Saturday, October 30, 2010

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC ĐÀN ÁP GIỚI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VÌ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH



Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
28.10.2010

BẮC KINH - Ba tuần sau khi Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc còn trong nhà giam được xướng danh là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay, chính phủ ở Bắc Kinh đã bất chấp những lời chỉ trích rộng rãi trên quốc tế và vẫn tiếp tục đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động cho nhân quyền.

Các vụ bách hại đang diễn ra - bao gồm việc quản chế một số người tại nhà của họ, theo dõi và quấy rối những người khác và bị cáo buộc về những vụ bắt giữ bí mật - đã lập tức dẫn đến các lời kêu gọi Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khác để nêu ra việc trả tự do cho ông Lưu và nhân quyền nói chung với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong một Hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Seoul.
Lưu Hà, vợ của Lưu Hiểu Ba, tiếp tục bị quản chế tại gia với đường dây điện thoại của cô dường như đã bị cắt đứt. Các phóng viên cố gắng vào căn hộ phía Tây Bắc Kinh của cô đang đã bị những cảnh sát thường phục xua đuổi.

Trong một bức thư ngỏ được công bố tuần này bởi một nhóm nhân quyền, cô Lưu Hà nhờ khoảng 140 nhà hoạt động, các học giả và luật sư đi đến Oslo để nhận giải Nobel Hòa bình thay cho ông Lưu.
"Lưu Hà không phải là một tội phạm", ông Yang Jianli, một cựu tù nhân, người hoạt động trong vụ Thiên An Môn và là một nhà nghiên cứu tại Harvard đã cho biết "Tại sao lại cô lại bị quản thúc tại gia ?"
Ông Yang, nói chuyện qua điện thoại từ New York, đã cho biết hai tuần trước cô Lưu Hà đã yêu cầu ông làm việc với Ủy ban Nobel về các chi tiết kỹ thuật của lễ nhận giải, bao gồm cả việc những ai có thể tham dự và họ sẽ có thể đọc một bản tuyên bố được Lưu Hiểu Ba chấp thuận hay không .

Tuần này, một nhóm 15 nhân vật từng đoạt giải Nobel Hòa bình trong quá khứ, gồm cả cựu tổng thống Jimmy Carter, Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu và vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã cùng ký một lá thư yêu cầu các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 quốc gia công nghiệp hóa tạo áp lực với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới.
"Chúng tôi khẩn thiết mong quý vị gây ấn tượng cá nhân của mình với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng việc trả tự do cho Tiến sĩ Lưu sẽ không chỉ được hoan nghênh mà còn là điều cần thiết," họ viết. Những người đoạt giải Nobel cũng cho biết họ "mạnh mẽ và thành tâm yêu cầu" các nhà lãnh đạo khối G-20 áp lực lên Trung Quốc để trả tự do cho vợ của Lưu khỏi việc bị quản chế tại gia.

Lưu, 54 tuổi, một nhà văn nổi tiếng, một giáo sư và là người cựu chiến binh của phong trào dân chủ Thiên An Môn, đã bị kết án vào tháng đến 11 năm tù vì vai trò của ông trong việc quảng bá Hiến chương 08, một bản tuyên ngôn, kiến nghị trực tuyến kêu gọi tự do hơn và chấm dứt chế độ độc đảng ở Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Mã Triều Húc cho biết, "ông Lưu Hiểu Ba là một phạm nhân hình sự vi phạm luật pháp Trung Quốc".
"Trung Quốc phản đối bất cứ ai gây rắc rối về trường hợp này và chống lại bất kỳ ai xúc phạm đến chủ quyền tư pháp của chúng tôi", Mã nói.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát vẫn giữ những lời chỉ trích gay gắt về Lưu. Trong một bài báo trực tuyến với tựa đề "Lưu Hiểu Ba là ai ?" Tân Hoa Xã gọi ông là "cực đoan và ngạo mạn", là "công cụ của phương Tây" và nói rằng ông đã nhận tiền từ các nhóm ở nước ngoài.
Bài báo trên Tân Hoa Xã cho biết mục đích của Hiến Chương 08 "là để thay đổi hệ thống chính trị và lật đổ chính phủ", bài báo còn thêm rằng "Các hoạt động của Lưu đã đi quá giới hạn của tự do ngôn luận khiến trở thành một tội phạm".

Việc đàn áp các nhà hoạt động khác cũng cho thấy không có dấu hiệu suy giảm.
Pu Zhiqiang, một luật sư về quyền dân sự, nói rằng ông đã bị giam trong ba ngày tại một khách sạn sau khi giải Nobel được công bố vào ngày 8 tháng 10 và vẫn còn bị giám sát nặng nề. " Bất cứ tôi đi đâu, chắc chắn đều có một công an theo dõi", ông nói qua điện thoại" Đôi khi tôi yêu cầu họ lái xe cho tôi luôn".
Li Heping, một luật sư nhân quyền, nói rằng vào ngày 8, cảnh sát đã mang chăn mền đến ngủ tại cửa căn hộ của ông và họ đi theo ông ở khắp mọi nơi, kể cả tại các cuộc gặp gỡi với khách hàng. "Họ theo dõi điện thoại di động và các tin nhắn của tôi" ông nói. "Có lần, một người bạn tôi đã gửi một tin nhắn để mời tôi đến ăn tối Họ biết được, và đã đến và yêu cầu tôi cho các chi tiết".
Một luật sư khác, Li Fangping cho biết ba người công an đã theo ông trong ba tuần. "Ngay cả khi tôi đi đến văn phòng của tôi hoặc để ăn tối với bạn của tôi, họ sẽ đến đó", ông nói. "Hai bữa trước, tôi đã đi xa làm ăn trong hai ngày, và họ đã tiễn tôi tận nhà ga xe lửa".
Các nhà bất đồng chính kiến khác nói rằng họ vẫn tiếp tục bị theo dõi hoặc điện thoại của họ đã bị cắt.
Các nhà hoạt động nhân quyền cũng tiếp tục lo lắng về số phận của Đinh Tử Lâm, người đứng đầu một nhóm thân nhân của các nạn nhân vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 đã bị biến mất cùng với Jiang Peikun, chồng bà, vào ngày 14 tháng 10. Các nhà hoạt động nói rằng họ lo sợ bà bị giam giữ tại một trong những trung tâm giam giữ bí mật tạm thời trong các khách sạn, các căn hộ hoặc những nhà máy bỏ hoang từng được biết đến như những "nhà tù bí mật "ở đây.
Tại Thượng Hải, nhà hoạt động Feng Zhenghu đã bị cảnh sát mang đi vào hôm thứ hai và theo một nhóm nhân quyền, ông đã không được nghe biết gì từ hôm đó.
Ngoài ra vào hôm Thứ năm, trong một ý kiến được công bố trên tờ Wall Street Journal, Grace Geng, cô con gái 17 tuổi của Cao Trí Thịnh, một luật sư hoạt động dân chủ từng bị mất tích kể từ tháng Tư và được tin là đang bị công an giam giữ, đã yêu cầu Obama nêu lên trường hợp của cha cô với Hồ Cẩm Đào.
"Sáu tháng trước kể từ tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã bắt cóc cha tôi, Cao Trí Thịnh" Grace Geng, người sống với mẹ tại Hoa Kỳ đã viết. "Tổng thống Obama, bản thân là cha đẻ của hai cô con gái, xin hãy yêu cầu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho người con gái này biết cha mình đang ở đâu".

Các nhà hoạt động và các nhà phân tích khác nói rằng hiện nay họ đang lo sợ rằng sự quấy nhiễu và giám sát sẽ còn tiếp tục ít nhất là qua khỏi thời gian lễ trao giải Nobel tại Oslo, khi chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục cố gắng điều chỉnh phản ứng của mình để thế giới khó chịu không chú ý đến thành tích nhân quyền của đất nước.
"Tôi tin rằng thời hạn đe dọa lớn lao là lễ trao giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 tháng 12" ông Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu Trung Quốc cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Hồng Kông cho biết. "Chính phủ không muốn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bằng cách bắt giữ một ai đó. Nhưng họ muốn để mắt đến tất cả các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến từng được biết đến".
.
.
.

No comments: