Friday, October 29, 2010

TRUNG QUỐC TRẢ THÙ ỦY BAN NOBEL HÒA BÌNH


Hacker gần chắc chắn từ Trung Quốc, hôm qua đã tấn công trang Web Nobelpeaceprize.org của Uỷ Ban Giải Thưởng Hòa Bình Noben (UBGTHBNOBEL). Đây là phản ứng của của chính quyền Trung quốc sau ba tuần lễ kể tử ngày UBGTHBNOBEL công bố trao tăng Giải Thưởng Hòa Bình Nobel 2010 cho nhà văn, nhà tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc.

Những người sử dụng mạng internet  vào trang Nobelpeaceprize.org đã vô tình mang về máy tính của mình virus trojan vô cùng nguy hiểm. Virus này rất khó phát hiện và làm cho người sử dụng  không thể kiểm soát được máy tính của mình. Các chuyên gia về an ninh mạng internet, thuộc tập đoàn Telenor của Na Uy đã phát hiện, các virus này xuất phát từ một trường đại học tổng hợp của Đài Loan. Tuy vậy, ông Frank Sein, chuyên gia  của Telenor nói rằng, họ chỉ phát hiện dựa trên các dấu vết của của virus, còn chúng có nguồn gốc thật sự từ đâu và mô típ của chúng như thế nào vẫn chưa xác định được.

Việc diệt trừ vius trojan đã được tiến hành nhanh chóng. Ngay buổi chiều qua, đã có thể vào trang Nobelpeaceprize.org mà không bị lây truyển virus này nữa. Tuy nhiên UBGTHBNOBEL và Telenor không muốn đưa ra ai đã tấn công trang web. Có thể chắc chắn rằng, Trung Quốc đã đứng đằng sau vụ việc này. Việc UBGTHBNOBEL trao giải Hoa Bình Nobel cho nhà văn Lưu Hiểu Ba 54 tuổi đã làm cho Bắc Kinh tức giận, hằn học và lên án họ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, khuyến khích những tội phạm ở Trung Quốc.

Lưu Hiểu Ba, một trong những người anh hùng của  cuộc đàn áp  đẫm máu tại cuộc biểu tình phản đối chính quyền của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, ông còn là một trong những người soạn thảo hiến chương 08, hiện đang chịu án tù 11 năm với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”

Chắc chắn Bắc Kinh sẽ làm ngơ trước lời kêu gọi của các nhân vật nổi tiếng thế giởi, yêu cầu họ thả ông Lưu Hiểu Ba ra khỏi nhà tù, để ông có thể đến Na Uy để nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel vào ngày 10-12 tới đây. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn đi xa hơn, ngay sau ngày công bố giải thưởng, bà Lưu Hà vợ ông đã bị giam tại nhà, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.

Bà Luu Hà đã không có chút ảo tưởng nào đối với một chính quyền đã dùng xe tăng để cán lên những sinh viên biểu tình một cách ôn hòa. Hôm qua đã xuất hiện lá thư ngỏ bà gửi cho hơn 100 những nhà bất đồng chính kiến, nhưng nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc, nhưng bạn bè của

ông Lưu Hiểu Ba, kêu gọi họ hãy đến Na Uy để tham dự lễ trao giải thưởng. Trong thư có đoạn viết: “Tôi tin tưởng rằng, Lưu Hiểu Ba rất mong muốn bạn bè của mình có mặt trong buổi lễ lịch sử này”. Người ta đã không biết, bằng cách nào mà bà đưa được bức thư lên mạng internet, trong khi phương tiện liên lạc telephon và internet của bà đều bị nhà cầm quyền cắt bỏ. Đáp lời kêu gọi của bà, một số người đã ra tuyên bố sẽ đến Na Uy tham dự lễ. Hai người anh của ông Lưu Hiểu Ba ,hiện đang sống ở Trung Quốc tuyên bố, sẽ đi Na Uy thay mặt Lưu Hiểu Ba để nhận giải. Nhưng liệu chính quyên Băc Kinh có cấp hộ chiếu và cho phép họ đi Na Uy hay không?

Phản ứng của chính quyền Bắc Kinh làm tôi nhớ lại phản ứng của chính quyền Hà Nội trước đây, khi hòa thương Thích Quảng Độ được Sáng Hội Rap Tô của Na Uy tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Rap Tô. Họ cũng ra tuyên bố nào là: “Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, „Hòa thựơng  Thích Quảng Độ đang quản chế vì vi phạm pháp luật của Việt Nam” v.v…

Thật lạ lùng, các chính quyền độc tài cộng sản ở các nước đều giống nhau. Những công dân nào của đất nước họ được thế giới văn minh kính trọng, vinh danh đều là những công dân “xấu” đối với họ. Họ tăng cường đàn áp những công dân ưu tú này và tìm mọi cách để trả thù những tổ chức quốc tế, những cá nhân đã vinh danh công dân của họ. Vây chúng ta có thể lý giải được những những phản ứng trên đây của họ? Có lẽ họ là những công dân không bình thường của những chính quyền không bình thường. Đặt sự tồn tại chính quyền của mình lên trên lợi ích của dân tộc họ.
Warszawa 27-10-2010
Nguồn: nhật báo Wyborcza Ba Lan ngày 27-10-2010
© Đàn Chim Việt
.
.
.

No comments: