Kichbu
Oct 8, '10 11:53 PM
Обама призвал Китай немедленно освободить лауреата Нобелевской премии
Kichbu theo http://lenta.ru/news/2010/10/08/calls/
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ sáu, 8 tháng mười, đã kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho nhà bảo vệ nhân quyền Lưu Hiểu Ba, người được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Hãng Associated Press đưa tin về điều này và nhận xét rằng Obama đã gọi nhà bất đồng chính kiến hiện còn bị giam trong tù là chiến sĩ “dũng cảm và đầy ý nghĩa” đấu tranh vì các quyền con người và dân chủ, người “đã hy sinh tự do vì những niềm tin của mình”.
.
Trong lời kêu gọi của tổng thống Mỹ - người được giải Nobel Hoa bình 2009 – cũng nói rằng, Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng kể trong phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của công dân. Tuy nhiên, theo lời tổng thống, việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là sự nhắc lại về điều rằng, tình hình cải cách hệ thống chính trị và tuân thủ các quyền con người ở CHND Trung Hoa hiện đang ngày càng xấu đi rõ rệt.
.
Associated Press nhận xét rằng Pekin chính thức hiện thời chưa có phản ứng gì đối với lời kêu gọi của tổng thống Hoa Kỳ.
-Kichbu-
.
.
.
Mr Do
Thứ sáu, ngày 08 tháng mười năm 2010
Vụ ông Lưu Hiểu Ba bên Trung Quốc được trao giải Nobel Hòa bình 2010 là một quả đắng cho Trung Nam Hải.
Và vụ này dường như cũng là khúc xương khó gặm đối với báo chí ViệtNam .
Chỉ cần liếc qua cách đặt tít sẽ thấy rõ.
Và vụ này dường như cũng là khúc xương khó gặm đối với báo chí Việt
Chỉ cần liếc qua cách đặt tít sẽ thấy rõ.
Trên báo Tuổi Trẻ trong tuần Nobel năm nay:
Y học: R. Edwards, cha đẻ của thụ tinh ống nghiệm (05/10)
Y học: R. Edwards, cha đẻ của thụ tinh ống nghiệm (05/10)
Vật Lý: Hai nhà khoa học gốc Nga chia Nobel Vật lý (05/10)
Hóa học: Nobel hóa học 2010 đã có chủ (06/10) và Ba nhà khoa học với công trình chống ung thư (07/10)
Văn chương: Mario Vargas Llosa, tượng đài văn học Peru Theo cái "e" đặt tít trên, lẽ ra đến giải Nobel Hòa bình, Tuổi Trẻ sẽ có một cái tít kiểu như: Giải Nobel Hòa bình về tay người Trung Quốc; Một người Trung Quốc được trao Nobel Hòa bình.
Nhưng không, cái tít trên Tuổi Trẻ là: Trung Quốc chỉ trích kịch liệt giải Nobel Hòa bình 2010
Có thể thấy mục đích chính của tin này là thông báo việc Trung Quốc chỉ trích, không phải thông báo người được trao giải Nobel Hòa bình.
Báo Dân Trí cũng chạy tít tương tự: Trung Quốc phản đối khi Nobel Hòa bình được trao cho một tù nhân.Đến 20 giờ ngày 8.10, Thanh Niên, Tiền Phong, Người Lao Động, Pháp Luật TP.HCM, SGGP... chưa thấy đăng tin Nobel Hòa bình.
Dung lượng đối với tin về Lưu Hiểu Ba - trên các báo có đăng - cũng khiêm tốn hơn nhiều so với tin đã đăng về các giải Nobel được công bố trước đó.
Xem trên mạng, chỉ thấy VNExpress là có cái tít "bình thường như Lam Trường": Nobel Hòa bình về tay một người Trung Quốc. Cách đây ít lâu, trước phiên tòa Lê Công Định, tờ báo này cũng có cái tít rất chi là... mơ hồ về chính trị (hehehe).
(VNN bị sao mà tôi truy cập không được nên chưa có nhận xét).
Nói chung, liếc qua các báo thì thấy có vẻ như... có chuyện này.
(Mấy ông làm giải Nobel không khôn khéo. Nếu là tôi, tôi sẽ trao giải Nobel Văn chương cho một nhà văn Trung Quốc - như Mạc Ngôn chẳng hạn - để Bắc Kinh ca ngợi xong xuôi, sau bồi tiếp một đòn Lưu Hiểu Ba thì chắc đã có nhiều chuyện hay ho rồi.)
Hóa học: Nobel hóa học 2010 đã có chủ (06/10) và Ba nhà khoa học với công trình chống ung thư (07/10)
Văn chương: Mario Vargas Llosa, tượng đài văn học Peru Theo cái "e" đặt tít trên, lẽ ra đến giải Nobel Hòa bình, Tuổi Trẻ sẽ có một cái tít kiểu như: Giải Nobel Hòa bình về tay người Trung Quốc; Một người Trung Quốc được trao Nobel Hòa bình.
Nhưng không, cái tít trên Tuổi Trẻ là: Trung Quốc chỉ trích kịch liệt giải Nobel Hòa bình 2010
Có thể thấy mục đích chính của tin này là thông báo việc Trung Quốc chỉ trích, không phải thông báo người được trao giải Nobel Hòa bình.
Báo Dân Trí cũng chạy tít tương tự: Trung Quốc phản đối khi Nobel Hòa bình được trao cho một tù nhân.Đến 20 giờ ngày 8.10, Thanh Niên, Tiền Phong, Người Lao Động, Pháp Luật TP.HCM, SGGP... chưa thấy đăng tin Nobel Hòa bình.
Dung lượng đối với tin về Lưu Hiểu Ba - trên các báo có đăng - cũng khiêm tốn hơn nhiều so với tin đã đăng về các giải Nobel được công bố trước đó.
Xem trên mạng, chỉ thấy VNExpress là có cái tít "bình thường như Lam Trường": Nobel Hòa bình về tay một người Trung Quốc. Cách đây ít lâu, trước phiên tòa Lê Công Định, tờ báo này cũng có cái tít rất chi là... mơ hồ về chính trị (hehehe).
(VNN bị sao mà tôi truy cập không được nên chưa có nhận xét).
Nói chung, liếc qua các báo thì thấy có vẻ như... có chuyện này.
(Mấy ông làm giải Nobel không khôn khéo. Nếu là tôi, tôi sẽ trao giải Nobel Văn chương cho một nhà văn Trung Quốc - như Mạc Ngôn chẳng hạn - để Bắc Kinh ca ngợi xong xuôi, sau bồi tiếp một đòn Lưu Hiểu Ba thì chắc đã có nhiều chuyện hay ho rồi.)
.
.
.
toquoc.gov.vn
13h:33' - 9/10/2010
(Toquoc)-Việc Na Uy trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho Lưu Hiểu Ba tạo ra một sự cố ngoại giao và một bài trắc nghiệm đối với chính trị ngoại giao Trung Quốc.
Hàng năm xuân thu nhị kỳ, các ủy ban giải thưởng Nobel Thụy Điển lại xem xét và lần lượt công bố các nhân vật được trao giải thưởng Nobel Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn chương (từ ngày 5 – 7/10). Ngày 8/10, Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy công bố giải Nobel Hòa bình. Đó là 5 giải “xịn” do chính Alfred Nobel sáng lập ra. Ngày 11/10, phía Thụy Điển công bố Nobel Kinh tế. Giải này năm 1968 được Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào danh mục giải thưởng Nobel.
Giải thưởng Nobel là một trong những giải thưởng quốc tế có uy tín lớn, được tổ chức hằng năm kể từ năm 1901 nhằm vinh danh những cá nhân đạt thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực vật lý, hoá học, y sinh, văn học, hoà bình. Những nhân vật được trao giải thấy vinh dự đã đành mà nước mẹ của họ cũng thơm lây. Không thể chối cãi những đóng góp ý nghĩa của các phát minh. Nhưng ngay cả trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kinh tế, vẫn thường có tranh cãi về giá trị đích thực của các đóng góp khoa học đó. Còn có ít nghiên cứu kiểm chứng và phản biện xem những đóng góp được các Ủy ban Nobel nhìn nhận có thực là đóng góp có giá trị lâu dài hay không. Còn tính “khó hiểu” của nhiều phát minh, nhất là kinh tế, thì khỏi phải bàn. Người thường thì khó mà hiểu được.
Góp mặt vào mùa Nobel năm nay về Y sinh, có nhà sinh lý học người Anh Robert Edwards, cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Giải Nobel Vật lý lần thứ 104 vinh danh hai nhà khoa học người Nga làm việc tại Anh với thành tích là những người đầu tiên tách lớp Graphene từ than chì để mở ra hướng nghiên cứu mang tính đột phá về ứng dụng của Graphene hai chiều vào điện tử. Giải Nobel hóa học tưởng thưởng cho nhóm ba giáo sư - 1 Mỹ, 2 Nhật Bản về những công trình của họ liên quan đến quá trình tổng hợp hữu cơ được sử dụng trong cuộc chiến chống ung thư, trong công nghiệp điện tử và nông nghiệp. Giải văn học thuộc về Mario Vargas Llosa, tượng đài văn học Peru và Mỹ Latin, nhân vật chống độc tài và chủ nghĩa quân phiệt.
Giải Nobel Hoà bình, giải thưởng được vinh danh bởi Quốc hội Na Uy, có thể trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Năm nay con số ứng cử viên tăng kỷ lục lên tới 237, trong đó có 38 tổ chức. Và chủ nhân của Giải này là nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc tên là Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), 54 tuổi. Ông Lưu hiện đang thụ án tù tại Trung Quốc vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ông này đã soạn thảo ra một văn kiện kêu gọi thay đổi chính trị ở Trung Quốc gọi là “Hiến chương 08”. Hai ngày trước khi Hiến chương 08 được công bố vào tháng 12/2009, ông Lưu bị bắt giữ và bị một toà án ở Bắc Kinh tuyên án 11 năm tù.
Chính phủ Trung Quốc cực lực phê phán việc trao giải Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/10 nêu rõ: “Giải Nobel Hoà bình nên được trao cho những người đóng góp công sức giúp xúc tiến hoà giải dân tộc, hữu nghị quốc tế, giải giáp vũ khí và những người tổ chức các hội nghị hoà bình. Đây chính là mong ước của Alfred Nobel. Lưu Hiểu Ba đã bị tuyên án vi phạm luật pháp Trung Quốc và bị các cơ quan tư pháp Trung Quốc phạt tù. Những hành động của ông ta đi ngược lại mục đích của giải Nobel Hoà bình. Với việc trao giải thưởng trên cho người này, Ủy ban Giải Nobel đã vi phạm và bôi nhọ giải thưởng”.
Chính phủ Na Uy cho biết Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ nước này tại Bắc Kinh đến để phản đối quyết định của Ủy ban Giải Nobel Na Uy, đồng thời Đại sứ Trung Quốc ở Oslo cũng gặp Ngoại trưởng Na Uy. Nội dung hai cuộc gặp là phản đối mạnh mẽ của Chính quyền Bắc Kinh, trong đó cho rằng quyết định trên sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ giữa hai nước.
Nhược điểm lớn nhất của việc xét trao giải Nobel Hòa bình có lẽ là việc đánh giá tiêu chuẩn của các ứng cử viên. Nếu như ở các giải Nobel khác, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau 2-3 thập kỉ những đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Nobel Hòa bình diễn ra ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của người được trao giải và thậm chí nước mẹ của người đó. Ở trường hợp này, nó là một cuộc bình chọn có chủ ý chính trị.
Đã có nhiều trường hợp sau khi được trao giải Nobel Hòa bình, cá nhân hoặc tổ chức nhận giải lại tham gia vào việc phát động các cuộc chiến tranh hoặc chạy đua vũ trang, đi ngược lại với tiêu chí giải thưởng. Đó là trường hợp của Theodore Roosevelt, Tổng thống Mỹ, được trao giải năm 1906. Hay giải Nobel Hòa bình 2009 trao cho Tổng thống Mỹ Barack Obama gây nhiều phản ứng trái chiều. Ngay sau khi nhận giải Nobel, ông Obama đã phê duyệt kế hoạch tăng quân ở Afghanistan, mà ông tuyên bố đại khái là nhiều khi người ta cần tiến hành chiến tranh để thiết lập hòa bình.
Nhìn lại hơn 90 lần trao giải thưởng hòa bình, có không ít nhân vật bất đồng chính kiến của các nước. Nhiều nhân vật sau nay trở thành người đứng đầu nhà nước. Có thể kể đến Kim Dae-jung (2000) - sau này làm Tổng thống Hàn Quốc; Nelson Mandela (1993) - sau này Tổng thống Nam Phi, Aung San Suu Kyu (1991), Lech Walesa (1983) - lãnh tụ công đoàn đối lập, sau này làm Tổng thống Ba Lan, Andrei Sakharov (1975). Và Dalai Latma (1989).
Việc Na Uy trao giải Hòa bình 2010 cho một người Trung Quốc đang bị bỏ tù có thể tạo sóng gió ngoại giao nhất thời nhưng dư chấn chính trị thì lâu dài. Ngay sau khi Giải thưởng được công bố, Tổng thống Mỹ Obama đã kêu gọi Chính phủ Trung Quốc sớm thả ông Lưu.
Một quan chức ngoại giao Na Uy phân trần rằng, Ủy ban Giải Nobel là một tổ chức hoạt động độc lập, không phải là một cơ quan của chính phủ nước này. Nhưng Ủy ban này lại do Quốc hội Na Uy chỉ định. Ủy ban hiện nay gồm 5 người, trong đó có 4 phụ nữ. Người đứng đầu là ông Jagland, nguyên Thủ tướng Na Uy (1996-97). Giới quan sát chính trị Châu Âu dự đoán Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách gây khó khăn cho các công ty Na Uy đang kinh doanh ở Trung Quốc, hoặc đòi hỏi những điều kiện khắt khe với những công ty muốn xuất khẩu hàng sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, về đối nội, có thể đoán rằng, dù cảm thấy rất khó chịu, giới tuyên giáo Bắc Kinh sẽ “đánh chìm” vụ này, thì mới “biến tiểu sự thành vô sự”. Có thể dự báo dài hạn rằng, một khi Trung Quốc càng thành cường quốc hùng mạnh, càng bộc lộ “cơ bắp” của mình, thì càng gặp nhiều chuyện khó chịu do phía bên ngoài gây ra. “Cây cao, gió cả” là vậy.
Giải thưởng Nobel Hòa Bình, trong đó có khoản tiền trị giá 10 triệu crown Thụy Điển (1,5 triệu USD), sẽ được trao tại Oslo vào ngày 10/12 tới. Không biết, ông Lưu Hiểu Ba có được phép ủy quyền người nhà (vợ chẳng hạn) sang Na Uy để nhận giải hay không. Tuy có thể dự đoán kết cục, nhưng đây dù sao cũng là một bài trắc nghiệm ứng xử chính trị ngoại giao hiện đại của Trung Quốc - một cường quốc đang trỗi dậy./.
Lưu Nguyễn
-----------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment