Wednesday, May 26, 2010

THÊM MỘT CHỨNG CỨ KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Thêm một chứng cứ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam: Không thể «giữ nguyên hiện trạng»

André Menras, Hồ Cương Quyết

Đăng bởi bvnpost on 26/05/2010

http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/26/thm-m%e1%bb%99t-ch%e1%bb%a9ng-c%e1%bb%a9-kh%e1%ba%b3ng-d%e1%bb%8bnh-hong-sa-l-c%e1%bb%a7a-vi%e1%bb%87t-nam-khng-th%e1%bb%83-gi%e1%bb%af-nguyn-hi%e1%bb%87n/

Một người bạn là sử gia người Pháp vừa gửi cho tôi tài liệu về Hoàng Sa được đăng trên tờ Le Figaro của Pháp (ngày 5 tháng 7 năm 1938). Tài liệu này một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc quyền của Việt Nam. Xin lược dịch lại :

.

«Tại Viễn Đông: Chính quyền Đông Dương củng cố việc bảo vệ các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa)

Tokio, tháng 7 năm 1938:

Hãng Doméi cho phát một bản tin khẩn theo đó Chính Phủ Pháp đã thông báo cho Chính phủ Anh Quốc rằng họ đã chiếm các hòn đảo Paracel (Hoàng Sa), một nhóm đảo và hòn đảo nhỏ ở phía Đông Nam của đảo Hải Nam, trên Biển Đông (mer de Chine).

Hãng Doméi nghĩ rằng Chính phủ Nhật Bản chưa nhận được một báo cáo chính thức nào liên quan đến thông tin trên. Và theo thông tin duy nhất có thể nhận được từ Tokio, một sở cảnh sát An Nam mới gần đây đã đổ bộ lên một trong những đảo đó, nơi có hơn 20 người Nhật đang làm việc. Hãy nhớ rằng một tuần trước, tại Hạ Nghị viện của Anh, người ta đã báo rằng nước Pháp và nước Anh, qua trung gian của các Đại sứ của họ ở Tokio, đã có những thông báo với Nhật về nguy cơ có thể có nếu có một sự chiếm đóng đảo Hải Nam đối diện với Đông Dương thuộc địa của Pháp. Những cơ quan thẩm quyền Pháp khi được hỏi đã lưu ý rằng các hòn đảo Hoàng Sa đã được vương triều An Nam chiếm giữ từ đầu thế kỷ trước, được xem như một phần phụ thuộc của vương triều này. Để bảo đảm an toàn cho việc lưu thông trong những vùng này, chính quyền Đông Đương đã đặt những ngọn đèn pha thường trực. Những nhóm nhỏ cảnh sát An Nam cũng đã được đưa đến đảo để bảo vệ các công trình nghệ thuật đó. Đồng thời một đài khí tượng cũng đã được dựng lên để phát hiện những cơn giông, bão» (Xin xem bản gốc tiếng Pháp ở dưới).

.

Như một lời kết luận chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, anh bạn sử gia người Pháp viết: C.Q.F.D. (Ce Qu’il Fallait Démontrer), có nghĩa là một cách được thừa nhận của các nhà toán học, sau khi đã đưa ra dẫn chứng chứng minh cho một định lý rất rõ ràng rằng : Điều đó đã được chứng minh! Nói rõ hơn là mỗi người hiểu biết lẽ phải, biết lý lẽ không thể phủ nhận được. Đây là nguồn tài liệu có tính xác thực và mang tính quốc tế và đã được khẳng định từ thế kỷ trước. Điều này càng khẳng định thêm tại sao lâu nay chính quyền Trung Quốc tuyệt đối từ chối quốc tế hóa vấn đề này. Càng hiểu tại sao họ từ chối đàm phán và tiếp tục chọn giải pháp đe dọa sử dụng vũ lực khi thấy sức ép của dư luận thế giới tăng lên…

.

Từ tài liệu này, khi đọc một vài bài được dịch từ mạng của họ, tôi không ngạc nhiên khi thấy họ rất sốt ruột bồn chồn, mất sự tự kiềm chế đến mức chửi Việt Nam một cách điên loạn.

Nhưng có một điều tôi chưa rõ là, với Việt Nam, ngoại trừ việc phản đối chính thức hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình, chưa ra sức công khai hóa hoàn toàn các tài liệu có lợi cho mình dù đã quyết định quốc tế hóa Biển Đông. Hơn nữa, các tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam đối với Biển Đông đôi khi mâu thuẫn và bất nhất. Chẳng hạn, với nguồn sử liệu được nói đến trên, việc một vị lãnh đạo quốc phòng Việt Nam tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Trung Quốc rằng nên «giữ nguyên hiện trạng» tại Biển Đông là một lập trường mâu thuẫn với tuyên bố và tinh thần khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

Vì sao? Điểm yếu nhất của Trung Quốc trên lĩnh vực pháp lý và lịch sử là Hoàng Sa. Chứng cứ của họ hiện rất yếu và không được nhiều đồng thuận. Trong khi ta có nhiều nguồn sử liệu chứng minh rõ Hoàng Sa là của Việt Nam (và bài báo trên tờ Le Figaro là một dẫn chứng thêm), nếu chúng ta chấp nhận giữ nguyên hiện trạng, có nghĩa là chúng ta chấp nhận mất Hoàng Sa hay sao?

Các vị lãnh đạo Việt Nam nên giải thích rõ và cụ thể khái niệm «giữ hiện trạng» đối với quần đảo Hoàng Sa.

A.D. HCQ

.

Nguồn sử liệu được dẫn trong

Bản tin gốc :

« EN EXTREME-ORIENT, Le gouvernement de l’Indochine renforce la protection des îles Paracel.

Tokio, juillet. L’Agence Domei publie une dépêche de Londres selon laquelle le gouvernement français aurait informé le gouvernement britannique qu’il a fait occuper les îles Paracel, groupes d’îles et de récifs situé au sud-est de l’île Haïnan, dans la mer de Chine.

L’Agence Doméi croit savoir que le gouvernement japonais n’a encore reçu aucun rapport officiel concernant cette nouvelle, et que d’après la seule information qu’ on peut recueillir à Tokio, un certain nombre de gendarmes annamites ont, tout dernièrement, débarqué dans une des îles en question, où travaillent une vingtaine de Japonais. On se souvient qu’il y une semaine, on a annoncé à la Chambre des Communes que la France et la Grande-Bretagne avaient, par l’intermédiaire de leurs ambassadeurs à Tokio, fait des représentations auprès du Japon, concernant le danger que comporterait une occupation de l’île Haïnan, en face de l’Indochine française. Interrogés, les milieux autorisés français font observer que les îles Paracel, occupées par l’Empire annamite depuis le début du siècle dernier, sont considérées comme une dépendance de cet Empire. Pour assurer la sécurité de la navigation dans ces parages, le gouvernement de l’Indochine y a fait installer des feux permanents. Des détachements peu nombreux d’agents de police annamites y ont été envoyés afin de protéger ces ouvrages d’art, ainsi qu’une station météorologique destinée à déceler les typhons. »

LE FIGARO 5 JUILLET 1938

.

.

.

No comments: