Thursday, May 27, 2010

NHỮNG "ƯU VIỆT" CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Những “Ưu Việt” của nền giáo dục nước ta (1)

laiminhtri

14-07-2008, 10:24 AM

http://vietphd.org/showthread.php?t=1290

Sau đây em muốn chia sẻ với các anh em về một số "Ưu Việt" của nền giáo dục nước nhà. Có một số điểm có lẽ các bạn đã được biết. Nhưng đây là một cái nhìn "tổng quan" và kỳ lạ nhất của nền giáo dục Việt Nam để cho chúng ta tự hào.

Xin bắt đầu với ưu điểm đầu tiên.

Điều thứ nhất: Giáo viên Việt Nam có lẽ giỏi nhất thế giới về khoản "năng động và kiếm tiền".

Có lẽ bác nào mới đọc đến đây có lẽ giật mình, chép miêng một câu: "Thằng này ăn nói tầm bậy!!!" Nhưng xin thưa là không hề. Em có thể lý giải cho cac bác thấy tại sao em nói như vậy.

Giáo viên Việt Nam đại đa số là công chức nhà nước, càng các vùng nông thôn, xa thành thị thì tỷ lệ này càng cao. Mà các bác biết lương của giáo viên Việt Nam bây giờ bao nhiêu không nhỉ. Tầm 1.5 triệu cho những người đã vào biên chế, thử việc thì đựơc 85% con số này. Thử hỏi trong thời buổi hiện nay với mức lạm phát cao đến chóng mặt như thế này thì sẽ ra sao nếu các bác chỉ có hơn một triệu trong túi. Gần như chỉ đủ tiền thuê nhà (đã làm giáo viên với mức luơng như vậy không thể đủ mua nổi nhà trong vòng 20 năm), điện thoại và xăng xe. Vậy lấy gì để sống. Vậy là phải kiếm tiền thêm. Mà hiện nay hàng chục ngàn giáo viên vẫn sống, chưa thấy đăng tin "có giáo viên bị chết đói". Thế họ chả kiếm tiền giỏi là gì đây. Bộ GDDT chắc tự hào lắm!!!

Mà hiện nay lạm phát là 20% một năm, lương giáo viên thì 3 năm tăng một lần mỗi lần giỏi lắm đươc 20%. (Đấy còn chưa kể nạn chạy chọt công chức, quê em là Phú Thọ "chỗ ngon" phải 50tr.) Thế thử hỏi 2 năm còn lại họ sống bằng gì? Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã từng "hứa như đinh đóng cột" khi vừa nhậm chức: Năm 2010 tất cả giáo viên có thể sống "đàng hoàng" bằng đồng lương của mình. Thế là có một thằng phá bĩnh "vả" ngay vào mặt ngài tân bộ trưởng bằng một câu: "Thế từ nay đến lúc đó giáo viên sống bằng gì?". Và hiển nhiên Bô trưởng trả lời bằng một nụ cười đựơc miêu tả là "khó nhọc như một ca đau đẻ". Các bác thử "dự đoán" xem lời tiên tri của NTN có thành sự thật.

Bác nào vẫn chưa tin em, thì cứ thử vác một tay GS giỏi kiếm tiền bậc nhất ở bên Mỹ hay Châu Âu sang Việt Nam, cho nó vào biên chế xem nó sống được mấy tháng. Chắc gì nó đã biết đi luyện thi đại học kiếm tiền, hay là làm thêm dăm ba cái "dự án" cấp bộ.

Vậy em nói quả không sai, Giáo viên Việt Nam giỏi nhất thế giới về "make money". Hay có thể nói là "độ tự lập" rất cao, ít dựa dẫm đến trợ cấp của nhà nước (vì có câu nói ta không thể dựa vào nhưng cái gì không thể dựa). Bộ GDDT nước nhà càng có cớ để tự hào chứ nhể.

Cứ khi nào em nghe thấy câu nói quen thuộc của các bác "to đầu" trên TW: Nghề nhà giáo là một nghề cao quý. Em lại "chóng mặt buồn nôn". Em thấy nhà giáo việt nam như các vi La Hán, khổ hạnh tu hành, méo mặt, cau mày chỉ mong đổi được cái "hư danh" cao quý dưới chân Đức Phật.

P/S: Thằng bạn em nó cãi lại em một chút, nó bảo là: Nhà giáo Việt Nam giỏi diet (hay là giỏi nhịn ăn) nhất chứ không phải là giỏi kiếm tiền. Vì nó nghĩ với giá 20K/một tô phở thì với hơn một triệu tiền lương GV phải ăn rất ít.

Còn nhiều điều đắng tự hào nữa nhưng em xin hầu chuyện các bác sau vậy.

XEM Ý KIẾN : http://vietphd.org/showthread.php?t=1290

.

.

Những “Ưu Việt” của nền giáo dục nước ta (2)

laiminhtri

17-07-2008, 07:53 AM

http://vietphd.org/showthread.php?t=1290&page=2

Em cũng chỉ định viết chơi chơi thế thôi. Không ngờ các bác tham dự khá sôi nổi. Em xin mạo phép đưa ra ưu điểm thứ hai của nên giáo dục nước nhà.

Điều 2: Hệ đào tạo sau đại học "số một" thế giới

Nghe Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có một tuyên bố hùng hồn: "Đến 2020 Việt Nam sẽ đào tạo thêm 20K tiến sỹ". Trời ơi vậy là tính ra mỗi năm Việt Nam đào tạo ra hơn 1.5K tiến sỹ. Quả là đáng tự hào. Đến số lượng tiến sỹ của nước nhà mà người ta cũng đặt "chỉ tiêu tăng trưởng" được, mới thấy là không có gì Bộ GDDT chúng ta không làm được. Nghe đồn có một số kẻ ngồi dưới định hỏi là bộ trưởng có đặt chỉ tiêu mỗi năm tăng bao nhiêu phần trăm không? Nhưng không dám hỏi vì sợ về bị đuổi việc như cái thằng đợt trước dám cả gan "vả vào mặt" ngài.

Vậy là chúng ta có thể thấy được là quy trình đào tạo sau đại học của ta là "hoàn toàn kiểm soát được" (absolute controllable). Như một nông trại đang nuôi lợn con, thích đẻ nhiều hay ít đều được. Đúng là tiến sĩ nước nhà đến lúc nào đó sẽ nhiều như lợn con.

Mấy đứa bạn em làm PhD bên Mỹ giật mình thon thót. Cứ như đà này về Việt Nam làm việc đâu đâu cũng thấy các tiến sỹ nhiều nhung nhúc, như những sản phẩm của một đợt tăng gia sản xuất. Không khéo mình sẽ thất nghiệp và phải quay về Mỹ thôi.

Ngoài tính kiểm soát được (controlability), hệ đào tạo sau đại học Việt Nam còn có một khả năng vô đối. Đó là khả năng "đánh thức trí thông minh tiềm ẩn trong mỗi con người". Ngày xưa thi vào cao học cứ không bị điểm liệt là pass hết (tức là tổng 3 môn trên 15). Điều này đã làm cho một số người đã thấy lạ. Thì nay mức độ còn "dã man" hơn. Hôm nọ em vào xem kết quả thi cao hoc của khoa Hóa bên SP hộ đứa bạn. Các bác nào không tin cứ vào trang của SP mà xem (hnue.edu.vn). Nhưng báo trước là do trình độ của admin bên đó, kết quả thi cao học lại nằm béng ở phần kết quả thi nghiên cứu sinh.

Em xem cái bảng điểm chuẩn mà giật hết cả mình. Thi 3 môn, gồm tiếng Anh và 2 môn chuyên ngành. Mà điểm chuẩn lấy vào cao ngât ngưởng 9 điểm tổng cả 3 môn. Vậy là có vị thạc sỹ tương lai nào đó lỡ có một môn 3/10 thi vẫn okie. Ôi trời ơi, mình chưa thấy ai 3/10 mà đỗ một môn thi cả. Vậy mà ĐHSP vẫn cho ra lò các thạc sỹ, tiến sỹ đều đều. Số lượng người không được bảo vệ, phải thôi học đếm trên đầu ngón tay. Cùng lắm "trầy bửa" bảo vệ đến lần thứ 3 là "đâu vào đấy hết".

Khi tốt nghiệp chưa thấy ai mang bằng "tiến sỹ loại trung bình" hay "thạc sỹ lọai trung bình khá" cả. Vậy là mình hơn bọn Tây rồi, đầu vào kém vậy "toàn lợn còi, lợn ghẻ" mà đầu ra con nào con nấy cũng béo tốt. (Xin lỗi những bác nào làm "tiến sỹ thật" ở VN, ở đây em chỉ nói tình trạng chung) . Quá tài, quá giỏi!

Mà hãy thử xem các tiến sỹ của Bộ GDDT học như thế nào. Bên Mỹ bọn làm PhD phải có đủ tiền chi tiêu, stipend. Không là còn lâu chúng nó mới học được. Trong khi đó NCS ở Việt Nam mình "cần đếch" gì mấy thứ xa xỉ đó. Vần cứ làm việc đều, lên lớp vài buổi mà vẫn ngon nghẻ. Quá giỏi, đúng là học ít mà biết nhiều. Thông minh không cần chăm chỉ, vẫn ra ngoài kiếm tiền ve ve. Mà nghe đâu trợ cấp NCS của Việt Nam được 400K VND/tháng. Mà thường xuyên 6 tháng mới nhận một lần, và luôn trong nguy cơ cắt giảm. Quá tuyệt vời NCS VN!

Mà Hệ đào tạo sau đại học cũng rất "tuyêt vời" ở khâu quản lý. Em làm NCS trong nước, (Do rảnh rối chờ kết quả apply, được tuyển thẳng nhẽ lại không vào. Vào cho đỡ buồn). Thú thật là có lúc em nghỉ dài dài không lên trường để ôn GRE, TOEFL đến hơn nửa năm mà chả thấy ai nhắc nhở. Họ cũng chả biết em nghỉ hay không, chả biết em đang làm gì, chả biết em đã học môn nào, tiến độ làm ra sao. Vậy là hệ đào tạo sau đại học của ta "ôn hòa nhất thế giới".

Với nhưng tính năng ưu việt này, em xin vote cho Hệ đào tạo sau đại học của VN!!!

XEM Ý KIẾN : http://vietphd.org/showthread.php?t=1290&page=2

.

.

.

No comments: