Nguyễn Khoa Thái Anh
28/08/2017
Khi tuần lễ tồi tệ nhất của một người đóng vai trò tổng
thống khốn nạn bắt đầu kết thúc, tôi thấy có nhiều tiên đoán rằng Donald Trump
sẽ từ chức, kể cả ông Tony Schwartz, người đã viết quyển ”The Art of the Deal”
cho Trump và có lẽ là người am hiểu nhiều tâm tư bất chính của đương sự.
Tôi không cho đây là một chuyện mơ ước hão huyền hay
quá độ.
Tôi cho đây là một chuyện muộn màng.
Donald Trump. Ảnh National Review
Trump đã từ nhiệm vai trò tổng thống lâu rồi – nếu
chúng ta coi đó là trách nhiệm giữ gìn đạo đức, nếu chúng ta giả định rằng ít
ra nỗi ưu tư về dân tình phải cưỡng lại cái tôi tự tôn tự đại, nếu chúng ta kỳ
vọng mối quan tâm trong việc ban hành luật của một vị tổng thống phải nằm trên
các kịch tính sáo rỗng, nếu chúng ta cho rằng mức độ lễ nghi tối thiểu của ngoại
giao là một phần trong phương án lãnh đạo.
Căn cứ trên những mực thước đó, có thể nói rằng nhiệm
kỳ tổng thống của Trump chẳng bao giờ thực sự bắt đầu. Căn cứ trên những mực
thước đó, người ta không thể chối cãi rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông đã kết
thúc tại sảnh đường của Trump Tower vào chiều thứ Ba, khi ông chọn – đúng, đã
chọn – để kiện cáo hơn là lãnh đạo, để chăm lo cho tự ái bị tổn thương của mình
thay vì chuyện thương tổn của Hoa kỳ hay chuyện tranh cãi về những luận điểm da
trắng thượng tôn ngỡ rằng cao xa.
Ông đã chối bỏ trách nhiệm của mình một cách triệt để
và thô bạo chẳng khác gì một lá thư từ chức. Sau đó, ông đã gả bán vựa rượu
Virginia của mình trên đường đi ra cửa.
Trump biết rất rõ những gì ông ta nên làm, bởi vì
ông ta đã làm điều đó – một cách miễn cưỡng và khổ nhọc – chỉ một ngày trước
đó. Nhưng chuyện đó lại cho ông ta cảm thấy bị sửa lưng, ép buộc, phục tùng và
yếu đuối, và những cảm xúc đó sẽ không ổn cho lòng tự kỷ cần được vuốt ve và dễ
bị xúc phạm của ông. Vì vậy, ông đưa bản ngã mình lên cao hơn quyên` lợi quốc
gia và bung ra, trong một tình huống quá lộ liễu và sai trái – tàn độc đến độ
mà các chương trình truyền hình đã phải đi cầu cạnh các thành viên đảng Cộng
hòa trong Quốc hội bào chữa hoặc thậm chí cố giải thích những điều ông nói.
Những nhà lập pháp đó không muốn liên hệ với ông kể
cả những trưởng nhóm của các đại công ty mà ông cho là ngang hàng với mình. Kể
cả các tướng lãnh mà ông thực sự nể trọng. Lãnh đạo trong các ngành như Bộ
binh, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến đều đi xa hơn vai trò của họ
để chính thức tuyên bố, lên án hành động thù ghét mà ông Trump không chịu làm.
Một cú đảo chánh nhẹ chống lại một lão điên: chứng tỏ ông Trump đã bị bất lực từ
lâu.
Ngày thứ Ba, ông “đã chối bỏ những gì mà các tổng thống
từ Roosevelt cho đến Reagan đều cho là nhiệm vụ cốt lõi của họ: chọn một hướng
đi luân lý để tìm mối đoàn kết và hòa giải quốc gia,” ông Mark Landler, phóng
viên báo Time viết trong một bài báo được cho là bài phân tích tin tức hơn là một
cột bình luận. Nhận định của ông Landler, được lặp lại bởi vô số những người
khác, vừa không thể đả phá được, vừa nghe xót xa, nhận định này được khơi dậy một
phần vì cách thô bạo mà Trump trả lời một câu khó có thể mường tượng người ta
có thể hỏi một vị tổng thống khác: Liệu ông có đưa những nhóm Neo-Nazi ở
Charlottesville lên cùng một “bình diện đạo đức” như những người đã xuất hiện để
chống lại họ?
Trump trả lời: “Tôi không đôn ai lên một bình diện
luân lý.”
Đúng vậy ông không làm thế. Và nếu ông ta không thể
đôn ai lên bình diện luân lý, ông ta cũng không thể đưa mình vào Không lực Một
(Air Force One).
Hôm thứ Sáu, Trump đã phế truất ông cố vấn chiến lược
chia rẽ Steve Bannon. Tuyệt chiêu. Nhưng cũng chẳng được tích sự gì. Cả một đội
ngũ văn phòng tổng thống cũng chẳng ăn thua gì khi chính ông ta đã bị lạc lối
xa như thế.
Trong tờ báo Atlantic, dưới tiêu đề “Donald Trump là một Tổng thống Vịt Què,“
David Graham đã viết: “Đối với hầu hết
các tổng thống, điều đó xảy ra trong vài tháng cuối cùng của một nhiệm kỳ. Đối
với Trump, tình trạng này dường như đã đến quá sớm, chỉ vài tháng sau khi ông
ta nhận nhiệm sở. Tổng thống luôn luôn khoác lác rằng ông là một người học
nhanh.”
Trong tờ Axios, Mike Allen và Jim VandeHei lưu ý rằng
Tổng thống đã “làm hỏng hoặc hủy hoại mối quan hệ của mình một cách có hệ thống
– hầu như với mọi nhóm hoặc cá nhân cần thiết để thành công.” Sau đó họ kể ra
những nhóm cử tri “bị lần lượt phân biệt đối xử“ như: “quần chúng,” “CEO,” “cộng
đồng tình báo,” “mọi người Dân chủ có thể giúp ông thương lượng,“ ”các vị quốc
trưởng trên thế giới,” “châu Âu,” “nhân viên Nhà Trắng.”
Trong tờ The Times, Michael Shear, Maggie Haberman
và Glenn Thrush tường trình rằng một số cố vấn hàng đầu của ông không thể hình
dung được vai trò tổng thống của ông sẽ được hồi phục như thế nào. Họ nói thêm:
“Những người khác tỏ ra nghi ngờ về khả
năng của ông để thi hành công việc.”
Cùng gieo một tiếng chuông tương tự, ông Bob Corker,
Thượng nghị sĩ Tennessee một trong những người Cộng hòa không thuộc phe chống đối
ông, nói rằng: “Tổng thống vẫn chưa thể
chứng minh được sự ổn định cũng như khả năng mà ông ta cần phải chứng minh.”
Đây không chỉ nằm trong vấn đề khả năng. Đây là câu
hỏi về quyền lợi căn bản, bởi khi tôi nhìn lại qua lăng kính của những đổ nát
hiện nay, tất cả những gì đã xảy ra kể từ khi Trump đi xuống thang máy ở Trump
Tower vào tháng 6 năm 2015, tôi thấy rõ ràng rằng ông ta không bao giờ thực sự
muốn hoặc được cắt ra để làm tổng thống, ít ra không phải là một vai trò được
quy ước hay định nghĩa đúng nghĩa của nó.
Ông cho thấy điều này nhiều lần khi đã từ chối các
thông lệ và nghi thức thông thường, như từ chối không công bố bản khai thuế,
khoe khoang về kích cỡ của dương vật mình, chửi mắng người cha Hồi giáo của một
quân nhân Mỹ đã hy sinh và chọn những lời lẽ ấu trĩ thay vì thi ca trong mọi
giây phút đáng kể.
Do chiến thắng của ông trong cuộc tranh cử sơ bộ đảng
Cộng hòa và sau đó là cuộc tổng tuyển cử, chiến dịch vận động tranh cử của ông
đã được hoan nghênh vì chiến thuật tài giỏi của nó. Nhưng nó đã được thúc đẩy,
thích ứng với cảm giác ham muốn của mình. Bao nhiêu thời gian bỏ ra viết
Twitter chủ yếu không liên quan trực tiếp gì đến cử tri. Đó là cách, trong một
không gian thực tại, để nhìn chằm chằm vào mặt đồng hồ để đo lường sự chấp thuận
và theo dõi xem cảm tình của ông ta được ưa thích và được chia sẻ rộng lớn đến
chừng nào.
Hoan hô. Cổ súy thương hiệu Trump rộng lớn hơn. Một
lớp sống ưu đãi mới trên đỉnh một cuộc sống vốn dĩ đã lãng phí với quá nhiều
cung phụng. Hoàn toàn xâm nhập ý thức hệ của dân Mỹ. Đây là những mục tiêu hàng
đầu của ông. Cai trị không phải mục tiêu, và điều đó rõ ràng là do sự mập mờ
không trung thực trước Ngày Bầu cử và vì sự lười biếng và thách thức của ông
sau đó.
Ông đã cho thấy rõ rằng xung đột lợi ích đã chẳng
làm ông nao núng, kể cả sự thu hút và chú ý không ngừng đến tài sản của Trump
và luôn luôn cho rằng không có gì trong luật của Hoa kỳ buộc ông ta phải tách rời
với các lợi ích kinh doanh của mình.
Ông mở toang cửa Nhà Trắng cho những người không có
khả năng, không có tư cách và không tử tế, gần đây nhất là ông Anthony
Scaramucci, một người trong suốt những giây phút làm giám đốc truyền thông ngắn
ngủi nhất của đương sự, đã lăng mạ Steve Bannon là một kẻ cố tình uyển chuyển
tìm cách thụ hưởng sự tự sướng. Điều đó đã được ghi nhận. Đến phiên Steve
Bannon lăng mạ đối thủ Nhà Trắng của mình – họ bị ông Bannon đe doạ đến mức phải
“tự làm mình bị ướt sũng (té đái).” Điều này cũng chính thức được ghi nhận.
Tổng thống có nhiệm vụ bổ nhiệm người vào các chức vụ
quan trọng. Ông Trump cù cưa. Tổng thống được cho là người tham gia vào việc lập
pháp, nhưng khi các thành viên Quốc hội họp với Trump về việc bãi bỏ và thay thế
Obamacare họ đều kinh ngạc vì sự kém hiểu biết của ông về luật pháp và thủ tục
lập pháp.
Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ các định chế thiêng
liêng nhất của Hoa kỳ, cải thiện chúng nếu cần. Trump không tôn trọng các định
chế này. Ông đã tìm cách làm mất uy tín và tước bỏ quyền lực của ngành tư pháp,
ngành báo chí tự do, FBI, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ. Thậm chí ông đầu
độc và tìm cách đưa chính trị vào Hướng đạo sinh. Đây là quá trình của một bạo
chúa.
Tôi chưa đề cập đến Nga. Thật đáng kinh ngạc khi
chuyện này có thể bị bỏ sót mà vẫn còn bao nhiêu chuyện khác để mà hối tiếc.
Trump vẫn không thực hiện trọng trách qua vai trò của
mình. Ông ta từ bỏ mọi việc, cắt bỏ từng khoản một. Đánh mất đạo lý tuần vừa
qua là một đỉnh điểm.
Khi tôi nhìn những người trong gia đình Bush, tướng
lãnh và các đối thủ cũ của Trump trong vụ đề cử vào chức tổng thống của đảng Cộng
hòa bước vào quảng trường công cộng để tuyên bố nguyên tắc riêng của họ về những
kẻ kỳ thị giết người và khủng bố trong nước, tôi nhận ra rằng họ đã không đi
qua bất kỳ những luận điệu nhàm chán – Những-gì-làm-cho-chúng ta-thành-người-Mỹ.
Họ không phải là những kẻ làm dáng.
Họ, theo lời James Hohmann của The Washington Post,
“chúng ta có thể lấp các khoảng trống.” Nếu Trump không làm công việc của mình,
những người khác phải làm thay.
Tôi vẫn tiếp tục nghe các loại phán quyết về chuyện
ông Trump “không chịu lãnh đạo”, và cụm từ đó đã bị chệch hướng. “không làm” và
“thất bại” ngụ ý rằng có sự cố gắng, mặc dù không thành công.
Trump không có một cố gắng nào. Ông đã cố tình không
để ý đến việc an ủi hoặc khích lệ những người Mỹ – những người phần lớn – không
đủ nhặm lẹ và dư dã với tiếng vỗ tay của họ. Ông ta quan tâm đến việc tự bào chữa
cho mình hơn.
Do đó, ông chọn sự chia rẽ trên chuyện thống nhất,
chiến tranh trên hòa bình. Và xin đừng nhầm lẫn: Ông ta không chỉ lợi dụng vai
trò Tổng thống. Ông ta bỏ ngõ nó.
Nguyễn-Khoa
Thái Anh lược dịch
Bản gốc:
The Week When President Trump Resigned
Frank Bruni AUG. 18,
2017
No comments:
Post a Comment