Friday, December 24, 2021

BÁO AL JAZEERA : DÂN PHẢI ĐÚT LÓT CÔNG AN VIỆT NAM ĐỂ ĐƯỢC YÊN ỔN (Như Hồ - Saigon Nhỏ)

 


Báo Al Jazeera: Dân phải đút lót công an Việt Nam để được yên ổn

Như Hồ  -  Saigon Nhỏ
24 tháng 12, 2021

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/bao-al-jazeera-dan-phai-dut-lot-cho-cong-an-viet-nam-de-duoc-yen-on/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/tuan-tra-vu-trang.jpg

Báo Al Jazeera nói công an địa phương luôn phải kiếm tiền để nộp lại cho cấp trên.

 

Trong một cuộc khảo sát thầm lặng mới đây, báo Al Jazeera đã có câu kết luận về cuộc sống thường ngày của người dân Việt: Muốn yên ổn, phải tập làm quen chuyện đút lót với các loại công an Việt Nam. Đặc biệt là với người buôn bán lớn, nhỏ thì hình thức đóng tiền cho công an, cũng là một hình thức bảo kê cho cuộc sống mưu sinh của mình, không khác gì với các kiểu băng đảng.

 

Bài viết được đăng tải vào ngày 23 Tháng Mười Hai 2021, với một cái nhìn trung thực và đầy những kinh nghiệm sống của các phóng viên thường trú ở Việt Nam, giấu tên.

 

Báo Al Jazeera kể rằng ở Hà Nội, một phụ nữ buôn bán cà phê trên phố vừa nhìn thấy một chiếc xe công an đi ngang qua quán cà phê của cô trong khu phố cổ Hà Nội, vào một buổi chiều gần đây, cô vội vàng nắm lấy những chiếc ghế trên vỉa hè và dẹp vội vào trong. Sau khi xe công an khuất bóng ngay sau đó, cô đặt những chiếc ghế lại trên vỉa hè. Bằng cách sử dụng không gian trước cửa hàng rộng 16 mét vuông của mình, cô Ngân, tên tạm trong bài viết của người phụ nữ này, nói rằng làm vậy cô có thể tăng gấp đôi số lượng khách hàng có thể ngồi tại một thời điểm.

 

“Mỗi ngày, chúng tôi phải “diễn” trong vài giây,” cô Ngân nói với Al Jazeera. ‘Dù sao thì phía công an cũng sẽ phạt chúng tôi, vì “phí bảo kê” của chúng tôi vẫn trả đủ hàng tháng. Người phụ nữ này đang phải nuôi một gia đình bảy người, và để không bị kiếm chuyện, phạt… thì cô ta đã bí mật thoả thuận trả sáu triệu đồng ($260) tiền mặt cho mỗi sáu tháng, đưa cho một cảnh sát khu vực mà cửa hàng của cô đang làm ăn. Trong một số trường hợp, cô ấy thậm chí còn giúp anh ta thu tiền từ các cửa hàng khác trong khu vực.

 

“Công an sẽ không bao giờ nói với tôi số tiền họ muốn. Tôi luôn là người ra giá tiền, và phía công an sẽ mặc cả sau đó cho đến khi họ hài lòng”, người phụ nữ bán cà phê hơn chục năm nay cho biết.

 

Với nhiều chủ cửa hàng và người bán hàng rong ở Hà Nội, lâu nay việc chi tiền bảo kê như vậy, thường được gọi là“nuôi công an” hay “bảo kê”, chỉ là một chi phí khác của hoạt động kinh doanh thường ngày. Việt Nam là nước được xếp hạng 104 trong số 180 quốc gia trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm ngoái do Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Berlin, tổ chức chống tham nhũng toàn cầu, biên soạn với số điểm 36/100. Mức 100 điểm được coi là trong sạch nhất. Công an Việt Nam được nhiều người dân Việt Nam coi là một trong những ngành tham nhũng nhất trong cả nước.

 

Báo Al Jazeera cũng nhấn mạnh rằng việc ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch diễn trò chống tham nhũng “rực lửa” vào năm 2018, dù chỉ là chọn lọc đối tượng để xử, nhưng cũng đã dẫn đến việc truy tố hơn 11,700 tội phạm kinh tế, công an và quân đội là một trong những mục tiêu chính bên cạnh các cấp trên của đảng cộng sản cầm quyền.

 

Tuy nhiên, chiến dịch rầm rộ đó không xóa sổ được nạn tham nhũng vặt, vốn vẫn được các doanh nghiệp và chính quyền im lặng chấp nhận rộng rãi.

 

Mặc dù luật Việt Nam có quy định việc nhận hối lộ của các quan chức và quản lý nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước đã bị hình sự hóa theo luật chống tham nhũng năm 2018, các khoản chi cho cảnh sát và các công chức cấp thấp khác thường được diễn giải là “phí bảo vệ”. Năm 2019, theo báo cáo từ chương trình thăm dò của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, đã phỏng vấn 14.138 công dân ở 63 tỉnh, thành phố, cho biết mức độ tham nhũng giảm nhiều nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên đó vẫn là những báo cáo của nhà nước.

 

Sở Công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an đều đã không trả lời yêu cầu bình luận của Al Jazeera về những lời ta thán này. Đối với cô Tú, chủ một nhà hàng lẩu nhỏ ở thành phố Hòa Bình, quà tặng và tiền chi trả là một loại “bảo hiểm” để chống lại sự quấy rối của công an. “Trong nhà hàng, tiếng ồn là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi có thể bị phạt vì nói là phá rối sự bình yên của khu phố bất cứ lúc nào”, cô nói. “Tốt hơn là trả tiền và được để yên”. Kiểu hợp tác như vậy với cảnh sát địa phương giúp Tú thoát khỏi các giấy mời, các chuyến đi đến đồn công an và các gánh nặng hành chính khác, đi kèm với việc phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

 

“Tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Tôi không biết cách để để đối phó với họ”, cô Tú, cũng là một người đã thay tên, cho biết. “Những yêu cầu đó không bao giờ minh bạch và công an có thể thay đổi theo ý thích. Doanh nghiệp của tôi có thể hợp pháp ngày hôm nay và bất hợp pháp vào ngày hôm sau.

 

“Có qua có lại”, đó là kiểu quan hệ thường nhật của người dân với công an Việt Nam, nhưng đó cũng là kiểu khuyến khích công an địa phương linh hoạt khi nhận hối lộ. Trong suốt hai tháng phong toả vì dịch mới vừa qua, phía gia đình của cô Ngân bán cà phê đã xin miễn tiền “bảo kê” vì không làm ăn được gì. Đầu tháng này, một cảnh sát khu vực đã gọi cho Ngân để thông báo rằng anh ta sẽ “đến thăm”. Giải thích rằng cửa hàng kinh doanh không tốt do số ca nhiễm coronavirus tăng cao, Ngân yêu cầu “giảm giá”. Viên cảnh sát đồng ý, nhưng nói với cô ấy rằng cô ấy sẽ cần phải bù đắp nó khi mọi thứ trở lại bình thường.

 

Một cựu công an ở Hà Nội, giấu tên, nói với phóng viên báo Al Jazeera rằng cảnh sát địa phương chỉ thường dựa vào các doanh nghiệp nhỏ để ăn tiền, vì chủ các doanh nghiệp lớn thì thường có các chỗ dựa lưng tốt, khó kèo nài hơn. Viên cựu công an này cho biết dù được giữ một phần nhỏ số tiền hối lộ thu được, nhưng phần lớn số tiền sẽ được giao về cho những người “cấp trên”, đặc biệt là trưởng công an phường. “Sếp của tôi yêu cầu chúng tôi [cấp dưới] phải kiếm cho ông ta một số tiền nhất định mỗi tháng”, người đã rời lực lượng vào năm ngoái, nói, “nếu không, chúng tôi sẽ gặp rắc rối”. Còn với Hùng, người điều hành một quán cà phê ở quận Đống Đa, Hà Nội, nói là khó mà trách các cán bộ công an cấp dưới về thứ văn hóa tham nhũng này, mà anh ta coi là một hình thức “tán lộc” hay chia chác tài sản của mình, điều đó là cần thiết. để tránh nghiệp xấu.

 

“Để tồn tại trong thế giới kinh doanh, bạn cần biết cách tôn trọng chính quyền địa phương,” Hùng, cũng là một tên gọi tạm, nói với phóng viên báo Al Jazeera. “Có qua có lại khiến mọi người đều vui”. Anh Hùng nói chắc chắn rằng phần lớn số $40 “tiền bảo kê” mà anh ta trả cho cảnh sát mỗi quý sẽ đến tay các quan chức cấp cao hơn. Hùng nói: “Công an không cần bạn tuân thủ luật pháp. Họ muốn bạn phạm luật để họ có tiền nộp cho cấp trên của họ. Chúng ta không thể đổ lỗi cho họ, vì chính sếp của họ là người không đứng đắn,” nhưng Hùng nói thêm, khi mô tả hành vi tham nhũng vặt đó là “không là gì so với sự tham nhũng của các loại quan chức cấp cao”.




No comments: