Saturday, May 1, 2010

MẠNG WEB KHÔNG HỀ PHÁT TRIỂN TỰ DO

Mạng Web không hề phát triển t do

Nguồn: Joshua Kurlantzick, Newsweek

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

30.04.2010

http://www.x-cafevn.org/node/238

Cách mạng không được mã số hóa, vì các chế độ chuyên quyền đã tìm được cách để kiểm soát, thay vì bị điều khiển bởi internet.

Đầu năm nay, khi Google công bố họ sẽ đóng cửa công cụ tìm kiếm Trung Quốc sau khi các tin tặc đã đột nhật vào tài khoản Gmail của những người đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc. Các nhà hoạt động, ban biên tập, và các nhà bình luận đều tán dương quyết định của công ty. Trong cuộc tán dương đó, họ lặp lại một lập luận từng được đưa ra bởi nhiều chính trị gia và những người yêu công nghệ từ cuối những năm 1990: mạng web và công nghệ truyền thông mới nói chung, với các công ty internet yêu tự do đang đi đầu trách nhiệm, sẽ mở ra các xã hội đóng cửa và đẩy nhanh đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Thời ấy Bill Clinton cũng đã nói rất nhiều. Ông từng tuyên bố với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ đang đứng "ở phía bờ sai trái của lịch sử".

Nhưng ý tưởng cho rằng mạng Internet sẽ đốt lên ngọn lửa làm suy tàn các nhà độc tài đã được cho thấy là sai lầm. Trong bốn năm qua, sự xâm nhập vào mạng Web đã phát triển ở các nước độc tài nhất, còn số lượng các xã hội tự do trên thế giới, theo báo cáo thường niên của tổ chức giám sát Freedom House đã giảm đi trong khoảng cùng thời gian. Ở nhiều nước, các nhà hoạt động trực tuyến cũng có ít tự do hơn là hồi bốn năm trước đây. Tại Việt Nam, chính phủ bao vây hầu hết các nhà hoạt động trực tuyến hàng đầu và kết án tù nhiều người; ở Thái Lan, một loại nhà nước độc tài nhẹ, gần đây chính phủ đã bắt giữ biên tập viên của một trang web tin tức trực tuyến nổi tiếng và sôi động nhất. Ở Trung Quốc chính phủ đóng cửa hàng ngàn trang mạng web và blog chỉ riêng trong năm qua.

Các chế độ độc đoán đã từng làm suy yếu sức mạnh tiềm năng của mạng web bằng nhiều cách. Giống như Trung Quốc, nhiều chế độ đã phát triển phương pháp rất tinh vi của việc giám sát và lọc các trang web. Những nhà độc tài này ngày càng học hỏi từ các bộ lọc của nhau: Việt Nam đã cử cán bộ đến Bắc Kinh để nghiên cứu "Vạn Lý Tường Lửa của Trung Quốc", trong khi Trung Quốc cũng đã xuất khẩu công nghệ và các chiến lược điều khiển Internet của mình đến Saudi Arabia và Miến Điện trong số nhiều nước khác. Các chính phủ này cũng dùng đến loại bình luận được nhà nước hỗ trợ để kiểm soát các tranh luận trực tuyến và đe dọa các đối thủ chính trị. Trung Quốc đã có một con số 250.000 nhà bình luận do nhà nước hậu thuẫn chen vào các diễn đàn nổi tiếng, và điện Kremlin có "Lữ đoàn mạng Web" riêng của mình để công kích chủ nghĩa tự do và ca ngợi Thủ tướng Vladimir Putin. Và thay vì chỉ cần đặt cổng thông tin trong tay của các công ty phương Tây, các nhà độc tài khôn ngoan đang tạo ra các cổng thông tin riêng của họ. Trung Quốc đang tung ra phiên bản Twitter, You Tube và Facebook được nhà nước hậu thuẫn của mình, tất cả đều chắc chắn sẽ không có các nội dung về những chủ đề gây tranh cãi như vụ đàn áp Thiên An Môn hay về đức Đạt Lai Lạt Ma. Điện Kremlin cũng có thể khởi động một công cụ tìm kiếm được chính phủ hỗ trợ, vốn cũng sẽ tạo cơn đau đầu cho Google tại Nga.

Tệ hơn nữa, phần lớn công chúng ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam đã không hề hiểu được bao nhiêu tin tức và thông tin mà họ đang buông mất trong vũ trụ mạng luôn bị thanh lọc của họ. Bởi vì các nước này chỉ cho phép tự do trực tuyến đủ để duy trì một sự giả tạo về một môi trường internet tự do, trong khi lặng lẽ ngăn chặn các trang web chính trị nóng bỏng, người xử dụng thường tưởng rằng họ đang được nhìn thấy trang Internet y như một người nào đó ở Mỹ, Nhật Bản hay ở một quốc gia tự do khác.

Internet và công nghệ thông tin mới, trong một phương cách nào đó đã tạo dễ dàng hơn cho các chế độ độc tài theo dõi các hoạt động chính trị. Dựa trên công nghệ để tổ chức hoạt động có thể dẫn những người đấu tranh đến việc xem thường, bỏ qua lối tổ chức mạng lưới truyền thống cũ, khiến nguy hiểm đến các cuộc biểu tình trên đường phố hoặc cổ động nhân sự đến một phòng phiếu thăm dò. Và từ cách tạo ra các trang mạng cá nhân hoặc trang Facebook của riêng mình, các nhà hoạt động ở các nước như Iran đang tự xây dựng các loại hồ sơ thông tin về bản thân mình mà trong những ngày xưa cũ, chính phủ và các dịch vụ an ninh đã phải làm việc vất vả mới có thể nối mảnh lại được với nhau. Internet và các công nghệ thông tin mới cũng đã trở nên dễ dàng hơn cho các dịch vụ an ninh để theo dõi các nhà bất đồng chính kiến, bởi vì họ có thể theo dõi các nhóm trên trực tuyến thay vì phải thâm nhập vào các cuộc họp của các nhà bất đồng chính kiến trong nhà riêng hoặc những nơi khó khăn. Khi chính phủ Trung Quốc muốn đàn áp những người sáng tạo nhóm hiến chương 08, một nhóm kêu gọi trực tuyến đòi hỏi tự do và pháp quyền, chính quyền đã có thể tìm thấy hầu hết các chi tiết của họ trên trực tuyến; nhiều người Iran biểu tình thuộc Phong trào Xanh (Green Movement) nghĩ rằng Tehran đã dùng các trang Facebook của những người lãnh đạo và những nhận dạng trực tuyến khác để tìm ra họ và bạn bè của họ sau các cuộc biểu tình chống chính phủ vào mùa hè năm ngoái.

Các công ty Internet được hưởng lợi này, đáng lẽ nên cống hiến cho một loại mạng lưới thông thoáng và biểu hiện tự do, đã lộ ra là các công ty chỉ quan tâm trước hết và sau cùng đến quyền lợi của mình. Nokia và Siemens từng bị cáo buộc đã giúp sản xuất công nghệ cho các công ty viễn thông của nhà nước Iran rằng Iran vốn được chính quyền Iran xử dụng để theo dõi điện thoại và thông tin liên lạc khác. Yahoo đã từng giúp Bắc Kinh tìm bắt một ký giả hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc.

Những trang mạng lớn nhất của Trung Quốc, như trang tìm kiếm nội hóa Baidu khổng lồ, xử dụng đến đội ngũ những người giám sát trang mạng để tìm loại bỏ bất cứ điều gì trong các thông tin trao đổi vốn bị ngăn cấm bởi bộ phận tuyên truyền của Trung Quốc. Và mặc dù Google có thể đã thực hiện một lựa chọn có tính trách nhiệm đạo đức ở Trung Quốc (dù nó chỉ có một phần nhỏ của thị trường tìm kiếm ở Trung Quốc), trong những ngày theo sau quyết định của mình đã có một sự im lặng câm điếc từ các công ty công nghệ lớn khác đang có hoạt động với Trung Quốc. "Chúng tôi đã làm kinh doanh ở Trung Quốc trong hơn 20 năm qua và chúng tôi dự định vẫn tiếp tục kinh doanh của mình", một phát ngôn viên của Microsoft đã nói với báo chí như thế ngay sau khi Google rút ra. Hóa ra, các công ty này không hề muốn có một trang mạng tự do không bị kiểm duyệt đến mức ấy. Và một khi các lời cường điệu về sự ra đi của Google phai nhạt đi, các công ty sẽ trở lại kinh doanh bình thường. Và các quốc gia họ hoạt động kinh doanh sẽ lại đàn áp nữa.

.

.

.

No comments: