Friday, April 23, 2010

ĐỀ ÁN LỊCH SỬ QUỐC TẾ về CHIẾN TRANH LẠNH (Phần 4)

Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (Phần 4)

Ngọc Thu lược dịch theo Wilson Center

2010-04-23

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-history-of-the-Cold-War-part4-NgThu-04232010160909.html

Đặng Tiểu Bình kể lại cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh, lúc đó Hồ Chí Minh cáo buộc Trung Quốc về việc đe dọa Việt Nam bằng cách đóng quân gần biên giới Việt Trung.

Cuộc trò chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn ngày 29/9/1975

Đặng Tiểu Bình: Đã có một số vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Một số vấn đề trong đó đã hiện ra khi Chủ tịch Hồ vẫn còn sống. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi không thấy dễ chịu khi chúng tôi đọc báo chí Việt Nam và biết ý kiến của người Việt. Thật ra, các ông làm căng thẳng mối đe dọa từ phương Bắc. Mối đe dọa từ phương Bắc đối với chúng tôi là sự tồn tại của quân đội Xô Viết tại biên giới phía Bắc của chúng tôi, nhưng đối với các ông, đe dọa từ phương Bắc có nghĩa là Trung Quốc.

Lê Duẩn: Chúng tôi không nói điều đó.
Đặng Tiểu Bình: Tôi vẫn nhớ lại cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ với Thủ tướng Chu và chính tôi, trong đó Chủ tịch Hồ đã đề cập vấn đề này. Lúc đó, chúng tôi có vài trăm ngàn lính đóng ở Quảng Đông và Quảng Tây. Người Việt và những cán bộ đã sử dụng lịch sử để ám chỉ hiện tại, đề cập đến mối đe dọa từ phương Bắc. Câu hỏi của Liên Xô cũng được đề cập. Thủ tướng Chu sau đó nói thẳng với Chủ tịch Hồ rằng: "Ông đang đe dọa chúng tôi."

Về phần tôi, tôi hỏi Chủ tịch Hồ liệu ông đang lo ngại rằng chúng tôi đang đe dọa ông. Nếu ông nghĩ như vậy, chúng tôi sẽ rút quân của chúng tôi khỏi Quảng Đông và Quảng Tây và đưa lên miền Bắc. Lý do chúng tôi đóng quân ở đó để chuẩn bị cho một kịch bản như chiến tranh Triều Tiên. Chúng tôi phải xem xét khả năng một cuộc tấn công của Mỹ. Chủ tịch Hồ có cho ông biết về cuộc họp đó không?

Lê Duẩn: Nói thật với ông, chúng tôi chẳng nghe gì từ Chủ tịch Hồ. Tuy nhiên, tôi đã nghe điều đó như là một vở kịch trên sân khấu.

Đặng Tiểu Bình: Lúc đó, có một số bài viết và thảo luận ngoài công chúng làm tổn thương mối quan hệ song phương của chúng ta. Chúng tôi đã nói với Chủ tịch Hồ về điều đó vì lợi ích của quan hệ giữa chúng ta. Chủ tịch Hồ trả lời ngay lập tức: "Tôi không đồng ý với các ông rằng chúng tôi đang đe dọa các ông". Ông Hồ cũng không đồng ý với việc rút quân của chúng tôi khỏi hai tỉnh. Sau đó, khi tình hình thay đổi, chúng tôi rút quân và đưa họ đi nơi khác.

Trong vài năm qua, những điều như thế vẫn xảy ra và dường như thường xuyên hơn trước. Mối đe dọa từ phương Bắc là chủ đề chính, ngay cả trong sách giáo khoa của các ông. Chúng tôi không cảm thấy dễ chịu về điều này. Quan hệ của chúng ta rất là sâu sắc. Chúng tôi chưa hề thôn tính một phân (cm) lãnh thổ của các ông.

Theo dòng thời sự:

Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 1)

Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 2)

Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 3)

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

ĐỀ ÁN LỊCH SỬ QUỐC TẾ về CHIẾN TRANH LẠNH (Phần 1)

.

ĐỀ ÁN LỊCH SỬ QUỐC TẾ về CHIẾN TRANH LẠNH (Phần 2)

.

ĐỀ ÁN LỊCH SỬ QUỐC TẾ về CHIẾN TRANH LẠNH (Phần 3)

.

.

.

No comments: