Monday, October 18, 2010

"DÒNG TIỀN NÓNG" ĐANG RỜI KHỎI VIỆT NAM (Financial Times)

Ben BlandNguồn: FT

Mai Phương lược dịnh
Tqvn2004 hiệu đính
Thứ Hai, 18/10/2010

Bất ổn kinh tế vĩ mô, khó khăn khi tìm cơ hội đầu tư ở Việt Nam đang khiến nhà đầu tư chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á khác.

Theo tờ Financial Times, trong khi Thái Lan và các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á đang vất vả kiểm soát luồng vốn ngoại đổ vào thị trường và ghìm giá nội tệ, thì Việt Nam có vẻ đang đứng ngoài cuộc chơi.
Thị trường chứng khoán Việt Nam, được định lượng bằng chỉ số VN-INDEX, đã giảm 12% trong năm nay, và các nhà kinh tế đang dự đoán tiền Đồng sẽ còn xuống giá, sau khi Ngân hàng Nhà nước đã ba lần phá giá kể từ tháng 11 năm 2009.

Kinh tế Việt Nam rõ ràng đang tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, đủ để thu hút nguồn vốn rẻ từ các nước phương Tây và các nhà đầu tư tìm kiếm lợi tức đầu tư cao từ các thị trường mới nổi. Hầu hêt các nhà kinh tế đều cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% đề ra trong năm nay.
Nhưng mối lo ngại trước sự bất ổn kinh tế vĩ mô và các khó khăn trong việc tìm ra cơ hội đầu tư hấp dẫn ở Việt nam đang khiến dòng tiền nóng này hướng vào các quốc gia khác trong khu vực.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo các chính sách thiếu rõ rang của chính phủ đang ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường.
IMF cho rằng Việt Nam cần tăng cường minh bạch hóa trong các dự định của chính phủ bằng việc công bố số liệu có chất lượng cao hơn và đúng thời điểm, để giúp các nhà đầu tư có thể dự báo tốt hơn về thị trường.

Tờ thời báo tài chính nổi tiếng Financial Times chỉ ra 3 khó khăn mà các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải tại Việt Nam:
(1) khó khăn trong việc chuyển tiền về nước mình do tình trạng thiếu hụt USD thường xuyên;
(2) bất động sản bị định giá quá cao;
(3) thị trường chứng khoán khó tiếp cận bởi: trên thị trường chỉ có một số ít quỹ đầu tư do nước ngoài quản lý và được niêm yết, đồng thời có ít công ty môi giới tại Việt Nam đủ uy tín để các nhà đầu tư quốc tế cảm thấy thoải mái khi giao dịch.

Hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn đều bi quan trước triển vọng đầu tư ở Việt Nam vào thời điểm này. Báo cáo của UBS là minh chứng cho thái độ này, với một lời cảnh báo đầy nghi ngờ rằng Việt Nam "đang chứng kiến đợt tăng trưởng tín dụng lớn nhất mà chúng tôi từng được thấy trong hơn 80 nền kinh tế đang vươn lên mà chúng tôi theo dõi suốt hai thập niên vừa qua".

Nhà kinh tế có trụ sở ở Hồng Kông, Jonathan Anderson, cảnh báo:
Nếu nhà chức trách xử lý tốt tình huống và kiểm soát hoàn toàn tăng trưởng tín dụng nóng từ lúc này, thì sẽ tránh được một kết cục quá tồi tệ.
Nếu không, các tình huống rủi ro nghiêm trọng hơn có thể sẽ xảy ra, bao gồm sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng nội địa hoặc một cuộc khủng hoảng ngoại hối (external currency crisis) – với nhiều khả năng, theo chúng tôi, là trường hợp khủng hoảng ngoại hối sẽ xảy ra vì lý do: (i) Việt Nam đang duy trì cán cân thương mại và tài khoản vãng lai cực cao, ngay cả xét theo chuẩn EM, (ii) dự trữ ngoại hối chính thức đã sụt giảm đều đặn xuống một mức thấp, theo mức nhập khẩu và (iii) tiền Đồng đã liên tục chịu áp lực phá giá trong ba năm trở lại đây.

Trong mọi trường hợp thì UBS, giống như nhiều ngân hàng đầu tư lớn khác, không có sự hiện diện nghiêm túc tại Việt Nam, sẽ tự động rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nên đầu tư dành cho nhiều nhà đầu tư.
"Hầu hết các tổ chức tài chính lớn đều không hoạt động ở Việt Nam và tình hình kinh tế vĩ mô ở đây trông tồi tệ đến mức họ nói rằng 'quên đi, hãy đi sang Indonesia, nơi mà sự minh bạch đã được cải thiện đáng kể từ sau năm 1997'", một nhà kinh tế đang làm việc tại Việt Nam cho biết.


.
.

No comments: