CAMSA Gây Quỹ Cho Hoạt Động Ở Đài Loan
Monday, May 24 @ 12:01:09 EDT
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1894
Để yểm trợ cho văn phòng vừa được thành lập ở Đài Loan, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) tổ chức buổi gây quỹ ở tư gia của một mạnh thường quân ở
Trước cử toạ gồm khoảng 40 thân hữu, trong đó có nữ tài tử Kiều Chinh đến từ California, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, cho biết là hiện nay có từ 600 đến 700 ngàn người Việt lao động ở ngoài nước.
“Tuy rằng không phải bất kỳ ai đi lao động ngoài nước cũng bị buôn lao động, tuy nhiên con số nạn nhân có thể rất cao”, Ông nói.
Theo Ông cho biết, Tỉnh Penang, Mã Lai, có khoảng 5 ngàn người Việt lao động. Thế mà trong 2 năm hoạt động, CAMSA đã can thiệp cho gần 2 ngàn nạn nhân, tức là 40% của tổng số người lao động Việt. Qua các vụ kiện dân sự, áp lực dư luận, và vận động chính sách, CAMSA đã thành công trong việc đòi các công ty liên can bồi thường gần một triệu Mỹ kim cho 1,300 nạn nhân.
Cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, một trong số ít người tham gia soạn thảo đạo luật chống buôn người của Hoa Kỳ, nhận định rằng chính phủ Việt
“Họ đã cử phái đoàn từ Hà Nội đến các hiện trường xẩy ra nạn buôn người để hăm doạ các nạn nhân dám đứng lên để tự bảo vệ quyền lợi,” Ông nói dựa trên kinh nghiệm bản thân.
Ông chính là người đã khởi động vụ can thiệp và giải cứu cho trên 200 nạn nhân Việt và Hoa trong vụ buôn người ở đảo
Để đối phó với tình trạng buôn lao động ngày càng lan rộng ở Việt
“Trước nguy cơ bị chế tài bởi Hoa Kỳ, Mã Lai mới đây đã ban hành luật chống buôn người,” Ts. Thắng cho biết.
Cuối năm 2009 CAMSA mở thêm hoạt động ở
Ts. Thắng cho biết là trong 5 năm tới lui ở Đài Loan để vận động chống buôn người, Ông đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về chính sách. Đầu năm 2009, chính phủ Đài Loan ban hành luật chống buôn người. Đạo luật này bao gồm một số điều khoản do CAMSA đề nghị.
Để bảo đảm việc thi hành đạo luật mới ban hành, CAMSA đã phối hợp với tổ chức Phụ Nữ Cứu Viện Đài Bắc (Taipei Women’s Rescue Foundation) để mở văn phòng hoạt động ở Đài Loan vào tháng 4 năm nay.
Trả lời câu hỏi của một thân hữu là làm sao để xúc tác thay đổi chính sách ở Việt
“Cách đây không đầy hai tháng, chính quyền Việt Nam phổ biến dự thảo luật chống buôn người, đúng vào thời điểm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định phân hạng các quốc gia. Đây không phải là điều trùng hợp,” Ts. Thắng nhận định.
“CAMSA đã chứng minh hiệu quả của phương thức dùng một số hồ sơ cụ thể để thay đổi chính sách. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của quý vị để theo đuổi phương thức này đến cùng,” Ts. Thắng kêu gọi.
Nữ tài tử Kiều Chinh, có mặt tại buổi gây quỹ, kêu gọi các thân hữu có mặt hãy hết lòng yểm trợ cho CAMSA.
CAMSA chủ trương nhờ các mạnh thường quân thực hiện nhiều buổi gây quỹ nhỏ tại tư gia để giảm thiểu chi phí và thời gian tổ chức gây quỹ.
"Như vậy, mọi người có cơ hội hỏi han và trao đổi với nhau vào sâu trong từng vấn đề. Đồng thời vì đỡ tốn công sức tổ chức gây quỹ, chúng tôi có thể dành nhiều thì giờ hơn cho hoạt động bài trừ nạn buôn lao động", Ts. Thắng giải thích.
Một tham dự viên, người Mỹ gốc Đài Loan, khi tham dự buổi gây quỹ đã tình nguyện giúp cho văn phòng CAMSA ở Đài Bắc khi trở về nguyên quán sinh sống vào mùa hè năm nay.
Với sự tham dự của khoảng 40 thân hữu, buổi tiệc gây được trên 5 ngàn Mỹ kim. Một số thân hữu không thể tham gia buổi gây quỹ cho biết sẽ gởi tiền ủng hộ đến sau.
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
.
.
.
No comments:
Post a Comment