc nhiên là họ không đưa tin với thái độ
thiên vị Nga thông thường.
Khi cái gọi là phong trào biểu tình Euromaidan
làm rung chuyển Ukraine vào năm 2014, tiếp theo là cuộc xung đột Nga-Ukraine dẫn
đến việc Nga thôn tính Crimea, báo chí nhà nước thường đổ lỗi rằng cuộc khủng
hoảng này là do "phương Tây". Lỗi được cho là nằm ở phía Mỹ và việc mở
rộng của NATO nhằm đưa Ukraine ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga.
Bức tranh hôm nay không giống như vậy.
Tờ
Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã thông tin
về lập luận của cả hai bên tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc hôm thứ Ba về Ukraine. Báo này không chỉ dẫn lời các đại diện Nga và Trung
Quốc mà còn trích dẫn phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và tuyên bố của
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Tin tức - tờ báo điện tử chính thức của Thông
tấn xã Việt Nam, mặc dù dành nhiều chỗ hơn thường lệ cho các thông tin của Nga
về cuộc khủng hoảng nhưng cũng đưa tin về việc phương Tây lên án sự công nhận của
Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine
cũng như các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Mát-xcơ-va.
Một bài
bình luận thậm chí còn viết rằng hành động của ông Putin đã "hủy
hoại kỳ vọng về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”.
Quan hệ Nga-Việt nam có lịch sử khá dài, khởi
nguồn từ thời Liên Xô cũ. Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên
công nhận quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1950), nay
là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt
Nam và là một trong ba “đối tác chiến lược toàn diện” duy nhất của Việt Nam bên
cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Mát-xcơ-va cũng đã là đối tác cung cấp viện trợ lớn
nhất cho Hà Nội trong nhiều năm cho tận đến khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ.
Đến nay, Nga vẫn là đối tác quốc phòng quan trọng
nhất của Việt Nam và là nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho lực
lượng vũ trang của Việt Nam.
Vì những lý do đó, những chỉ trích về Nga và
chính sách đối ngoại của Putin, đặc biệt là khi nó không liên quan trực tiếp đến
Việt Nam, là rất hãn hữu.
Việt Nam không có báo chí tư nhân và hầu hết
báo chí trong nước tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung
ương - cánh tay đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, khi hơn 70% dân số Việt Nam
có truy cập
internet và thế hệ nhà báo trẻ hiện có thể khai thác các nguồn tin tức
bằng tiếng Anh, nhiều tư tưởng “phương Tây hóa” đã xâm nhập vào báo chí trong
nước bất chấp sự thất vọng và không hài lòng của những người bảo thủ.
Người dân đọc báo
bên bờ hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 3/5/2018. Ảnh: Reuters
Những cảnh báo về Trung Quốc
Chính phủ Việt Nam hôm thứ tư đã ra tuyên bố đầu
tiên về cuộc xung đột Ukraine với lời kêu gọi quen thuộc, yêu cầu tất
cả các bên "kiềm chế và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình thông
qua các biện pháp ngoại giao, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".
Tuy nhiên, các thảo luận về tình hình Ukraine
đang nóng lên trên các diễn đàn mạng xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên
Facebook - mạng xã hội đang được 66 triệu người Việt Nam sử dụng.
Sự quan tâm của cư dân mạng Việt Nam đối với
cuộc xung đột cách xa khoảng 8.000 km hiện tập trung vào một số chủ đề chính
như: Cộng đồng người Việt khoảng 6.000-7.000 người đang sống tại Ukraine, ảnh
hưởng đối với kinh tế thế giới và Trung Quốc.
Bất chấp mối quan hệ huynh đệ giữa Đảng Cộng sản
Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện có sự nghi ngờ và kình địch giữa hai
quốc gia láng giềng, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
"Trung Quốc đã bắt tay với Nga để hình
thành một trật tự thế giới mới" - cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, một nhà
phân tích chính trị cho biết.
"Bây giờ, châu Á nên cẩn thận với Trung
Quốc" - ông nói thêm.
"Mỹ đã mắc một sai lầm chiến lược" -
một nhà phân tích khác từ Việt Nam nhận định. Ông này không muốn tiết lộ danh
tính vì mối liên quan với chính phủ Việt Nam và không được phép trả lời báo
chí.
"Họ [Mỹ] dường như quên rằng đối thủ cạnh
tranh thực sự của họ là Trung Quốc. Đối đầu với Nga nghĩa là phải chiến đấu
trên hai mặt trận cùng một lúc. Thất bại gần như là chắc chắn" - nhà phân
tích này nói.
Chính quyền Biden tuyên bố sẽ không đưa quân đội
đến chiến đấu ở Ukraine. Và Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không lợi dụng tình
hình ở Ukraine và rằng Trung Quốc không có
lợi ích cá nhân trong vấn đề Ukraine. Nhưng nhiều người Việt lo
ngại rằng khi Washington bị phân tâm bởi căng thẳng leo thang ở Ukraine, Bắc
Kinh sẽ tận dụng tình hình và thúc đẩy chương trình nghị sự của mình ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương.
Đài Loan và Biển Đông dường như là những mục
tiêu nhỡn tiền nhất vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với những nơi này
- nhà phân tích Việt Nam nhận định. Ông đồng thời nói thêm rằng hành xử của
Trung Quốc ra sao sẽ phụ thuộc vào những diễn biến tình hình ở châu Âu.
--------------------
Tin, bài liên quan
Dù
được tăng cường, dân quân biển Việt Nam vẫn lép vế so với Trung Quốc
Căn
cứ quân sự của Trung Quốc và Biển Đông: Thách thức mối quan hệ Việt Nam -
Campuchia
Trung
Quốc và Mỹ gia tăng tập trận quy mô ở Biển Đông năm 2021
Hình
ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đang bồi đắp đảo thuộc quần đảo Trường Sa
.
-------------------------------------------------------------------------
.
.
Nga
tấn công Ukraine: vì sao có một số người Việt tán đồng?
RFA
2022.02.24
Một người biểu tình
phản đối Nga xâm lược Ukraine tại Tokyo, Nhật Bản hôm 24/2/2022. AFP
Hàng loạt quốc gia trên toàn thế giới lên án
quyết định tấn công Ukraine của Tổng thống Nga Putin; trong khi đó tại Việt Nam
có người lại tỏ ra ủng hộ quyết định đó.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, rạng sáng ngày
24 tháng 2 giờ Đông Âu đã phát lệnh tấn công nước láng giềng Ukraine trên sóng
truyền hình trực tiếp.
Tin tức về cuộc chiến tranh ở Châu Âu đã nhanh
chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội tiếng Việt.
Ngoài những quan điểm thể hiện sự lo lắng cho
dân thường tại Ukraine trong cuộc chiến, và những thái độ phản đối chiến tranh,
không ít người đã thể hiện sự ủng hộ đối với hành động xâm lược của Nga.
Lý lẽ được người ủng hộ tổng thống Putin đưa
ra xoay quanh việc cho rằng miền đông Ukraine là “lãnh thổ lịch sử của Nga” nên
việc đưa quân đến thu hồi là hợp lý. Ý kiến này được đăng tải trên trang
Facebook có tên Đơn vị Tác chiến Mạng, vốn chuyên đăng tải nội dung tuyên
truyền chính trị.
Hoặc cũng có ý kiến cho rằng vì Phương Tây đã
từng gây chiến ở nước khác nên Nga cũng có quyền làm vậy. Ngoài ra cũng có người
cho rằng vì NATO đã ép Nga đến nước phải gây chiến.
Những ý kiến thể hiện sự ủng hộ đối với Nga đã
tạo ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội, người phản đối quan điểm
này cho rằng Trung Quốc có thể sẽ học theo Nga mà tấn công Việt Nam, nên không
thể ủng hộ hành động của Putin.
Giáo sư Johnathan London, một chuyên gia về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, đã thể hiện
sự tức giận của ông trên mạng xã hộ đối với những người Việt Nam ủng hộ cuộc
xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông giải
thích phản ứng của mình:
“Việc mà một số người, thậm chí vài nghìn
người hoặc là hơn nghĩ gì về Putin thì tôi thấy không phải là một chuyện gì
quan trọng lắm, chỉ là hơi lạ, chán và nếu mà được phép nói một từ tiếng anh gọi
là stupid (ngu dốt), thực sự là ngu dốt.”
Lý giải về hiện tượng có những người ở Việt
Nam ủng hộ Nga xâm lược Ukraine, trong khi xâm lược vốn là từ mà người Việt rất
ghét, vị giáo sư hiện đang công tác tại trường đại học Leiden, Hà Lan, cho biết:
“Chúng ta có thể lý giải như thế này, là từ rất lâu
thì cái môi trường chính trị ở Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi quan điểm đen-trắng,
có tây và có ta. Và trong ta thì có Lenin này, có Stalin, kể cả Mao Trạch Đông.
Và có một nét rất là cụ thể trong lịch sử xã hội chính trị ở Việt Nam, trong đó
có tư duy thiếu độc lập và thiếu logic, và theo đó thì khả năng của những người
này để nhìn rõ một cách khách quan bị rất là hạn chế.”
Giáo sư Jonathan London cũng cho rằng một yếu
tố nữa khiến không ít người Việt Nam ủng hộ Putin đó là thiên hướng thích những
chính khách có phong thái mạnh mẽ, nam tính, và cai trị theo đường lối cứng rắn.
Ông Công Mạnh Đức, một người dân ở Hà Nội thì
cho rằng nguyên nhân tồn tại tâm lý tích cực của nhiều người Việt Nam đối với
nước Nga còn do hệ thống tuyên truyền và giáo dục, ông nói:
“Rõ ràng cái sự tuyên truyền và giáo dục nó ảnh hưởng
rất là lớn, và nó ảnh hưởng đến tiềm thức con người ta hàng mấy chục năm trời.
Mình không rõ cái chương trình bây giờ, nhưng mà lúc mình còn học phổ thông thi
một cái thời lượng khá là nhiều họ dạy những tác phẩm ca ngợi cái thành tựu của
Xô Viết, ngay cả những kiến trúc ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều dấu ấn từ cái thời
Xô Viết đấy.
Rồi là những cái tuyên truyền của Nhà nước khi mà
nói đến Hồng Quân giải phóng Châu Âu, hay là cứu nhân loại khỏi Phát xít. Thì hầu
hết mọi người sẽ không bao giờ nghĩ đến là có cái chuyện mà người Châu Âu nào
đó ghét người Nga.”
Nhạc sĩ Tuấn Khanh thì lý giải hiện tượng mà
ông gọi là “cuồng Nga” ở Việt Nam tồn tại một phần là vì làn sóng đi học và lao
động tại Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa trước đây. Và ông cũng
cho rằng vì nguyên do lịch sử nên số người ủng hộ Nga sẽ tập trung chủ yếu ở miền
Bắc.
-----------------------
Tin, bài liên quan
Chuyên
gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển
Đông
VN
thương lượng với Ukraine để mua phản lực cơ
No comments:
Post a Comment