Thursday, May 6, 2010

THƯ GỬI BÀ BETTY TISDALE (Phan Quang Tuệ)

Thư Gửi Bà Betty Tisdale

http://www.danchimviet.com/archives/8241

Viet Tribune: Bài tường thuật của ký giả Hà Giang (báo Người Việt) viết về chuyện một phụ nữ Mỹ đã mang được 219 cô nhi Việt Nam rời khỏi Sài gòn trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam, có nhắc đến câu nói của BS Phan Quang Đán, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Xã Hội của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, để giải thích vì sao thay vì có 400 em sẽ được đi cuối cùng chỉ có 219 em thôi. Cuộc di tản 219 cô nhi Việt Nam trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này là một sự kiện lịch sử, và những lời nói hay hành động trong thời điểm này được ghi lại cũng là những yếu tố có tính cách lịch sử. Do đó, tưởng niệm những biến cố đau thương 35 năm trước đây ngày Sài gòn thất thủ, trong khi cám ơn những người như bà Betty Tisdale đã cứu thoát các trẻ em Việt Nam, chúng ta hãy công bằng với những người đã can đảm thi hành nhiệm vụ của họ trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn bằng cách tôn trọng và trả lại sự thực cho lịch sử lời nói và hành động của những người trong cuộc. Toà soạn xin được gửi đến bạn đọc bức thư này của ông Phan Quang Tuệ như là một ánh sáng soi rõ một sự kiện trong thời điểm lịch sử đã 35 năm qua. Ông Phan Quang Tuệ, tác giả bức thư này là con trai trưởng của Bác sĩ Phan Quang Đán. Tháng Tư, 1975, tác giả là Công cán Ủy viên Văn phòng Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện ở Sài gòn. Từ 1995 đến nay, ông là Thẩm phán tại Toà án Di Trú Liên bang San Francisco.

------------------------

.

Phan Quang Tuệ
4162 Rockcreek Drive
Danville, CA 94506

Ngày 26 tháng 4 năm 2010.

.

Kính gửi Bà Betty Tisdale
H.A.L.O.
2416 2nd Avenue North
Seattle
, WA 98109

Kính thưa Bà Tisdale,

Nhật báo Người Việt xuất bản tại Westminster, California ngày 11 tháng 4 năm 2010 có đăng một bài của ký giả Hà Giang phỏng vấn bà về cuộc di tản 219 trẻ em từ cô-nhi-viện An Lạc qua Mỹ trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Vài ngày sau đó, bài phỏng vấn nầy đã được đăng lại trong nhật báo “Người Việt Tây Bắc” xuất bản tại Seatle, Washington. Kể từ đó, bài nầy đã được in lại trên nhiều cơ quan truyền thông khác, kể cả nhiều trang nhà trên mạng lưới điện tử.

Trong bài phỏng vấn nầy, ký giả Hà Giang viết là bà chỉ có thể di tản 219 trẻ em thay vì 400 em như bà muốn vì Thứ trưởng Bộ Xã Hội là Bác-sĩ Phan Quang Đán đã từ chối không cho phép trẻ em trên 10 tuổi được ra đi. Theo bài phỏng vấn của ký giả Hà Giang thì Bác-sĩ Đán đã nói với bà như sau: “Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận. … Đó là quyết định của chính phủ tôi.”

Câu nói nầy, được gán cho Bác-sĩ Đán, là mục đích của lá thư tôi viết cho bà ngày hôm nay. Trong thời điểm của tháng Tư năm 1975, tôi là một luật sư tại Văn phòng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Khi đó, thân phụ tôi, Bác-sĩ Phan Quang Đán, nay đã qua đời, giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xã Hội, trong chính phủ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ba mươi lăm năm đã trôi qua, những trẻ em của cô-nhi-viện An Lạc bây giờ đã đi vào tuổi 40. Trong 35 năm nữa, chuyến di tản của các em có thể sẽ đựợc ghi lại như một chú thích của một trang sử về những ngày chót của Sài Gòn. Nhưng những thế hệ sau cũng có thể lục lại các trang sử và tìm ra bài phỏng vấn này của ký giả Hà Giang. Và lúc đó một câu hỏi sẽ được đặt ra: Trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, chính quyền VNCH có dùng trẻ con để đánh trận hay không?

Tôi đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để duyệt lại hàng ngàn trang tài liệu về “Chiến dịch Babylift (Di Tản Trẻ Sơ Sinh)” là một chiến dịch bao gồm cả chuyến di tản 219 em của cô-nhi-viện An Lạc. Tôi cũng tìm tòi trên mạng lưới điện tử. Sử liệu về cuộc chiến 21 năm tại Việt Nam từ Hoà-ước Genève năm 1954 đến ngày Cộng sản chiếm miền Nam vào cuối tháng Tư năm 1975 đã được viết lại đầy tràn. Tôi tìm ra được cả một cuốn phim về cuộc di tản nầy tên là “Những Đứa Bé Của Cô-Nhi-Viện An Lạc (The Children Of An Lac)” mà tài tử Shirley Jones đã đóng vai bà Tisdale. Tôi đã đặc biệt chú ý đến hai bài trong cuốn sách “Cháo Gà Cho Những Tâm Hồn Được Nhận Nuôi (Chicken Soup For The The Adopted Soul)” xuất bản năm 2000, năm mà bà sáng lập tổ chức H.A.L.O. “Helping and Loving Orphans (Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi)”.

Trong bài “Bà Ta Đã Cứu 219 Mạng Sống (She Saved 219 Lives)” của hai đồng tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hanson, phần liên hệ đến cuộc di tản đã được diễn tả như sau: “ … Thình lình Bác-sĩ Đán tuyên bố là ông chỉ có thể cho phép các em dưới 10 tuổi được ra đi và tất cả các em phải có giấy khai sanh …” Bà Betty đã đến khu Nhi đồng của nhà thương để xin 225 mẫu giấy khai sanh rồi điền vào ngày, giờ và nơi sanh một cách nhanh chóng cho 219 em bé thơ sinh và trẻ em.” Bài nầy được viết tiếp:

“Tôi hoàn toàn không biết các em nầy là con của ai, sinh ra lúc nào, nơi nào. Những ngón tay của tôi cứ viết đại ra để tạo ra những bản khai sanh … Khi bà Betty trở lại Sài Gòn, bà tức khắc đến gặp Đại sứ Graham Martin và xin phương tiện di tản cho các em … Ông Đại sứ bằng lòng giúp với điều kiện các thủ tục giấy tờ hành chánh được chính quyền Việt Nam chấp thun. Bác-sĩ Đán ký tên trên bảng danh sách trong lúc các em đang được chuyển vào hai máy bay vận tải của Không quân Mỹ”.

Bài báo hoàn toàn không đề cập gì đến chuyện trẻ em phải ở lại vì lý do cần thiết cho nhu cầu của chiến trận.

Bên cạnh đó, bài “Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi: Câu Chuyện của Betty Tisdale (Helping and Loving Orphans: Betty Tisdale’s Story”, mà chính bà là tác giả, cũng có đoạn viết:

Vì tôi không phải là một cơ quan lo chuyện nhận con nuôi nên tôi đã không được quyền sử-dụng các máy bay quân sự dành cho “Chiến Dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh ” … Khi tôi đến cô-nhi-viện An Lạc, tôi hứa với bà Ngãi là tôi sẽ cứu được các trẻ em. Tôi đến văn phòng ông Đại sứ và cầu xin ông giúp cứu mạng các em. Ông trả lời là nếu tôi đưa cho ông ta một danh sách với đầy đủ tên tuổi, giấy khai sanh thì ông ta có thể cung cấp được cho tôi một máy bay của Không Quân. Tôi trả lời: “Có ngay” và chạy đến một bệnh viện để xin các mẫu giấy khai sanh còn để trống. Tôi đã bịa đặt ra tên tuổi để điền vào vì trẻ mồ côi thì không được ai đặt tên và cũng không được cấp giấy khai sanh”.

Đoạn nầy trong bài tự thuật của bà cũng cho thấy không có nói gì đến câu nói được gán cho Bác-sĩ Đán đã đề cập ở trên về chuyện trẻ em trên mười tuổi phải ở lại Việt Nam để làm nghĩa vụ quân sự.

Trong hằng hà sa số sách về Chiến Tranh Việt Nam xuất hiện sau 1975, đối với tôi, luận án đầy đủ nhất về chủ đề tỵ nạn là cuốn “Nạn Nhân và Kẻ Sống Sót, Người Di Cư và Những Nạn Nhân khác của Cuộc Chiến tại Việt-Nam từ 1954 đến 1975 (Victims and Survivors, Displaced Persons and Other War Victims in Vietnam, 1954-1975)” của tác giả Louis A. Wiesner. Ông Wiesner là một nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao và đã giữ chức cố vấn và điều hành viên chương trình y tế của Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế (International Rescue Committee/IRC.). Cuốn sách nầy có một trang rưỡi nói về “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Operation Babylift)” như sau:

“Từ năm 1974, một số lớn trẻ em Việt-Nam đã được cha mẹ Mỹ nhận làm con nuôi (năm 1974 có 1,352 em) và nhiều văn phòng có giấy phép lo dịch vụ con nuôi đã hoạt động hợp tác với Bộ Xã Hội. Số trẻ em có thể được nhận nuôi là một con số nhỏ vì điều kiện là phải hoàn toàn mồ côi (nghĩa là cả cha lẫn mẹ đều đã qua đời) hoặc phải được cha mẹ ký giấy cho phép được người khác nhận nuôi . . . Cho đến ngày 8 tháng Tư năm 1975, có khoảng 1,348 em mồ côi đã được di tản qua (căn cứ Không quân) Clark, Phi Luật Tân và từ đó 1,311 em đã được chuyên chở qua căn cứ Travis ở California. Tổng thống Ford đã đến đón các em một lần và được báo chí chụp hình đăng tải. Đến ngày 28 tháng Tư, đã có khoảng 2,700 em được “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Babylift Operation)” đưa qua Mỹ. Sự lo âu của người miền Nam trước sức tiến công của quân Bắc Việt là nguyên nhân không thể tránh của những lạm dụng trong chuyện di tản trẻ mồ côi. Trên cả hai loại máy bay chính thức và máy bay thương mại thuê bởi các cơ quan lo chuyện nhận con nuôi đã có những trẻ em không phải là trẻ mồ côi và lại có cả những người lớn đi theo là vợ hoặc bạn gái của người Mỹ. Mặc dầu vậy,“Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh” cũng đã là một thành công. Sự kiện nầy không những đã tạo cảm tình cho các em bé mà tạo cả cảm tình cho một nước Việt Nam Cộng Hoà đang trong cơn nguy biến mà ai có theo dõi tình hình cũng thấy như vậy”.

Để được chấp thuận cho di tản, các em phải “hoàn toàn mồ côi” hoặc đã được cha mẹ thỏa thuận cho con làm con nuôi. Những em nào không hội đủ các điều kiện luật định thì không thể được chấp thuận. Không phải là vì các em phải bị giữ lại để chiến đấu.

Để có thể hiểu được hoàn toàn và đánh giá đúng mức những biến chuyển trong việc di tản các em khỏi Sài Gòn vào tháng 4, 1975, chúng ta có thể nhận xét một biến cố gần đây sau cuộc động đất ngày 12 tháng 1 năm 2010 tại Haiti. Tap chí Time số tháng Hai đã viết:

Không có trẻ em nào có thể dễ bị hại hơn là trẻ em ở Haiti. Vì vậy khi quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu nầy bị động đất tàn phá ngày 12 tháng Một, những quốc gia giàu có đã mở con mắt nhân từ loại tài tử Brad-và-Angelia để nhìn về phiá hàng vạn em bé trở thành mồ côi trong hoang phế. Cả thế giới đều có ý tốt muốn đến nhận trẻ em Haiti làm con nuôi đã làm cho chính quyền Haiti phải có biện pháp ngăn chặn vì lo ngại rằng, trong cơn hỗn loạn, trẻ em sẽ bị mang đi một cách bất hợp pháp. Ngày 29 tháng Một, nỗi lo ngại đó đã thành hình khi 10 nhà truyền giáo đạo Baptist đến từ tiểu bang Idaho, Hoa Kỳ đã bị bắt giữ vì tội tổ chức đưa 33 trẻ em Haiti ra khỏi nước mà không có giấy tờ hợp lệ. Người Mỹ nói là họ chỉ làm việc bác ái nhưng nhiều người dân Haiti đã đồng ý với Thủ tướng Jean-Max Bellerive khi ông gọi những nhà truyền giáo nầy là “những người bắt cóc trẻ con” – nhất là phần nhiều các em nầy không phải là mồ côi gì hết. Chuyện nầy đã trở thành một vụ tai tiếng ầm ĩ trong nước Haiti, nơi mà các em bé là mồi ngon của những tên buôn bán trẻ con và hàng ngàn trẻ em bị đày đọa như nô lệ.

.

Tháng 4, 1975 Đại sứ Graham Martin đã đòi hỏi các em mồ côi phải được sự chấp thuận trước của Chính Phủ Việt Nam trước khi ông cung cấp máy bay di tản. Bác-sĩ Đán, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xã Hội đòi hỏi phải có một danh sách đầy đủ với tên, ngày và nơi sanh của các em. Cả Bác Sĩ Đán lẫn Đại Sứ Martin đã hành xử quyền hạn và bổn phận của họ trong một tinh thần trách nhiệm. Các em trên 10 tuổi không được chấp thuận vì các em không phải hoàn toàn là trẻ mồ côi, và do đó không hội đủ điều kiện làm con nuôi, chứ không phải vì các em này bị Chính Phủ Việt Nam giữ lại để chiến đấu. Không ai biết được là Bác-sĩ Đán và Đại sứ Martin có biết hay không sự kiện các giấy khai sanh đã bị giả mạo. Vì thực tế là, cho dầu có hậu ý tốt chăng nữa, các giấy khai sanh đã bị ngụy tạo. Điều gần như chắc chắn là các em trên 10 tuổi không được chấp thuận là vì các em không thật sự là trẻ mồ côi, do đó không thể được “nhận làm con nuôi”, chứ lý do không phải là vì các em phải ở lại để đánh giặc.

.

Theo tổ chức Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (CSUCS), thì tại Á Châu ngưòi ta ghi nhận có cả ngàn trẻ em bị xử dụng trong những lực lượng chiến đấu tại Afghanistan, Burma, Indonesia, Laos, Philippines, Nepal và Sri Lanka. Lực lượng Cộng Sản Khmer Đỏ được ghi nhận là một tổ chức đã khai thác và cưỡng ép trẻ em vào những tội ác có tính cách diệt chủng. Việt Nam Cộng Hoà không bao giờ nằm trong danh sách các quốc gia này.

.

Trong suốt 21 năm từ 1954 đến 1975, chính quyền VNCH không bao giờ có chính sách dùng trẻ con trong mục tiêu quân sự. Ngược lại, chính quyền VNCH luôn luôn chủ trương bảo vệ và xúc tiến sự an toàn của trẻ em. Ngân sách năm 1974 của Bộ Xã Hội dành 28.98% cho các chương trình phục vụ các trẻ em. Trước khi Sài Gòn thất thủ, tại Việt Nam đã có 61 cơ quan thiện nguyện do người Việt quản trị trong đó 21 cơ quan lo cho trẻ em và gia đình và 29 cơ quan phụ trách các công tác lo cho các thanh thiếu niên. Về mặt cơ quan ngoại quốc, lúc ấy tại Việt Nam đã có 102 cơ quan thiện nguyện trong đó 42 cơ quan chuyên về các công tác bảo vệ trẻ em và gia đình, 8 cơ quan chuyên về con nuôi, 4 cơ quan phụ trách các thiếu nhi phạm pháp. Trong 10 ngày, từ 14 đến 23 tháng Giêng năm 1975, chỉ 3 tháng trước khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, Bộ Xã Hội đã tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Nhi đồng và Phát triển Quốc gia. Trong buổi họp tổng kết của Hội nghị, VNCH đã thông qua một Tuyên ngôn Nhân quyền cho Nhi Đồng. Tôi đã tham dự Hội nghị nầy cùng với ông Chánh án Toà án Nhi đồng tại Sài Gòn và cả hai chúng tôi đã là thành viên của ủy ban soạn thảo bản tuyên ngôn đó. Đây mới thật là chính sách của chính quyền VNCH về trẻ em.

.

Khi người ta khảo sát một biến cố trong quá khứ, nhất là biến cố đó đã xẩy ra trong một thời kỳ chiến tranh hỗn loạn của cách đây hơn một phần ba thế kỷ, điều quan trọng là phải đặt biến cố trong hoàn cảnh toàn diện của thời điểm bây giờ. Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ dùng ký ức để nhớ lại thì nguồn tin sẽ thiếu tin cậy. Các sự kiện phải được kiểm chứng và kiểm soát với những dữ kiện khác cũng đồng thời được xẩy ra trong cùng một thời điểm.

.

Chúng ta tưởng niệm những biến cố đau thương 35 năm trước đây khi Sài Gòn thất thủ. Chúng ta cũng chào mừng và khen ngợi nhau đã thành công trong việc cứu thoát các trẻ em Việt Nam. Chúng ta hãy công bằng với những người đã can đảm thi hành nhiệm vụ của họ trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn bằng cách tôn trọng và trả lại sự thực cho lịch sử.

Kính chào Bà.

Phan Quang Tuệ

----------------------

Phan Quang Tue
4162 Rockcreek Drive
Danville, CA 94506

April 26, 2010

Ms. Betty Tisdale
H.A.L.O.
2416 2nd Avenue North
Seattle
, WA 98109

Dear Ms. Tisdale,

The “Nguoi Viet” Vietnamese newspaper in Westminster, California published on April 11, 2010 an interview with you by reporter Ha Giang on the evacuation of 219 children from the An Lac orphanage to the United States in April 1975. The article appeared a few days later in the “Nguoi Viet Tay Bac,” another Vietnamese newspaper in Seattle, Washington. Since then, it has been spread all over the Vietnamese printed media and over the internet in several websites in Vietnamese.

In her article, reporter Ha Giang wrote that you were able to transport out of Saigon only 219 children and not 400 as you had wanted to, because the Under Secretary of Social Welfare, Dr. Phan Quang Dan, refused to allow children over 10 years old to leave. According to the interview with you in the article by Ha Giang, Dr. Dan made the following statement to you: “We need to keep all of the children over 10 years old to stay for military combat. This is the decision of our government.”

It is the statement attributed to Dr. Dan that is the subject of my letter. In April 1975, I was a staff attorney in the Office of the Chief Justice of Vietnam. Dr. Dan, my father, now deceased, was a Deputy Prime Minister and Minister of Social Welfare in the Tran Thien Khiem cabinet. Thirty-five years have passed. The 219 An Lac children are now in their 40’s. Thirty-five years from now, their saga might be only mentioned as a footnote in the last chapter before the fall of Saigon. But future generations might reach back to history and might run across the article by Ha Giang of your interview. A question then will be raised: Was there a military use of the children by the GVN in the last days in April 1975?

I spent many hours browsing through thousands and thousands of pages of documents on the “Operation Babylift,” which the evacuation of the 219 An Lac children was a part of. I surfed the internet on all entries recording this operation. There is no shortage of literature covering the Vietnam War during the 21-year period from the 1954 Geneva agreements to the Communist takeover of Saigon on April 30, 1975. There was even a movie, “The Children of An Lac,” where you were portrayed by Shirley Jones. I paid particular attention to two articles excerpted from “Chicken Soup for the Adopted Soul” published in 2000, the year you founded H.A.L.O., Helping and Loving Orphans.

In “She Saved 219 Lives” co-authored by Jack Canfield and Mark Victor Hanson, the part pertinent to the evacuation reads as follows: “. . . Dr. Dan suddenly announced he would only approve children under 10 years old and all the children must have birth certificates . . . Betty went to the hospital pediatric department, obtained 225 birth certificates, and quickly created birth dates, times and places for the 219 eligible babies, toddlers and youngsters.” The article continues:

I have no idea where, when, and to whom they were born. My fingers just created birth certificates . . . . When Betty arrived in Saigon, she went to Ambassador Graham Martin immediately and pleaded for some sort of transportation for the children . . . . The ambassador agreed to help if all the papers were cleared through the Vietnamese government. Dr. Dan signed the last manifest, literally, as the children were boarding the two air force planes.

The article contains no mention of children not being allowed to leave because they were needed for military combat.

In addition, the following is from your article, “Helping and Loving Orphans: Betty Tisdale’s story:”

Because I was not an adoption agency, I did not have access to military plane provide (sic) for Operation Babylift . . . . When I got to An Lac, I promised Madam Ngai that I would save our children. I went to the office of the ambassador and begged for their lives. He said that if I gave him a list of names, and if each baby has a birth certificate and a legal name, he would get me an Air Force plane. I said, “No Problem” and raced to the local hospital to get some blank birth certificates. Since orphans were denied legal birth certificates and didn’t even have legal names, we made up both!

Again, there was no mention anywhere in your own article about the statement attributed to Dr. Dan that the children who were over ten years old had to stay behind for combat duties.

Among the multitude of documents on the Vietnam War and its aftermath, “Victims and Survivors, Displaced Persons and Other War Victims in Vietnam, 1954-1975” by Louis A. Weiner is, in my opinion, the most comprehensive scholarly treatise on the subject of refugees. Mr. Wiesner was a Foreign Service Officer and served as counselor and medical program administrator with the International Rescue Committee. The book devotes one and a half pages to “Operation Babylift.” It reads:

Beginning in 1974, significant numbers of Vietnamese children were adopted by American parents (1,352 in that year) and several licensed adoption agencies were functioning in Vietnam in cooperation with the Ministry of Social Welfare. The number of children who were adoptable was not large, since they had to be full orphans (that is, with both parents dead) or be legally given up for adoption by their parents . . . . By April 8, some 1,348 orphans had been lifted to Clark, of whom 1,311 went on to Travis Air Base in California. President Ford met one of the flights, and was covered by news photographers. By April 28, some 2,700 children had been carried to the United States by the operation. Given the anxiety of the Vietnamese about the advancing North Vietnamese, it was inevitable that there would be abuses. Both on the official flights and on those arranged by some adoption agencies on commercial planes, children who were not orphans and adults who were the wives or girlfriends of Americans were carried. However, Operation Babylift was a success, and it created sympathy not only for the children but also for stricken Vietnam, as evidently had been intended.

In order to be approved the children had to be “full orphans” or be legally given up for adoptions by their parents. Those who did not meet those legal requirements simply could not be approved. It was not because they were forced to stay for combat duties.

To fully understand and appreciate the events surrounding the evacuation of the children from Saigon in April 1975, one can consider a more recent incident following the January 12, 2010 earthquake in Haiti. Time magazine reported in its February issue an attempt to ferry out 33 Haitian children to the Dominic Republic as follows:

There are few children more vulnerable than the Youth of Haiti. So when the western hemisphere’s poorest country was ravaged by the January 12 earthquake, people in the developed world turned their Brad-and Angelina eyes to the tens of thousands left orphaned in the rubble. Well meaning interest in adopting Haitian kids has spiked worldwide, prompting the Haitian government to apply the brakes, for fear that amid the chaos, children might be whisked away illegally. On January 29, that concern seemed borne out when 10 Baptist missionaries from Idaho were arrested trying to ferry 33 children out of Haiti without proper documents. The Americans called their efforts caring, but many Haitians sided with Prime Minister Jean-Max Bellerive, who called the missionaries misguided “kidnappers”- especially since many of the kids were not orphans at all. The incident struck a raw nerve in a nation where children are prey to human traffickers and thousands of youth live in slavery.

In April 1975, Ambassador Graham Martin asked that the Vietnamese orphans be approved by the GVN before he could provide their transportation. Dr. Dan, the Deputy Prime Minister and Minister of Social Welfare asked for a list with the names, birthdates, and birth places of the infants. They both acted responsibly within their authorities. The children over 10 years old were not approved because they were not “fully orphans”, and thus, not “adoptable,” not because they had to stay for military combat. Nobody knows whether Dr. Dan or Ambassador Graham Martin knew that the identification documents were forged but, no matter what the good intentions were at the moment, there was a forgery of birth certificates committed.

According to the Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (CSUCS), in Asia thousands of children are involved in fighting forces in active conflict in Afghanistan, Burma, Indonesia, Laos, Philippines, Nepal and Sri Lanka. The Khmer Rouge communist group was mentioned as to be engaging in exploiting and conscripting child soldiers during the Cambodian genocide. Vietnam was not mentioned as a country using Child Soldiers.

During the entire period of 21 years from 1954-1975, there was never a policy by the GVN to use children militarily. To the contrary, it was always the GVN policy to protect and promote the welfare of the children of Vietnam. The 1974 budget of the Ministry of Social Welfare devoted 28.98% of its budget to programs for the children. Before the fall of Saigon, there were 61 Vietnamese voluntary agencies operating in South Vietnam of which 22 were for the Children and Family Protection, and 29 for services for youth. There were 102 foreign voluntary agencies among them 42 were for the Children and Family Protection, 8 for Adoption and Foster Home, and 4 for the Protection of Predelinquents and Juvenile Delinquents. During the week from January 14-23, 1975, just three months before the Communist takeover, the Ministry of Social Welfare hosted in Saigon an International Conference on Children and National Development. At the last session of the conference, a Declaration of the Rights of Children was passed. I attended the conference with the Chief Judge of the Juvenile Court of Saigon and we were both on the drafting committee of the declaration. Throughout the war, the people and government of Vietnam always put first the welfare of the children.

When examining past events, in particular events of war occurring in the midst of a tumultuous chaos more than a third of century ago, it is important to take things in perspective. Memory alone, without more, has been proven not to be a reliable source. Facts need to be verified and checked in the context of all of the events that occurred at the period in question

As we commemorate the tragic events of the fall of Saigon 35 years ago, as we congratulate each other on the common accomplishment to save the children of Vietnam, let us also pay justice to all those who, under the most difficult circumstances, courageously carry on their duties in the midst of chaos and alarm by respecting and returning the truth to history.

Sincerely,
Phan Quang Tue.

.

.

.

No comments: