Nguyễn Hoài Vân
Monday, October 11, 2010
Ngày 8 tháng 10 vừa qua, Zhou Xiao Chuan, Giám Đốc Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc, trong khuôn khổ Hội Nghị Thường Niên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, đã từ chối lên giá đồng Yuan, trước áp lực chủ yếu đến từ Hoa Kỳ.
Rất có thể những tiếng nói mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, trong vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, hay trên lãnh vực nhân quyền, kể cả việc một nhà chống đối Trung Hoa vừa được giải Nobel Hoà Bình, đều có chủ đích gây khó khăn cho Trung Quốc, với mục tiêu cuối cùng là kinh tế. Chúng tôi đã từng phát biểu trên diễn đàn này là hình ảnh bá quyền và độc tài toàn trị của Trung Quốc rất tai hại cho nền xuất cảng và cho kinh tế nói chung của nước này.
Chúng ta đều biết là trị giá đồng Yuan thấp đem lại lợi thế cho sự xuất cảng hàng hoá Trung Hoa, cạnh tranh với nền công nghệ của các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ và Âu Châu. Tuy nhiên nâng giá trị đồng Yuan không phải là một quyết định dễ dàng. Trung Quốc cho các nước khác vay vào khoảng 2500 tỷ Đô La, với con nợ chính là Hoa Kỳ. Nếu đồng Yuan lên giá đối với Đô La, thì cứ mỗi 1 phần trăm gia tăng, Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi 25 tỷ Mỹ Kim. Chưa kể những thiệt thòi khác, đặc biệt là trên lãnh vực xuất cảng. Nhiều xí nghiệp sẽ phải đóng cửa, vứt các công nhân của họ vào đói kém. Những người này phần đông đến từ các nông thôn nghèo khó, bắt buộc phải bám vào các đô thị lớn để nuôi sống gia đình của họ, nên sẽ đặt ra những vấn đề xã hội nan giải. Vì thế, việc lên giá đồng Yuan phải hoà nhịp với một sự gia tăng thị trường tiêu thụ nội địa, một điều không thể một sớm một chiều mà thực hiện được. Nó đòi hỏi tăng lương, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội v.v... với ảnh hưởng trên giá thành của hàng hoá và trên... xuất cảng !
Bên cạnh đó, một vấn đề mà Hoa Kỳ không muốn nói đến, là giá trị của đồng Đô La cũng đang ở một mức độ rất thấp. Lý do là Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ duy trì một lãi xuất cực hạ, để kích thích kinh tế và nâng đỡ hệ thống ngân hàng. Điều này khiến cho các đầu tư tài chính bằng Đô La giảm sút (trái phiếu ngắn hạn của Hoa Kỳ hiện sụt 466 tỷ), kéo theo giá trị của đồng Đô La.
Ngoài ra, các quốc gia Á Châu, dẫn đầu bởi Nhật Bản, cũng cố gắng duy trì đồng tiền của họ ở một mức thấp, để kích thích xuất cảng. Điều này đương nhiên là không thuận lợi cho việc lên giá đồng Yuan.
Nếu xem xét một cách toàn diện cuộc « chiến tranh tiền tệ » như vừa được trình bày thì người ta thấy ngay một liên minh quyền lợi rõ ràng. Thực tế là đồng Yuan và đồng Đô La cùng ở một trị giá thấp, gây khó khăn cho nền xuất cảng của các nước khác đặc biệt là Âu Châu. Thật vậy, mặc dù những khủng hoảng cục bộ, đồng Euro hiện lên giá đối với Đô La. Tức là trên mặt khách quan, dù thế nào đi chăng nữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng đều có lợi. Vấn đề sẽ chỉ thu gọn vào tương quan Yuan - Đô La. Trung Quốc sẽ buộc phải lên giá đồng tiền của họ một tí, để làm vui lòng Hoa Kỳ, nhưng trong một giới hạn chặt chẽ để duy trì khả năng xuất cảng của mình. Các nước ngoài liên minh Mỹ Hoa sẽ phải cố gắng chịu đựng tình trạng này. Âu Châu với đồng Euro cao, cùng với các nước đang phát triển sẽ phải tìm cách kềm hãm sự lên giá tiền tệ quốc gia của mình, trước sự gia tăng đầu tư tài chính rất dễ tiên liệu do chính sách lãi xuất cực hạ của Hoa Kỳ.
Nguyễn Hoài Vân
10 tháng 10 năm 2010
Bên cạnh đó, một vấn đề mà Hoa Kỳ không muốn nói đến, là giá trị của đồng Đô La cũng đang ở một mức độ rất thấp. Lý do là Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ duy trì một lãi xuất cực hạ, để kích thích kinh tế và nâng đỡ hệ thống ngân hàng. Điều này khiến cho các đầu tư tài chính bằng Đô La giảm sút (trái phiếu ngắn hạn của Hoa Kỳ hiện sụt 466 tỷ), kéo theo giá trị của đồng Đô La.
Ngoài ra, các quốc gia Á Châu, dẫn đầu bởi Nhật Bản, cũng cố gắng duy trì đồng tiền của họ ở một mức thấp, để kích thích xuất cảng. Điều này đương nhiên là không thuận lợi cho việc lên giá đồng Yuan.
Nếu xem xét một cách toàn diện cuộc « chiến tranh tiền tệ » như vừa được trình bày thì người ta thấy ngay một liên minh quyền lợi rõ ràng. Thực tế là đồng Yuan và đồng Đô La cùng ở một trị giá thấp, gây khó khăn cho nền xuất cảng của các nước khác đặc biệt là Âu Châu. Thật vậy, mặc dù những khủng hoảng cục bộ, đồng Euro hiện lên giá đối với Đô La. Tức là trên mặt khách quan, dù thế nào đi chăng nữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng đều có lợi. Vấn đề sẽ chỉ thu gọn vào tương quan Yuan - Đô La. Trung Quốc sẽ buộc phải lên giá đồng tiền của họ một tí, để làm vui lòng Hoa Kỳ, nhưng trong một giới hạn chặt chẽ để duy trì khả năng xuất cảng của mình. Các nước ngoài liên minh Mỹ Hoa sẽ phải cố gắng chịu đựng tình trạng này. Âu Châu với đồng Euro cao, cùng với các nước đang phát triển sẽ phải tìm cách kềm hãm sự lên giá tiền tệ quốc gia của mình, trước sự gia tăng đầu tư tài chính rất dễ tiên liệu do chính sách lãi xuất cực hạ của Hoa Kỳ.
Nguyễn Hoài Vân
10 tháng 10 năm 2010
.
.
.
Chủ nhật 10 Tháng Mười 2010
Giá trị đồng nhân dân tệ đột ngột tăng cao sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc bị đe dọa.
Trên đây là nhận định của giới phân tích trong bối cảnh, nói như báo chí, là đang có « chiến tranh tỷ giá » giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong một chừng mực nào đó, chính thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận như vậy khi ông công du Châu Âu trong tuần qua.
Tại Hoa Kỳ, một số nghị sĩ cho rằng Trung Quốc tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, khi kìm giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực của nó từ 20 đến 40%, để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ. Trong tháng chín, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật tố cáo Bắc Kinh thao túng tỷ giá và nếu văn bản này được Thượng Viện thông qua, thì chính quyền Washington được phép áp dụng các biện pháp thuế quan, đánh vào sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Kinh tế gia Lu Ting, thuộc Bank of America – Merill Lynch ở Hồng Kông, được AFP trích dẫn nhận định, nếu đồng nhân dân tệ, đột nhiên hoặc trong vòng vài tháng, tăng giá trị ở mức như các nghị sĩ Mỹ nói, đa số các công ty sản xuất hàng cho xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị mất thị phần. Do đó, không một nước nào trên thế giới có thể làm như vậy.
Hồi tháng sáu, Trung Quốc tỏ ra nhân nhượng trước áp lực của quốc tế khi tái lập cơ chế cho phép đồng nhân dân tệ dao động với biên độ hạn hẹp là 0,5% xoay quanh tỷ giá cơ bản được Ngân hàng Nhà nước ấn định hàng ngày.
Thế nhưng, từ đó đến nay, theo giới chuyên gia, đồng nhân dân tệ chỉ tăng giá 2,4% so với đồng đô la Mỹ, vào lúc châu Âu và Hoa Kỳ phải đối mặt với quá trình phục hồi kinh tế chậm chạp sau khủng hoảng và không ngừng kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tăng giá đồng tiền quốc gia.
Vào tuần trước, nhân hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Âu tại Bruxelles, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã giải thích rằng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc chỉ có mức lợi nhuận từ 2 đến 3% và ông khuyên các nước châu Âu không nên hòa đồng theo Hoa Kỳ để gây áp lực buộc Trung Quốc tăng giá trị đồng tiền.
Lãnh đạo Trung Quốc nói thẳng, « Nếu đồng nhân dân tệ tăng từ 20 đến 40%, thì điều này sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phá sản, nhiều người bị thất nghiệp (…) và gây ra rối loạn xã hội ». Theo ông, thế giới sẽ không có lợi lộc gì nếu kinh tế Trung Quốc bị khủng hoảng.
Kinh tế gia Ian Sloan, thuộc Massachusetts Institute of Technology nhấn mạnh, tính chính đáng của đảng cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo đất nước phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm. Từ hơn một thập niên qua, Trung Quốc luôn luôn có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 8%. Theo dự báo của IMF, năm tới, 2011, tỷ lệ này của Trung Quốc có thể lên tới 9,6%.
Tuy nhiên, đây là một nền kinh tế hướng ngoại, tăng trưởng phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu. Việc đột ngột nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ gây ra phản ứng dây chuyền với một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa và sa thải nhân công. Trong ngắn hạn, chính quyền Trung Quốc có thể đối phó qua việc hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng và các doanh nghiệp, nhưng về lâu dài, những biện pháp này không thể giúp duy trì sự ổn định xã hội và lòng trung thành đối với đảng cộng sản.
Do vậy, theo giới quan sát, bất chấp áp lực của Hoa Kỳ và châu Âu, chính quyền Trung Quốc kiên quyết duy trì nhịp độ điều chỉnh giá trị đồng nhân dân tệ như đã thông báo hồi tháng sáu.
Tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khai mạc ngày 08/10, tại Washington, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên tuyên bố, đồng nhân dân tệ sẽ được điều chỉnh dần dần để tiến tới mức « cân bằng » nhưng ông bác bỏ mọi « liệu pháp sốc ».
Theo lời một chuyên gia tại ngân hàng Crédit Suisse ở Hồng Kông thì giá trị đồng yuan sẽ tăng, nhưng theo tốc độ ốc sên. Từ nay đến cuối năm, đồng tiền Trung Quốc sẽ tăng khoảng 1% và năm tới sẽ tăng từ 2 đến 3%.
.
.
.
No comments:
Post a Comment