Wednesday, February 3, 2016

TƯ DUY TÍCH CỰC VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC (BS Hồ Hải)





Wednesday, February 3, 2016

MỞ ĐẦU

Đọc báo thấy có cái Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ đưa ra người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn.
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Tìm nguồn tin cậy thì có một bảng PDF về Người Việt Xấu Xí được đưa lên mạng, nhưng trên tất cả là do vấn đề tư duy của văn hóa mà ra.

HAI LOẠI TƯ DUY

Tư duy tích cực:

"Đến với nhau là một khởi đầu; song hành cùng nhau là sự tiến bộ; làm việc cùng nhau là sự thành công." - Henry Ford

Nền văn hóa duy lý - dương tính - của các dân tộc tiên tiến làm ra tư duy tích cực - active thinking. Tư duy tích cực được cho là tư duy của những người có tư tưởng khai phóng, không bảo thủ.

Tư duy tích cực được định nghĩa là: Một hoạt động thức tỉnh của trí não nhằm nâng đẳng cấp của cá nhân lên mức cao hơn - turning the brain on for better grades of an individual.

Ở những người có đẳng cấp cao về giai tầng mình sống cả vật chất lẫn tinh thần, thì luôn có tư duy tích cực trong mọi tình huống.

Tư duy tích cực giúp người có đẳng cấp cao luôn hướng đến win-win trong mọi việc, dù việc họ làm có khó khăn đến tột đỉnh. Khi bàn thảo một kế hoạch, một dự án, một công việc, v.v... người có đẳng cấp cao luôn đưa ra ý kiến, nhận định, hoặc hướng đi tích cực, mổ xẻ công việc chi li, tích cực để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất đi đến thành công.

Không chỉ đưa ra phương án tích cực giải quyết công việc hướng đến thành công, mà người có đẳng cấp còn đưa ra nhiều phương án khác nhau, để dự phòng cho sự thất bại, hoặc vấp ngã trên con đường thực hiện một công việc. Đó là kết quả của tư duy phản biện và tư duy sáng tạo của người có đẳng cấp cao.

Tư duy tiêu cực:

Tư duy lành mạng chỉ bàn tư tưởng. Tư duy tầm thường chỉ bàn các sự kiện. Tư duy yếu hèn chỉ biết soi mói đời tư của người khác - Socrates

Nền văn hóa duy tình - âm tính - của các dân tộc yếu kém luôn tạo cho cộng đồng có một tự duy tiêu cực - negative thinking. Tư duy tiêu cực thường được áp đặt và cho những giới bảo thủ, không có tư tưởng khai phóng.

Tư duy tiêu cực được định nghĩa là: Hoạt động trí não bị tắt, cảm tính lấn át làm cho đẳng cấp của cá nhân bị hạ thấp - Brain activity is disabled, emotionally overwhelmed making personal grade is lowered.

Tư duy tiêu cực chỉ có hại cho cá nhân và cộng đồng. Nó luôn đẩy cộng đồng vào chỗ bi kịch, và thất bại. Hãy nhìn lại lịch sử hơn 2600 năm truy cùng, giết tận của người Việt, chúng ta sẽ thấy rằng, một triều đại mới lên luôn truy cùng, giết tận triều đại cũ. Nhà Lý bị chôn sống do Trần Thủ Độ. Nhà Tây Sơn bị truy sát cả mồ mả Quang Trung do Gia Long. Sau 30/4/1975, cộng sản cũng đã truy cùng giết tận những ai theo Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam.

Đối với loại tư duy tiêu cực, nó chỉ dành cho những dân tộc hạ đẳng. Các dân tộc hạ đẳng ấy, dù họ có thoát được thân xác sang mảnh đất mà các dân tộc thượng đẳng có tư duy tích cực đang sống, thì cũng phải mất nhiều thế hệ sau đó, cái tư duy tiêu cực của họ mới mất theo khi họ đã chết đi. Những thế hệ sinh ra sau họ, được giáo dục và nuôi dưỡng trong nền văn hóa mới, tư duy mới thì mới trở thành một đẳng cấp cao hơn.

Với những người có tư duy tiêu cực, mọi việc họ tham gia đều đi đến thất bại, vì trong tư duy của họ không có khái niệm win-win, mà chỉ có khái niệm win-lose, và kết cục của họ cũng như của dân tộc ấy là hố thẳng của sự thấp hèn.

Họ thích đả kích cá nhân, họ vui khi nhìn người khác thất bại, họ thích đem chuyện riêng tư của người khác để làm trò giải trí, v.v... hơn là họ xây dựng một cộng đồng văn hóa lành mạnh, phát triển theo kiểu đôi bên cùng có lợi, và thành công.

Cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại đang mắc phải chứng tư duy tiêu cực này rất nặng. Họ không thể thoát khỏi gót chân dính bùn, mặc dù, một số ít trong họ đã được thoát xác nhờ vào cuộc di dân sau 30/4/1975. Nên, nước Việt rất khó thoát khỏi kiếp yếu hèn và lầm than.

KẾT

Đẳng cấp của một cá nhân nói riêng và của một dân tộc nói chung phụ thuộc vào văn hóa của họ đang sống định hình nên loại tư duy mà họ có. Đẳng cấp ấy được khẳng định bởi cả 2 phần đẳng cấp vật thể - vật chất - và phi vật thể - tư duy. Nhưng vai trò của tư duy làm ra vật chất, chứ không phải vật chất làm ra tư duy. Đó cũng là sự khác biệt giữa nguyên lý vật chất ý thức giữa cộng sản và tư bản, và kết quả thành bại của 2 hệ thống chính trị đối lập nhau ngày nay ai cũng được nhìn thấy hiện thực khách quan.

Asia Clinic, 17h48' ngày thứ Tư, 03/02/2016 - thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam.
Posted by Hồ Hải at 5:53 PM 

---------------------
Bài đọc liên quan:






No comments: