Monday, October 18, 2010

DƯ ÂM (Bảo Giang)



Người ta bảo, dư âm là những rung động mang tính chân thật còn tồn đọng ở trong lòng người sau khi  sự kiện bên ngoài đã đi qua. Đơn giản hơn, một sự kiện xảy ra trong đời sống  đều để lại những dấu ấn, có khi là miên viễn cho những người trong cuộc hay những ngưòi, những thế hệ có liên hệ sau đó.

1. Theo quy luật này, một sự kiện có liên hệ từ một hoặc hai người trở lên  đều có thể để lại những dư âm, hình ảnh của sự việc mà chính họ có liên hệ đến. Thí dụ như một cuộc tình bỗng dưng phải chia tay. Chia tay vì bất cứ lý do nào, từ cá nhân lầm lỗi hay do tác động từ những  biến cố bên ngoài như hoàn cảnh của Việt  Nam ở trong giai đoạn chiến tranh, do cuộc di cư, vượt biên, vượt biển tạo ra vào sau ngày 30-4-1975, thảy đều là những dấu ấn thật khó mờ phai ở trong lòng các đối tác, dù rằng sau đó, mỗi người đã có gia đình riêng. Về điểm này, rất nhiều người Việt Nam đã có cảm nghiệm hoặc trải qua dư âm mang nghĩa chia ly này. Nó là một loại dư âm đau thương ngấm ngầm, nhung nhớ, tiếc nuối, nhẹ nhàng, nhưng rất khôn nguôi!

2. Nhưng dư âm cuả cuộc cướp chính quyền do Việt Minh thực hiện vào ngày 02-9-1945, thực tế là không có một hình ảnh nào, tiếng nói nào để lại trong tôi hay trong lòng nhiều ngưòi Việt Nam. Tuy nhiên, cái hậu qủa khốc liệt của việc cướp chính quyền ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của thế hệ đương thời và nhiều thế hệ tiếp nối sau đó. Nó được coi là một khúc gẫy của lịch sử Việt Nam và đẩy dân tộc Việt Nam vào một lối rẽ không mấy người muốn, kể cả những kẻ thủ vai Việt Minh hay Việt cộng sau này. Theo đó, cái hậu quả ấy là một thứ dư âm khắc nghiệt, đầy uất nghẹn còn tồn đọng mãi  trong lòng nguời. Họ muốn khu trừ nó đi nhưng vẫn chưa có cơ hội giải thoát cho chính bản thân mình.

3. Nhưng cuộc di cư vào nam năm 1954 đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng hơn. Bởi lẽ tôi đã biết một chút về chuyến đi và tôi học từ cha mẹ và những người thân về những câu chuyện nhung nhớ của chia ly. Chuyến đi, dĩ nhiên là có nhiều tang thương mất mát, nhưng cha mẹ tôi đã không dấu diếm là đã có cuộc sống đáng sống để làm người có nhân bản tại miền nam. Và chúng tôi, những đứa trẻ của ngày di cư cũng có được cơ hội học hành, tự đào luyện cho mình được một chút ít vốn liếng nhân bản làm người, mà những trẻ cùng trang lứa phải ở lại đã thiếu hẳn phương tiện như thế. Nếu như không muốn nói, cái xã hội duy vật biện chứng cộng sản ở đó đã cướp đi cái lương tri của trẻ thơ, của con người, rồi đẩy họ vào một con đường đầy dối trá và lừa đảo. Vì chúng chủ tâm đào tạo họ và những thế hệ kế tiếp thành những công cụ phục vụ cho mưu đồ bất chính của một đảng phái có nhiều thú tính hơn nhân tính. Có nhiều chiêu bài lừa dối hào nhoáng hơn thực tế con người.
Tệ hơn, đẩy họ vào một sự hiểu biết đầy sai lầm: Dân tộc được định nghĩa là đồng nghĩa với cộng sản. Phục vụ dân tộc  là phục vụ cho đảng cho nhà nước cộng sản. Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa Việt cộng. Họ không hề biết, đảng phái chính trị chỉ là những công cụ, những tổ chức được thành hình do nhu cầu để phục vụ cho quyền lợi của đất nước, cho quyền lợi của dân tộc trong một khoảng thời gian nào đó. Đảng phái không phải là dân tộc. Phục vụ cho đảng phái không phải là phục vụ dân tộc. Và đảng phái càng không thể nằm trên dân tộc như chúng đào tạo. Theo đó, dư âm của cuộc di cư là sự tồn đọng trong tang  thương nhưng đầy hy vọng. Hy vọng cho chính mình và tương lai của con cái mình có được những ngày sống trong một xã hội rất đáng sống. Dù rằng khi đó, thể chế ở miền nam chưa đạt thành nguyện vọng xây dựng tự do dân chủ như lòng người dân mong mỏi.  

