Phan Thanh Bình
Đăng ngày 31/10/2010 lúc 08:36:35 EDT http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5243
Đăng ngày 31/10/2010 lúc 08:36:35 EDT http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5243
“… Đảng Cộng sản Việt Nam mới là thủ phạm chính của mọi sai lầm và bất cập hiện nay. Phải buộc tội đích danh thủ phạm là Đảng Cộng sản Việt Nam …”
Thời gian gần đây nhiều người trong và ngoài đảng lên tiếng phê bình và buộc tội Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là bất tài không có khả năng quản trị nên đã để cho những bất cập trong điều hành và tham nhũng tràn lan như bệnh ung thư đang di căn. Vậy việc buộc tội này có cơ sở không?
Nhiều vấn đề hệ trọng cứ liên tiếp xảy ra và nổi cộm lên trong những năm gần đây. Đàn áp các tín đồ tôn giáo; dân oan; đình công. Quan chức hủ hoá với gái vị thành niên. Tụ tập quá khích của người dân để chống đối lại lực lượng công an vì những sai phạm nghiêm trọng của lực lượng này. Vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Vụ Tập đoàn Vinashin đổ vỡ với số nợ khổng lồ. Y tế, giáo dục xuống cấp trầm trọng. Tham nhũng, lạm quyền tràn lan điển hình là vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ mới được xét xử gần đây. Đại lễ Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội với biết bao tai tiếng. Miền Trung lũ lụt liên tiếp với những hậu quả hàng trăm người chết, hàng vạn gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Rồi thái độ hung hăng của Trung Quốc và phản ứng nhu nhược của chính quyền đối với các vấn đề tranh chấp biên giới và biển đảo.
Những vấn đề này thường không có người hoặc cơ quan nào chịu trách nhiệm và dám lãnh trách nhiệm nên tất cả đều đổ lến đầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy nhiều người trong và ngoài đảng cho là Thủ Tướng bất tài không có khả năng quản trị. Có người đã so sánh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ Tướng Nhật Bản Naoto Kan. Thủ Tướng Nhật Bản thì “nói những gì mình làm và làm những gì mình nói” còn Thủ Tướng Dũng thì “nói những gì mình không làm và làm những gì mình không nói”.
Để có thể xác định việc buộc tội Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thực sự có cơ sở hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khả năng cũng như những quyền hạn mà Thủ Tướng có trong tay. Hãy xem lại cuộc đối thoại trực tuyến của Thủ Tướng với nhân dân cả nước (1).
Trong cuộc đối thoại này có một câu trả lời rất quan trọng. Đó là câu Thủ Tướng trả lời Lê Trung Hiếu. Nó cho thấy Thủ Tướng là người như thế nào và được những quyền hành gì. Thủ Tướng nói: “… Điều có thể nói ngay với cháu thế này, suốt trong thời gian theo Đảng, theo Cách mạng, chú luôn chấp hành sự phân công của tổ chức, dù nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguy nan như thế nào cũng không hề lẩn tránh mà tìm mọi cách thực hiện hiệu quả nhất. Thứ hai, với công việc thì nỗ lực làm hết mình, tất cả vì lợi ích của đất nước, của dân tộc. Làm hết sức mình, quyết tâm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn tôn trọng chủ trương, nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong cuộc sống luôn trung thực, đoàn kết, sống chân thành với mọi người...”.
Qua câu trả lời này chúng ta thấy khả năng của Thủ Tướng là “luôn chấp hành sự phân công của tổ chức, dù nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguy nan như thế nào cũng không hề lẩn tránh mà tìm mọi cách thực hiện hiệu quả nhất”. Chính vì khả năng chấp hành này mà Thủ Tướng đã thăng tiến mau chóng trên thang danh vọng của đảng. Còn quyền hạn của Thủ Tướng là “quyết tâm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, luôn tôn trọng chủ trương, nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Như vậy Thủ Tướng cũng chỉ là người thừa hành các quyết định của đảng. Thủ Tướng không có quyền hạn gì ngoài quyền chấp hành. Và tất cả mọi người khác cũng như Thủ Tướng, có nghĩa là đều làm theo phân công và chỉ đạo của Đảng. Bởi vậy Thủ Tướng đã không thể kỉ luật được ai như phát biểu của Thủ Tướng cách đây hơn một năm: “Hơn ba năm nay tôi chưa kỉ luật ai” (2). Điều đó một lần nữa xác quyết là mọi bất cập sai sót về điều hành đều không có ai hoặc cơ quan nào phải đứng ra lãnh trách nhiệm và bị kỉ luật.
Câu mô tả Thủ Tướng Nhật Naoto
Làm sao có thể điều hành và thực hiện công việc tốt cho đất nước. Vì vậy hệ quả đương nhiên là không thể diệt được tham nhũng. Một đảng lúc nào cũng cho mình là không sai nên không nhận lãnh trách nhiệm như vậy thì chỉ có thể gồm những con người kì quái thiếu khả năng và vô trách nhiệm. Một đảng chi vơ vào những người hồng hơn chuyên thì làm sao có đủ người tài giỏi để làm việc. Điều này đã được Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng nói ra: “Nghiêm ở đây không phải sai chặt chém ngay, thế thì lấy đâu ra người làm. Dẹp đi là bầu không kịp” (3). Tìm hiểu khả năng và quyền hạn của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy việc buộc tội Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là bất tài, thiếu khả năng của nhiều người trong và ngoài đảng là không có cơ sở và không đúng chỗ. Điển hình là việc 31 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp gửi kiến nghị cho Bộ Chính trị và các Uỷ viên trung ương đảng Đảng Cộng sản Việt Nam để buộc tội Thủ Tướng Dũng và phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng về vụ Vinashin (4). Hoặc vụ ông Vi Toàn Nghĩa mới đây buộc tội Thủ Tướng Nguyễn Tân Dũng là thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ và tham lam vô độ (5). Phải buộc tội Đảng Cộng sản Việt
Tóm lại buộc tội Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là không có cơ sở và không công bằng. Đảng Cộng sản Việt
Mọi người yêu nước và còn nghĩ đến các thế hệ mai sau hãy cố gắng tự tìm ra cho mình một phương cách phù hợp để dẹp bỏ đảng cộng sản Việt nam vì đó là trách nhiệm của mỗi người. Được như vậy thì thật may mắn và ơn ích cho đất nước và các thế hệ mai sau.
Ghi chú:(1) Xin xem : Báo Tuổi Trẻ
(2) Xin Xem : Báo Tuổi Trẻ
(3) Xin xem : Vietnamnet
(4) Xin xem : Thông Luận
(5) Xin xem : RFA
(6) Xin xem : Viet Studies
(7) Xin xem : Tuần Việt Nam và Vietnamnet
Phan Thanh Bình (CHLB Đức)
31/10 /2010
31/10 /2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment