03:25:pm
29/10/15
Cuộc bỏ
phiếu ngày 25-10 của các cử tri Ba Lan đã chấm dứt hai nhiệm kỳ liên tiếp cầm
quyền của đảng Cương Lĩnh Công Dân (PO). Với 24,03 số phiếu, PO thua đảng Luật
Pháp và Công Lý (PiS), đảng dẫn đầu với 37,58% số phiếu.
Vì sao một đảng cầm quyền có nhiều thành tích lại bị các cử tri bỏ rơi?
Thành
tựu của những năm cầm quyền
Tám năm
lãnh đạo của PO, Ba Lan đã đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, quốc phòng
…chưa từng có trong lịch sử của dân tộc. Ba Lan trở thành nền kinh tế thứ 6
trong 28 thành viên của Liên Minh Châu Âu (EU).
Trong 8
năm qua, kể cả thời gian khủng khoảng kinh tế, nhiều quốc gia thuộc EU đều có
kinh tế tăng trưởng âm hoặc bằng không, Ba Lan vẫn giữ được mức tăng trưởng
hàng năm trên 3% , lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống một con số
(khoảng 9,5%). Giờ đây mục tiêu mục tiêu đuổi kịp mức sống trung bình của EU
không còn là xa vời nữa. Về đầu tư trong xây dựng, được sự hỗ trợ của EU, cơ sở
hạ tầng được xây dựng nhanh chóng, hệ thống đường cao tốc nối các thành phố và
các trung tâm kinh tế của Ba Lan là một trong hệ thống đường cao tốc đẹp và hiện
đại nhất tại đông Âu.
Về quốc
phòng, trong những năm qua, quân đội Ba Lan đã trở thành một quân đội chuyên
nghiệp hiện đại, đảm nhiệm phòng thủ biên giới phía đông của EU, lực lượng „phản
ứng nhanh” của NATO đặt tại Ba Lan để bảo vệ các thành viên NATO trước sự khiêu
khích và xâm lược của Putin.
Thất
bại vì xa dân
Những
thành tựu kể trên đã đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân, nhưng không phải mọi
thành phần trong xã hội đều được hưởng lợi ích mà nó đem lại như nhau. Những
người nông dân cảm thấy mình bị thiệt thòi nhất. Gía nông phẩm giảm, khi hạn
hán mất mùa sự giúp đỡ của nhà nước không kịp thời, hoa quả xuất khẩu sang Nga,
bị EU cấm vận, Nga đã trả đũa không nhập hoa quả của Ba Lan, nhà nước chưa có
biện pháp giúp đỡ kịp thời, những người nông dân cảm thấy chính quyền ở quá xa
đối với họ. Theo thống kê của các nhà xã hội học, khu vực nông thôn là khu vực
PO mất nhiều phiếu nhất so với kỳ bầu cử 2011.
Sau bốn
năm kể từ kỳ bầu cử năm 2011, thế hệ cử tri trẻ mới đã đi bỏ phiếu. Họ sinh ra
và lớn lên trong nước Ba Lan độc lập tự do. Họ ít quan tâm đến thế hệ Công Đoàn
Đoàn Kết đã đấu tranh và hy sinh để họ được sống trong một nước Ba Lan độc lập
tự do.
Điều họ
quan tâm là học hành thành đạt, công ăn việc làm ổn định với một đời sống vật
chất sung túc. Nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học thất nghiệp, chính quyền
chưa có biện pháp giúp đỡ họ. Giới trẻ bất bình nói rằng chính quyền không thấu
hiểu hoàn cảnh của họ, họ chưa được hưởng những thành quả của xã hội, họ còn thất
nghiệp, lấy tiền đâu mua ô tô để chạy trên các xa lộ cao tốc rộng đẹp, họ đã
không bỏ phiếu cho PO, họ bỏ phiếu cho các đảng đã đưa ra những lời hứa hẹn
giúp đỡ họ.
Trong 4
năm qua, chính quyền chưa có biện pháp để giải quyết một số xí nghiệp của nhà
nước làm ăn thua lỗ như các mỏ than đá, ngành hàng không … Công nhân ở các mỏ
than đã phản đối chính quyền xa vời với thực tế của các mỏ than, nhiều cuộc
đình công phản đối chính phủ của công nhân các mỏ than đã xẩy ra.
Ngoài
những nguyên nhân kể trên dẫn đến thất bại trong bầu cử của PO, các nhà bình luận,
các nhà chính trị còn cho rằng, những thay đổi trong nội bộ PO đã góp phần dẫn
đến thất bại trong bầu cử. Cách đây hơn một năm, ông Donald Tusk, chủ tịch đảng
PO, thủ tướng chính phủ, người đã dẫn dắt PO thắng cử hai lần liên tiếp đã đến
Brusel để nhận chức chủ tịch cộng đồng của EU, chuyển giao chức chủ tịch đảng
và thủ tướng cho bà Ewa Kopacz. Thiếu vắng một lãnh đạo mạnh, tổ chức vận động
bầu cử kém đã dẫn đến kết quả xấu, gây thất vọng trong nội bộ đảng và những cử
tri trung thành với đảng.
Sân
khấu chính trị sau bầu cử
Kết quả
bầu cử đã gây ngạc nhiên. Sự kiện thứ nhất, lần đầu tiên từ khi Ba Lan chuyển
sang thể chế dân chủ, Liên Minh Cánh Tả (SLD – đảng hậu cộng sản) đã không đủ
ngưỡng phiếu để có chân trong quốc hội.
Sự kiện
thứ hai, với đa số trong quốc hội, PiS sẽ đứng ra thành lập chính phủ không cần
liên minh với đảng nào khác trong quốc hội. Sự kiện này được hầu hết các tờ báo
có uy tín của châu Âu chạy tít lớn:”Ba Lan quay trở lại cực hữu và chủ nghĩa
dân tộc”.
Sự kiện
thứ ba, có hai đảng mới thành lập cách đây mấy tháng sẽ có chân trong quốc hội,
một do ca sỹ nhạc rock thành lập, mang tên Kukiz15 và một do nhà kinh tế trẻ tuổi
Ryszard Petru thành lập, mang tên Nước Ba Lan Hiện Đại. Cả hai đảng này có
chương trình tranh cử với nhiều điểm mới, tuyên bố cạnh tranh với 2 đảng lớn
PiS và PO.
Nhiều
người lo lắng sắp tới PiS sẽ thi hành các chính sách kinh tế và chính trị tương
tự như chính quyền Viktor Orban của Hungary, đưa Ba Lan xa rời EU, thực hiện những
hứa hẹn mị dân trong bầu cử, làm tổn hại đến kinh tế quốc gia. Các nhà chính trị,
các đảng đồi lập thì cho rằng Ba Lan không phải là Hungary, xã hội Ba Lan đã bắt
rễ sâu rộng tư tưởng dân chủ và trách nhiệm công dân. Các đảng đối lập trong quốc
hội là lực lượng đủ mạnh để kiềm chế chính quyền của PiS, nếu họ đi ngược lại
những nguyên tắc của xã hội dân chủ và nền kinh tế thị trường.
*
Theo
dõi và quan sát bầu cử của Ba Lan, tôi chạnh nghĩ đến Việt Nam. Xã hội dân chủ
tự do luôn xuất hiện những nhân tố mới thúc đẩy xã hội tiến lên. Tự do thành lập
đảng phái, tự do ứng cử bầu cử tạo điều kiện để người dân lựa chọn chính quyền
thực sự là của mình. Những chính quyền xa rời lợi ích của người dân, tham nhũng
và bất tài sẽ bị đảo thải bằng lá phiếu.
Đảng Cộng
Sản Việt Nam (Đ CSVN) cầm quyền đã hơn nửa thế kỷ, vẫn tiếp tục cầm quyền, Họ
thanh minh rằng, họ đã có công đánh Pháp đuổi Mỹ nên cầm quyền mãi mãi là chính
danh.
Nếu những
người của Công Đoàn Đoàn Kết, đã đấu tranh để đánh đổ chế độ cộng sản Ba Lan
cũng „học
tập” ĐCSVN mà rằng, họ có chính danh để cầm quyền Ba Lan mãi mãi, thì nước Ba Lan hiện nay đang ở vị trí nào trong châu Âu dân chủ, giầu có và văn minh?
Warszwa
28-10-2015
© Đàn
Chim Việt
No comments:
Post a Comment