4. Rồi người ta bảo 19-5 là ngày sinh và ngày 3-9 là ngày chuyển sang từ trần của  HCM. Tuy nhiên, mặc cho cái chế độ cộng sản ấy tô son đánh phấn cho hai cái ngày ấy, đối với tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam, và ngay cả các đồng chí của HCM, đều không cảm nghiệm thấy được một chút gì hay ho từ cái chết, cái sống đầy gian dối, tráo trở của con người có nhiều bộ mặt, có nhiều cái tên khác nhau, nhưng lại có chung một tụ điểm là lòng dạ độc ác vô đạo ấy. Bởi lẽ, HCM đã  được sinh ra trong gian dối, (vì ngày sinh không phải là 19-5, cái lý lịch gia đình cũng bất minh), rồi lại cũng chết trong lừa đảo dối trá, (Y cũng không chết vào cái ngày này). Nên dư âm của hai cái ngày này, nếu có, chỉ là sự kiện để lại cho người đời nhìn ra bộ mặt của một kẻ hiểm ác, gian dối từ khi sinh ra cho đến khi chết mà tránh.
Tại sao người dân Việt Nam muốn đào thải cái hình ảnh đáng ghê tởm của Hồ chí Minh ra khỏi cuộc sống?
Đơn giản là nó không phù hợp với phưong cách sống nhân bản của con người. Và chẳng ai muốn lưu lại hình ảnh của một tên đại sát nhân như y. 170,000 người vô tội bị y theo lệnh của quan thầy cộng sản mà đấu tố kia, hẳn là một dư âm phẫn nộ còn để lại trong lòng, không phải chỉ có 170,000 gia đình của các nạn nhân, mà là hàng triệu triệu người dân Việt Nam khác. Rồi gần 5000 người dân Huế bị y ra lệnh thảm sát vào tết Mậu Thân, cũng là một dư âm đầy nghiệp chướng khác. Rồi việc y chỉ thị cho Phạm văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung cộng trên biển ở Hoàng Sa, Trường Sa là xương thịt của Việt Nam thì cái dư âm buôn dân bán nước của y đến Trời không tha, Đất không dung thứ được, nói chi đến con người! Theo dó, Y chỉ có thể còn tồn tại như tờ quảng cáo khi cái mã tấu của y còn khả năng  gây ra tội ác. Khi  nó trở thành miếng sắt rỉ, cái gía trị của y cũng được lập lại không khác hình ảnh Stalin ở Liên Sô. Và những sách vở vẽ vời ca tụng y thì sẽ bị quăng vào sọt rác một ngày không xa.

5. Cùng một cái chết, cái chết bề mặt qúa tang thương và thê thảm do bàn tay của những sát thủ Minh, Khiêm, Đôn, Đính, Xuân, Mậu, Nhung,… đã tạo ra cho Tổng Thống Ngô đình Diệm. Lúc đầu những kẻ phản bội này reo hò nhảy múa ăn mừng trên cái xác của ông, nhưng xem ra dư âm càng ngày càng cho thấy sự thật đổi chiều. Những kẻ nhúng tay vào cái chết của ông thì bị lên án như là những tay đao phủ giết mướn, hay là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa ( không phải tôi nói đâu, Tổng thống Hoa Kỳ L. Johnson nói đấy). Phần ông, được đánh gía như là một Chí Sỹ của dân tộc. Là một người vì nước vì dân đầy đức độ đã bảo vệ chủ quyền của đất nước đến hơi thở cuối cùng. Nói cách khác, ngày 2-11-1963, không phải chỉ có một Tổng Thống Ngô đình Diệm và bào đệ của ông bị thảm tử, nhưng còn là cái chết của cả  miền nam, nói riêng và Việt Nam, sau này.
Dư âm của cái chết sau nửa thế kỷ đã sáng tỏ rồi. Ngườì ta đã bắt đầu đặt những bàn hương án cho ông ở khắp nơi. Thế là Ông sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt mà không cần phải rêu rao trống phách. Trong khi những kẻ nhúng tay vào máu của ông thì “may ra cũng được có khâu mộ phần”! Như thế, trong trường hợp này, dư âm về cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm không hẳn là thương đau, mục rữa, nhưng là dư âm công lý, sống động trong cuộc hồi sinh. Đó là một dư âm rất đáng trân trọng, cần thiết cho Việt Nam.

6. Rồi đến cuộc đổi đời 30-4-1075. Hẳn nhiên dư âm và hình ảnh vẫn còn chóang ngợp lòng người. Nó chưa hề phai nhòa những nét vẽ tàn bạo trong cuộc đổi đời ấy. Trái lại, càng lúc, những nét đổi đời cay nghiệt càng lộ rõ hình dáng méo mó của nó trong cuộc sinh hoạt của người dân. Bởi vì:
1. Từ thanh cao tử tế, nhờ Việt cộng, đã chuyển sang hạ cấp, đê hèn, bần tiện.
2. Từ đạo đức nhân bản xã hội, nhờ hồ chí Minh, đã biến ra vô luân, bất nghĩa, gian dối, lừa bịp.
3. Từ nhân bản, đạo nghĩa  làm người, nhờ Hồ chí Minh và Việt cộng cải tạo đã biến thành bất lương, dối trá, côn đồ.

4. Từ bản sắc dân tộc độc lập tự chủ, nhờ Hồ và Việt cộng, chúng muốn biến dân ta, xã hội ta thành một tập thể học đòi theo thói nô lệ, cúi đầu trước ngoại bang. Nhưng rất giỏi nghề chà đạp nhân phẩm và thân phận của đồng chủng.  
Điều đáng nói là, những điều tồi tệ tôi vừa nêu ra ở trên nó không còn khép kín trong lòng và sinh hoạt của đảng cộng sản. Trái lại, nó đã mở rộng và ăn lan vào đời sống, sinh hoạt ở trong tất cả mọi môi trường trong xã hội.Từ học đường cho đến các cơ sở gọi là công quyền, tòa án. Ở mọi nơi, mọi chốn, kẻ gian dối, sống trong gian dối xem ra được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Trái lại, người sống trong chân thật luôn bị tai ương và mắc lừa. Tệ hại là, ngay trong đời sống sinh hoạt của tôn giáo cũng không có ngoại lệ!
Một thí dụ  điển hình: Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh đều là những Linh Mục công giáo được dạy dỗ và chịu chức ở miền nam trước khi Việt cộng vào. Nhưng lại được Việt cộng tuyên truyền giáo huấn, nên đã trở thành những đảng viên của cộng sản. Theo luật, những người này đã bị phạt vạ tuyệt thông từ lâu. Ấy thế, giới chức thẩm quyền trực tiếp cũng không dám ra vạ hoặc cảnh cáo chúng đôi điều. Trái lại, theo dư luận, cấp lãnh đạo còn phải nương nhờ chúng để có chỗ đi ra đi vào! Đặc biệt, Phan khắc Từ, (hắn không có đủ tư cách để tôi gọi hay viết hai chữ LM trước cái tên của y) theo lời tư Liên, Ngô thị Thanh Thủy, người tự xưng là vợ và đã sống “một vợ một chồng” với y là đúng luật. Không biết y thị  lấy cái luật này ở đâu ra mà ăn càn nói dở như thế. Nhưng điều quái gở ở đây là, Phan khác Từ vẫn được trọng dụng trong vài trò cha sở của một nhà thờ, và Huỳnh công Minh sắm vai LM đại điện cho TGP Sài Gòn!
Như thế, cái dư âm của ngày 30-4-1075 hẳn là một loại dư đổi đời đầy bất hạnh còn để lại ở trong lòng dân tộc Việt. Và nó chỉ có khả năng trờ thành dĩ vãng, ngủ yên, sau khi chế độ tồi bại này bị huỷ diệt và các thế hệ tương lai trở về nguồn với bài Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của cha ông ta xưa kia thì đạo đức của dân tộc mới khả dĩ được phục hoạt.

7. Rồi cách đây 2 năm vào ngày 20-9-2008, Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô quang Kiệt đã làm chấn động lòng ngưòi, không phải chỉ ở trong nước, hay trong những khu vực có người Việt Nam tỵ nạn cộng sản sinh sống. Nhưng có thể nói là cả hòan vũ đã rung động vì lời công bố của ông trước các quan cán bạo quyền Việt cộng ở Hà Nội: “Tự do tôn giáo là cái quyền của con người chứ không phải là một ân huệ xin-cho”. Chỉ đơn giản  là thế, nhưng sức mạnh đã lấn át, vượt cả không gian và thời gian. Lời nói ấy vĩnh viễn trở thành chân lý của lịch sử. Không ai, không đời nào có thể thay đổi được. Đó là một ngôn ngữ âm vang của nguồn sống, của chân lý đã vượt thoát cuộc bao vây của tội ác, của thời gian và không gian.
Bên cạnh lời công bố ấy là tính thật, người thật của Ông khi săn quần lên trên đầu gối, lội nước bùn đọng đi thăm người dân trong những ngày lũ lụt, là những ngày mà không một ai muốn ra khỏi nhà. Sự kiện, hình ảnh thật ấy đã tạo nên một dư âm tuy nhẹ nhàng, nhưng rất sâu đậm trong lòng người. Đó là hình ảnh được tôn vinh mà có lẽ Tòa GM Hà Nội khó có thể có được một tấm hình nào đáng hãnh diện hơn thế. Và dĩ nhiên, hình ảnh của người đến sau ông trong bộ quần áo thẳng nếp, mặt mũi xum xoe, hồ hởi để được bắt tay quan cán nhà nước Việt cộng thì không đáng được lưu lại trong Tòa GM Hà Nội, cũng như là đem ra để so sánh với hình ảnh của Ông. Vì dư âm đã nói lên một sự thật là, tấm hình nào nên bỏ vào sọt rác và tấm hình nào nên giữ lại từ ngày 7-5-2010.
Có một điều ai cũng biết là gian dối thì luôn luôn tìm cách loại trừ sự thật. Nhà nước Việt cộng cũng không ngoài lệ thường này.
Thật vậy, nhà nước và đảng Việt cộng đã có thái độ như những kẻ điên khùng khi nghe lời công lý của Ông. Chúng đã bất chấp hậu qủa, thủ đoạn trong mưu đồ loại trừ ông. Trước hết, dùng toàn bộ hệ thống tuyên truyền gồm 700 tờ báo in, hàng trăm tờ báo trên trang mạng và tất cả các cơ sở truyền thanh, truyền hình trong nước để vu khống, bôi lọ, chụp mũ và khích động nhân dân (công an trá hình) đến bao vây Tòa GM Hà Nội la hét phá rối suốt ngày đêm với những ngôn từ thô tục vô văn hóa (đúng ra là với loại văn hóa của Hồ chí Minh). Chúng thay nhau đấu tố Ông như là người phản quốc và miệt thị Việt Nam. Nếu câu chuyện xảy ra vào những năm 1950, ông khó giữ nổi mạng sống của mình, dù chính ông đã sẵn sàng hy sinh cho Sự Thật. Nhưng vào thế kỷ 21 này. Những lời láo khoét, chụp mũ của Việt cộng đối với Ông  hầu như không thu lượm được kết qủa thực tiễn từ bên ngoài. Trái lại, nhân dân còn biết rõ, đó là cái trò đểu của nhà nước Việt cộng. Bởi vì họ biết rõ, không một người Việt Nam nào không thấy tủi hổ nhục nhã vì cái tờ hộ chiếu Việt Nam lại do Việt cộng cấp phát.
Rồi sau khi tổ chức những cuộc đấu tố theo quy mô rộng lớn, dài hạn, rải đều trên cả nước như thế, nhưng đã hoàn thoàn thất bại trong mưu toan kết tội để có thể bắt giam ông hoặc đẩy ông ra khỏi Toà GM Hà Nội. Việt cộng học lại phương cách người Mỹ đã sử dụng đám tay sai phản chủ trong sự kiện 1-11-1963, để đưa ông ra khỏi vai trò lãnh đạo tôn giáo ở Hà Nội. Thoạt đầu ai cũng bật cười vì cái viễn vông, vọng tưởng của chúng. Không ngờ, lịch sử của ngày 1-11-1963 lại tái diễn ở Hà Nội vào ngày 07-5-2010 với sự “ra đi” như là một tội nhân của TGM Ngô quang Kiệt, và sự kiện “lên ngôi” đầy “vinh dự” của GM chủ tịch HDGMVN, Nguyễn văn Nhơn. Hình ảnh của sự “ra đi” và “lên ngôi” này, có thể nói là đã phản ảnh Sự Thật ngay lập tức, mà không cần chờ đến vài chục năm sau mới có như biến cố 1-11-1963. Nó tạo ra một chuỗi những phản ứng diễn tả nỗi đau, đầy uất hận trong lòng người giáo dân Việt Nam. Và tạo ra những hình ảnh phản cảm, chưa bao giờ xảy ra trong giáo hội Việt Nam, vào chính ngày 7-5-2010 với những biểu ngữ bày tỏ lòng thương mến, lòng qúy trọng của giáo dân với ngưòi bị “ra đi” và lạnh lùng, nếu như không muốn nói là hất hủi cho người về.

Khi Dương văn Minh khoác cái vai chủ tịch trong cuộc đảo chánh đưa đến cái chết qúa tang thương cho Tổng Thống Ngô đình Diệm và bào đệ của ông vào ngày 01-11-1963, nhiều ngưòi cho rằng y có thể làm tay sai, giết mướn rất tốt. Nhưng phần tài đức, khả năng để có thể ngồi vào cái ghế lãnh đạo đất nước của Tổng Thống Diệm thì chỉ là con số không. Kết qủa vào buổi đầu, không ai dám nói lên sự thật này. Nhưng lịch sử đã chứng minh, dù có được Mỹ lập kế hoạch và đưa lên ngồi vào cái ghế lãnh đạo, sự mừng rỡ của Dương văn Minh cũng không kéo dài qúa ba tháng. Riêng những kẻ reo hò nhảy mừng sau khi thảm sát Tổng Thống Ngô đình Diệm, cũng chẳng có cái hậu lâu dài để mà hưởng bổng lộc. Trước tiên là Kim, Xuân, Đôn, Đính đã bị bắt và bị cách chức đuổi ra khỏi quân đội. Tên sát thủ Nguyễn văn Nhung thì bị siết cổ bởi chính cái giây giầy của y.

Trường hợp GM Nhơn, khi được cài vào cái ghế Hà Nội, liệu có qúa khổ với Ông hay không? Nói cách khác, chuyện Hà Nội hôm nay có khác với chuyện ở Sài gòn vào ngày 1-11-1063 không? 
Chuyện có khác chứ:
- Trước hết, những kẻ nhập cuộc làm đảo chánh TT Diệm là những kẻ được coi như con cháu trong nhà, là tâm phúc của TT Dịệm. Không có ông, những kẻ này vĩnh viễn là những kẻ bồi tây, không có cái hào quang thuộc về quân đội Quốc Gia.
- Những kẻ này đã nhận tiền của CIA và giết chết ông, đưa đến cuộc khai tử chế độ  miền nam Việt Nam vào ngày 30-401975.
- Phần lịch sử ngày nay đã minh bạch. Những kẻ  làm đảo chánh, sát hại mạng sống của ông đã dược gọi là: “bọn ác ôn côn đồ, đáng nguyền rủa” (TT L.Johnson, Hoa kỳ) thay cho cái mỹ từ tự đặt ra lúc ban đầu là HĐQNCM do Dương văn Minh giữ vai chủ tịch.
- Phần người bị thảm sát là Tổng Thống Ngô đình Diệm thì nay, bàn thờ hương án, tôn vinh ông như là một Chí Sỹ của dân tộc Việt Nam đã mọc lên ở khắp nơi. Đó là tính vĩnh cửu trong sự thật của lịch sử.

Trong khi đó chuyện ở Hà Nội có những sự kiện sau:
1. Những người được dư luận đồ đoán là có liên quan trực tiếp đến chuyện “từ chức vì lý do sức khoẻ” của TGM Ngô quang Kiệt như GM Nhơn, HY Mẫn, GM Đọc, GM Minh, GM Khảm, không phải là những ngưòi dưới quyền của TGM Kiệt. Nhưng là những người có cấp bậc hoặc ngang hàng, nhỏ hơn, là đàn anh và đàn em ( tính theo ngày thụ phong GM) hoặc từng được coi là bằng hữu với TGM Kiệt.
2. Ngay trong thời kỳ còn đưọc xem là tuần trăng mật của cuộc “lên ngôi” của GM Nhơn cũng không tạo được hứng khởi với cộng đoàn. Hầu như chẳng có mấy người ủng hộ, đón nhận Ông. Chẳng có ai chạy ra đường reo mừng hoan hô sự kiện “lên ngôi” của GM Nhơn như sau cuộc đảo chính 1-11-1963.
3. Trái lại, bản thân ông đang phải đối phó với những sự thật sẽ được phơi bày trước ánh sáng. Là vì đâu, vì sao Ông có cuộc im lặng. Vì sao Ông có cuộc đối thoại, ông có cuộc trao đổi để “tiễn” TGM Ngô quang Kiệt ra khỏi Hà Nội để Ông được cài vào cái ghế Hà Nội như chuyện của  Dương văn Minh được đôn lên hôm nào? Xin nhớ rằng, GM Nhơn không có tên trong dánh sách ứng viên được đề cử vào chức vị phó cho Hà Nôi khi GM Kiệt đau bệnh.
4. Lịch sử phải mất hơn hai mươi năm mới phơi bày ra ánh sáng những hành động được đánh giá là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyển rủa” của những người nhúng tay vào cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm. Nhưng xem ra, sự thật của câu chuyện gọi là “đối thoại” “trao đổi”,  cài, cắm giữa nhà nước Việt cộng với GM Nhơn, HY Mẫn không mất nhiều thời gian đến như thế. Trái lại, nó có cơ hội phơi bày rất sớm. Bởi lẽ, sự kiện „từ chức vì lý do sức khoẻ” là không đủ thuyết phục. Kế đến, Công Đạo ở trong lòng người đã bắt đầu một cuộc đi tìm Công Lý cho chuyện này. Hơn thế, các GM Việt Nam đang có nhu cầu phải phục hoạt lại niềm tin đã gần tàn lụi trong lòng giáo dân vì những im lặng, hoặc lên tiếng hay không lên tiếng trước những biến cố TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Đồng Chiêm, Cồn Dầu… Và các Ngài không thể mãi vô cảm với cây gậy Mục Tử trong tay mình.

Như thế, dư âm của một sự kiện có liên quan đến tập thể, chính là sự thật lịch sử của sự kiện sẽ còn được lưu truyền mãi mãi cho hậu thế. Cũng vậy, sự “ra đi“ của TGM Kiệt vào ngày 7-5-2-10, phần riêng là thiệt thòi cho Ông. Nhưng đó là cái gía Ông đã trả để bảo vệ cho Sự Thật, cho Công Lý và Hòa bình cho dân tộc của Ông. Cái gía ấy vĩnh viễn tồn tại và hằng được đồng bào của Ông trân qúy. Riêng chuyện Giuda vui mừng cầm ba mươi đồng bạc, chuyện Dương văn Minh hí hửng khi nhận tiền giết mướn, qủa thật không đáng là điều nên nói đến nữa. Tuy nhiên, Lịch sử lại không thể thiếu Giuda, Dương văn Minh.

 “Trăm năm bia đá thì mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

 Bảo Giang
.
.
.

No comments: