Ban biên tập Epoch Times
Dịch giả: Lâm Toàn
29 Tháng Mười , 2015
Các sự kiện rối loạn trong ba năm nắm quyền của Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay đang đi tới giai đoạn quyết định. Quyền lựa
chọn ở trong tay ông Tập. Ông có thể bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia
đình, chiếm được sự tôn vinh mãi mãi, và mang lại sự thịnh vượng, tự do và
lòng tự tôn cho nhân dân Trung Quốc; hoặc, ông cũng có thể đặt chính bản thân
và gia mình mình vào vòng nguy hiểm, bị nhục mạ, và chứng kiến người dân Trung
Quốc tiếp tục chịu đựng đau khổ, bị nô dịch và nhục nhã dưới sự kiểm soát của Đảng
Cộng sản.
Vở kịch lớn của lịch sử đang được diễn trên sân khấu
đất nước Trung Quốc, và loài người có thể thấy một cách rõ ràng tầm vóc trọng
đại của việc những nguyên tắc đạo đức định hướng cho con người. Mặc dù ông
Tập có cơ hội vào vai anh hùng, nhưng bất kể ông chọn vai diễn nào, thì lịch
sử vẫn sẽ tiến về phía trước theo dòng thời gian. Ông Tập phải quyết định sẽ tiến
bước cùng với lịch sử hay chống lại số mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.
Sự
áp bức của chủ nghĩa Cộng sản đối với nhân dân Trung Quốc
Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc gần
một thế kỷ trước, một học thuyết ngoại lai hứa hẹn cứu vớt cả Trái Đất đã tới với
một dân tộc đang chịu nhục nhã dưới bàn tay của các thế lực ngoại bang. Trong
khi nó làm người dân khuây khỏa với những hứa hẹn giả dối, thực tế nó chính là
kẻ thù chết người của người Trung Quốc.
Trải qua rất nhiều triều đại, dù Trung Quốc dưới sự trị
vì của người Hán, người Mông hay các hoàng đế Mãn Châu, đất nước Trung Quốc qua
5000 năm vẫn trường tồn và thịnh vượng. Bí quyết cho sự giàu có thịnh vượng là
một nền văn hóa xây dựng trên đức tin vào thần và sự tu dưỡng các đức tính như:
lòng trung thành, hiếu thảo, nhân đạo và công bằng.
Văn hóa này hợp nhất và hòa hợp nhiều dân tộc của
Trung Quốc. Có thể nói rằng quốc gia này không phải là một nhóm dân tộc cụ thể
nào, mà là một nền văn hóa và một nền văn minh sinh ra từ văn hóa đó.
Sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là
một cuộc đấu tranh lâu dài, một cuộc chiến nhằm hủy diệt nền văn hóa này. Đó là
cuộc tấn công vào đức tin và đạo đức, đe dọa lên chính cái nét riêng biệt kia của
người Trung Quốc.
Năm 1992 một nguồn sống mới đã xuất hiện trong bối cảnh
đó. Bộ môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) dạy
con người đức tin vào thần và tu dưỡng các giá trị chân, thiện, nhẫn. Pháp Luân
Đại Pháp chứa đựng bản chất tinh hoa của văn hóa Trung Quốc và mang lại cho người
dân Trung Quốc một cơ hội tái sinh.
Cũng thời điểm đó, sự lan truyền của Pháp Luân Đại
Pháp ở Trung Quốc đã cho ĐCSTQ một cơ hội chọn lựa. Nếu nó ủng hộ Pháp Luân Đại
Pháp, nó sẽ thịnh vượng, thành công, và lịch sử Trung Quốc đã rất khác so với
ngày nay.
Ban đầu, ĐCSTQ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, tán dương
những cải thiện thần kỳ lên sức khỏe của người tập môn này. Nhưng vào năm 1999,
lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch nhằm diệt
trừ môn tập này, coi khoảng 100 triệu người Trung Quốc và gia đình của họ là kẻ
thù của mình. Mặc dù Giang nhắm vào những cá nhân tập luyện và đức tin của họ,
nhưng về bản chất ông ta mang sự hủy diệt tới người dân Trung Quốc, phá hoại cả
cơ hội tốt nhất để khôi phục lại nền văn hóa Trung Quốc.
Chiến dịch của Giang mang khủng hoảng đạo đức tích tụ
hàng thập kỷ tới đỉnh điểm. Với việc phá hủy những niềm tin đã luôn luôn gắn liền
với văn minh Trung Quốc, người Trung Quốc nay chìm trong khủng hoảng môi trường,
kinh tế, chính trị và xã hội.
Không khí đã không thể thở được nữa, đất đai và nguồn
nước bị ô nhiễm, chứa đầy độc tố. Hàng trăm làng ung thư mọc lên khắp Trung Quốc.
Trong khi ĐCSTQ không ngừng khoác lác khoe khoang về
tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, thì chính cái sự tăng trưởng này nó vốn dựa
trên một nền kinh tế kém cân bằng với tình trạng bong bóng nhà đất khổng lồ và
sự dư thừa nguồn cung vô cùng lớn của thép, sắt và các hàng hóa khác. Sự suy
thoái kinh tế hiện nay – tệ hơn rất nhiều so với thống kế chính thức – đã không
thể tránh khỏi.
Với nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp, Giang Trạch
Dân đã làm biến dạng tất cả bộ máy đảng – nhà nước. Những lượng tiền lớn được
chi cho các các trại lao động, cho hệ thống kiểm duyệt Internet (gọi là Phòng hỏa Trường
thành, hay Great Firewall, trên mạng) được lập nên để ngăn chặn các tin tức
chân thật được đưa lên mạng Internet của Trung Quốc, cho dự án Chiếc Khiên Vàng
(Golden Shield) với mục đích theo dõi tất cả học viên Pháp Luân Công, và cho bộ
máy an ninh nội địa khổng lồ có ngân sách lớn hơn cả quân đội. Những bước đi mà
Trung Quốc thực hiện để có một nhà nước pháp quyền đã bị đảo ngược, và tham
nhũng đã trở thành phương tiện điều hành.
Với sự suy đồi đạo đức, xã hội Trung Quốc trở thành
một đấu trường căng thẳng nơi mà người người tất cả đều cạnh tranh với nhau, bằng
mọi giá để kiếm tiền, thứ duy nhất được cho là có giá trị.
Bước
đầu tiên: Bắt giữ Giang Trạch Dân
Trước mặt ông Tập là cơ hội đảo ngược những khủng hoảng
này, nhưng con đường sẽ khó khăn. Nếu ông ấy hành động ông ấy sẽ gặp nguy hiểm.
Nhưng nếu ông ấy không hành động, ông ấy cũng ở trong nguy hiểm.
Bởi vì cuộc khủng hoảng hiện tại ở Trung Quốc là kết
quả trực tiếp từ chính sách đàn áp của Giang, vì vậy bước đầu tiên ông Tập phải
làm là bắt giữ Giang Trạch Dân và xét xử một loạt những tội ác chống lại nhân
dân Trung Quốc của ông này. Việc bắt giữ Giang nên đi cùng với việc kết thúc cuộc
đàn áp Pháp Luân Đại Pháp.
Phát động chiến dịch chống lại Pháp Luân Đại Pháp
hoàn toàn chưa làm Giang thỏa mãn, trước khi nghỉ hưu, ông ta còn bảo đảm cho
chiến dịch này tiếp tục thêm một thập kỷ nữa, ông ta điều khiển ĐCSTQ qua các đồng
minh mà đã mua được sự trung thành của họ bằng tham nhũng. Hai ông Hồ Cẩm Đào
và Ôn Gia Bảo từng giữ chức vụ Chủ tịch nước và Thủ tướng, nhưng quyền lực thực
sự nằm trong tay Giang và phe cánh của ông ta.
Cho đến thời điểm mãn nhiệm kỳ của ông Hồ và ông Ôn,
Giang đã không thể đảm bảo việc tiếp tục cai trị qua các đàn em được nữa. Thậm
chí trước khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lực, những người trung thành với Giang
còn táo tợn lên kế hoạch thủ tiêu ông Tập.
Và khi đã nắm quyền, ông Tập đáp trả lại bằng cách
tiêu diệt một cách có hệ thống và kỹ lưỡng phe cánh khổng lồ của Giang Trạch
Dân. Chiến dịch này cho thấy sự qủa quyết mạnh mẽ và sự trừng phạt chính
trị thận trọng.
Ông Tập đã đóng cửa hệ thống trại lao động cưỡng bức,
công cụ đàn áp Pháp Luân Công thuận lợi nhất của Giang. Ông bắt bỏ tù Bạc Hy
Lai, nhân vật nối ngôi được Giang lựa chọn, làm mất đi một lãnh đạo trong phe
phái của Giang Trạch Dân.
Ông Tập cũng loại bỏ quyền lực của Giang trong quân
đội. Ông Tập bắt giữ Lý Đông Sinh, người đứng đầu Phòng 610, lực lượng Đảng có nhiệm vụ đàn áp Pháp Luân
Công. Và cũng bắt cả Chu Vĩnh Khang, nguyên trùm an ninh nội địa của Trung Quốc.
Việc bắt giữ hai người này báo hiệu Phòng 610 không còn nhận được ủng hộ từ
Trung Ương ĐCSTQ.
Bằng việc bắt giữ các quan chức hàng đầu trong lĩnh
vực kinh tế, ông Tập đang lấy lại khả năng kiểm soát nền kinh tế từ tay Giang
Trạch Dân. Việc bắt giữ các quan chức trong trong bộ máy tuyên truyền và văn
hóa đang lấy đi khả năng kiểm soát lĩnh vực thông tin và truyền bá ý kiến tới
nhân dân Trung Quốc của Giang Trạch Dân.
Những việc đó là các bước đi táo bạo làm cho giới
quan sát ở Trung Quốc và trên thế giới bị sốc.
Nhưng thậm chí như vậy, Tập Cận Bình và Giang Trạch
Dân nay đang đã bị khóa chặt trong ván cờ không khoan nhượng, và những bước đi
táo bạo này vẫn chỉ thể hiện một chừng mực của mức độ khốc liệt. Các nguồn tin
cấp cao trong báo cáo của ĐCSTQ nói tới những âm mưu ám sát Tập Cận Bình. Nếu
ông Tập không bắt Giang, thì cuối cùng ông và gia đình có thể sẽ phải trả giá bằng
mạng sống của mình.
Trong khi đó, với nỗ lực ngăn chặn ông Tập, Giang đã
tạo ra sự hỗn loạn trong xã hội Trung Quốc. Các nguồn tin trong ĐCSTQ đã quy
trách nhiệm vụ nổ Thiện Tân và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cho người của
ông Giang.
Nếu Tập Cận Bình bắt Giang Trạch Dân, ông sẽ nhận được
sự ủng hộ rộng rãi. Rất đông người dân Trung Quốc chửi rủa Giang Trạch Dân.
Trong một làn sóng bày tỏ ý kiến chưa từng có, 180.000 người Trung Quốc đã đệ
đơn kiện Giang Trạch Dân vì tội ác ông ta đã gây ra cho họ.
Kết thúc những tội ác của Giang Trạch Dân và dọn dẹp
nạn tham nhũng được ông ta dùng để cai trị sẽ mang lại sự ổn định cho Trung Quốc.
Từ bỏ
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhưng loại bỏ Giang Trạch Dân thôi là chưa đủ. Ông Tập
và người Trung Quốc phải từ bỏ ĐCSTQ.
Thậm chí khi Giang không còn ở vị trí lãnh đạo, hệ
thống chính trị đã cai trị Trung Quốc 66 năm qua sẽ vẫn còn đó. Hệ thống này đã
sản sinh ra những tư tưởng ma quỷ, xấu xa trong suốt lịch sử của nó, và nó sẽ
không cho phép ông Tập Cận Bình có thể điều hành thành công đất nước bằng sự
chân thật.
Ví dụ, ĐCSTQ không cho phép bất kỳ thế lực nào độc lập
với nó, duy chỉ có những cải cách thực sự nền kinh tế là ngoại lệ khi mà các
doanh nhân và doanh nghiệp hoạt động độc lập với Đảng. Các cải cách kinh tế của
ông Tập Cận Bình cho đến nay chỉ được thực hiện trong phạm vi hệ thống ĐCSTQ,
và với lý do này chúng không thể có cơ hội thành công. Khi cải cách kinh tế thất
bại, người dân Trung Quốc sẽ quay lưng với Tập Cận Bình, và cơ hội lãnh đạo của
ông có thể trôi mất.
Thêm nữa, nếu ĐCSTQ duy trì quyền lực, mạng lưới
trung thành rộng khắp của Giang Trạch Dân sẽ rình rập mọi cơ hội để trả thù.
Khi khoảnh khắc đó đến – khi khủng hoảng kinh tế lún sâu hơn và đơn giản là khi
Tập Cận Bình nghỉ hưu, họ sẽ quay trở lại nhắm vào ông Tập; ông, gia đình và
phe phái của mình sẽ gặp nguy hiểm.
Mối đe dọa mà Tập Cận Bình phải đối mặt vượt quá
sinh mệnh của riêng mình ông. Là lãnh đạo của ĐCSTQ, Tập Cận Bình phải kế thừa
những tội ác khổng lồ của Đảng đó. Nếu chính bản thân ông không tự tách ra khỏi
ĐCSTQ, những tội ác đó sẽ được quy cho ông, ông sẽ mãi mãi được nhớ đến là kẻ
thù của nhân dân Trung Quốc.
Nếu Tập Cận Bình hành động, ông sẽ nhận được sự ủng
hộ rộng khắp. Cho đến ngày 20 tháng 10 năm nay, đã có hơn 216 triệu người Trung Quốc
từ bỏ mọi sự dính líu tới ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, và tốc độ từ
bỏ này ngày càng tăng nhanh. Các nhà quan sát, bao gồm các quan chức cấp cao của
ĐCSTQ, đã quá rõ ràng rằng người dân Trung Quốc chán ghét ĐCSTQ và muốn từ bỏ
nó.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc chỉ
có thể vứt ĐCSTQ vào sọt rác của lịch sử nếu tìm thấy có một sự thay thế cho
nó. Trung Quốc phải trở lại với văn hóa truyền thống của mình. Và người Trung
Quốc cần thay thế thể chế bạo ngược của ĐCSTQ bằng thể chế của một dân tộc tự
do.
Một
tổng thống được bầu cử một cách dân chủ
Nếu ông Tập dẫn dắt nhân dân Trung Quốc từ bỏ ĐCSTQ,
ông sẽ có cơ hội trở thành tổng thống đầu tiên của Trung Quốc được bầu chọn một
cách dân chủ.
Về mặt chính trị, ông Tập nên cho phép các đảng phái
tự do được đăng ký ứng tuyển, điều này ngay lập tức tạo ra một đời sống chính
trị thực sự ở Trung Quốc. Ông cũng có thể cho phép các tổ chức khác thành lập tự
do tách biệt khỏi nhà nước, nó sẽ giúp mang lại một xã hội dân sự.
Ông Tập nên cho phép tự do báo chí và bắt đầu xây dựng
các thế chế pháp quyền, điều mà ông vẫn ca ngợi.
Sau khi ông Tập ổn định và mở cửa cho chính trị
Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển ở một tốc độ nhanh chóng và vững mạnh.
Người Trung Quốc làm việc chăm chỉ và rất thông minh, và người Trung Quốc hải
ngoại sẽ trở về với một đất nước Trung Quốc tự do, mang theo tiền bạc và công
nghệ. Với những thể chế dân chủ, có thể thực hiện kiểm tra hoạt động của các
doanh nghiệp sản xuất tư nhân, vì vậy môi trường và quyền lợi của công nhân sẽ
được bảo vệ.
Trong các bài phát biểu của mình, ông Tập đã cho thấy
ông không tán thành việc không đưa các bài thơ cổ điển vào trong sách giáo khoa
tiểu học. Ông ám chỉ việc đó là “mất bản sắc Trung Quốc”, thừa nhận rằng văn
hóa truyền thống Trung Quốc đã tạo nên một dân tộc Trung Quốc. Với việc không
còn ĐCSTQ, ông Tập sẽ hoan nghênh sự phục hưng của văn hóa truyền thống Trung
Quốc.
Lịch sử có sự an bài và các thời khắc quyết định sẽ
đến bất kể các cá nhân đã sẵn sàng cho nó hay chưa. Thời gian bắt giữ Giang Trạch
Dân, đưa ra xét xử và kết thúc cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã chín muồi.
Khi tin bắt giữ Giang được công bố, pháo sẽ nổ mọi ngõ ngách trên đất nước
Trung Quốc, ăn mừng thời đại mới của dân tộc.
Nếu ông Tập có thể chớp lấy cơ hội, ông ta sẽ được
nhớ đến là một đại anh hùng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc, người đã phục hồi
văn hóa và mang tự do đến cho họ. Cùng lúc đó, các quốc gia trên thế giới sẽ
vui mừng trước những thay đổi của Trung Quốc, và họ sẽ tìm kiếm mối quan hệ
thân thiết và hữu nghị với một dân tộc Trung Quốc đã trở về với những giá trị
và văn hóa truyền thống.
---------------------------
BÀI
LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment