Trưởng thành trong ký ức kiêu hãnh
Tiffany Lê/Người Việt
Thursday, April 29, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=112078&z=75
Câu chuyện hai đứa bé thoát khỏi Sài Gòn giờ phút cuối
Thời điểm cuối Tháng Tư, 1975, cậu bé Quang Phạm mới ở tuổi lên 10; còn bé Thu Nguyễn mới vừa lên bảy. Cả hai được đưa đi thoát khỏi Sài Gòn những ngày cuối cùng của cuộc chiến, trên những chuyến ra đi định mệnh. Cuộc sống họ đã thay đổi hoàn toàn.
Quang Phạm là con của một sĩ quan không quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những ngày cuối cùng của miền Nam, năm mẹ con Quang di tản an toàn, nhanh chóng, khi một nửa nước Việt Nam đang rơi dần vào tay Cộng Sản.
Trong khi đó, bé Thu, con gái của một thợ may nghèo ở Chợ Lớn, thoát khỏi Việt
Quang Phạm
Sáng 23 Tháng Tư, 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của miền
Trước đó, đêm 22 Tháng Tư, trong không khí ngột ngạt của Sài Gòn, cậu bé Quang bị mẹ đánh thức một cách vội vã, hốt hoảng ra khỏi giường. Bà mang bốn con ra khỏi nhà, để gặp chồng. Ông đang chờ trên một chiếc Lambretta còn đang mở máy. Trại gia binh của phi trường vắng vẻ lạ thường, nhiều gia đình đã di tản từ trước. Chú bé Quang đâu ngờ rằng, đêm nay gia đình chú sẽ cùng chung số phận như họ.
Sáu người đèo nhau trên chiếc xe gắn máy để đi đến điểm hẹn. Ðó là một sân chơi thể thao. Nơi đây, bé Quang thấy một xe bus đang nổ máy, sẵn sàng rời bãi. Năm mẹ con bé Quang là khách cuối cùng trên chiếc xe định mệnh này, cũng là định mệnh của gia đình.
Phi công Hòa Phạm cố gắng hết sức tự nhiên, nói lời giã biệt vợ con: “Thôi, các con đi ngoan nhé! Bố sẽ gặp các con sau.” Ông biết mình sẽ phải ở lại. Còn quá sớm để ông rời Việt
Nhưng, ai học được chữ ngờ?
Quang cũng vậy, cậu không ngờ mình phải chờ đợi đến 17 năm sau mới được gặp lại bố.
Gia đình Quang được đẩy vào chiếc C-130 chật cứng người. Chú bé vô cùng ngạc nhiên khi gặp khuôn mặt quen là bạn của bố. Họ đang ngồi chung với gia đình. Thật lạ, họ không có vẻ muốn nhận diện sự có mặt của năm mẹ con cậu, trong chuyến bay này.
Gia đình bé Quang được tạm trú ở Guam, rồi trại tỵ nạn ở
Cuối cùng thì năm mẹ con định cư ở
Có nghĩa là, bà sẽ phải vừa làm mẹ, vừa làm cha. Phi công Hòa Phạm không rời Việt
Năm mẹ con Quang định cư ở
“Tôi cứ nghĩ là bố tôi đã chết,” Quang nói. Gia đình không hề biết đến lễ lạt, hội hè. Quang nhớ: “Mấy mẹ con chỉ lo làm sao để có thể sống được và nhất là lo học Anh văn.”
Người bố phi công đã không có mặt trong những ngày khôn lớn của bé Quang.
Ở trường, Quang bị các bạn trẻ chế nhạo: “Cút về Việt
Ai cũng muốn đánh nhau, như thể, đánh nhau là hành động duy nhất để được chấp nhận. Quang nhớ lại, lúc nào mẹ anh cũng nhắc: “Con đừng phụ lòng bố. Vì bố đã mang mẹ con mình đến đây.” Có lẽ nhờ vậy mà chú bé Quang đã cố gắng học và chơi thể thao. Quang tốt nghiệp trung học với điểm trung bình 3.8, và vào UCLA.
Thời gian trôi qua: “Hy vọng gặp lại bố từ từ tàn phai, và tôi đã sống với cuộc đời của tôi.” Quang viết trong tác phẩm “A Sense of Duty,” xuất bản năm 2005.
Ngôn ngữ và phong tục Việt
Phải chăng, hình ảnh phi công hào hùng của thân phụ luôn tiềm ẩn và sống trong lòng chú bé Quang?
Quang Phạm gặp lại bố năm 1992 sau khi ông trải qua 12 năm tù trong các trại “cải tạo.” Tám năm sau khi đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ, phi công Hòa Phạm qua đời vì bệnh ung thư. Còn Quang, bây giờ đã là tổng giám đốc một hãng bào chế thuốc Tây thành công. Anh sống cùng vợ và con gái bốn tuổi ở Quận Cam,
Thu Nguyễn Ely
Sáng 30 Tháng Tư, 1975, Thu Nguyễn bị đánh thức bởi tiếng súng và bom nổ gần nhà. Mặt đất rung chuyển, bầu trời đầy khói đen ngòm.
Nhà Thu ở gần căn cứ quân đội, càng lúc càng nguy hiểm. Bố Thu không có mặt ở nhà, vì cha mẹ em không còn sống chung với nhau nữa. Mẹ Thu, là bà Huệ, dắt ba đứa con sang nhà bà con bên Chợ Lớn để được an toàn.
Ðến nơi, người cậu quyết định rời Việt
Ðường phố yên lặng một cách kỳ lạ. Khi họ đến bến tàu, không còn ai. Cả đến thủy thủ của tàu buôn cũng không.
Mọi người trong gia đình hốt hoảng, chạy xuống vài chiếc thuyền Hải Quân đang rời bến. Cậu Thu nhảy vội lên tàu. Thu và ba người em nhảy lên theo, và không ngờ, mẹ Thu còn kẹt trên bờ.
Thu nhớ lại những suy nghĩ của mình lúc đó: “Mình là con nít. Không biết gì. Mình theo cậu!”
Khi thuyền ra xa, Thu nghe tiếng mẹ hoảng hốt kêu la thất thanh trên bờ. Thu hét lên: “Ngừng lại, quay vào chở mẹ cháu với.”
Ðã quá trễ. Cách đó một giờ, tổng thống của miền
Người mẹ đau khổ chờ đợi năm tiếng đồng hồ nơi bến tàu. Không thấy chiếc nào trở lại.
Thu sang Mỹ một mình.
Thuyền đi lênh đênh trên biển không biết bao lâu thì cạn lương thực. Thuyền bị thủng và nước từ từ dâng lên cao. Mọi người cầm chắc cái chết. Một người đàn ông đã bắn vào đầu tự sát.
Máu và óc của ông tung tóe khắp người Thu. Thu hét lên kinh hoàng, ôm chặt lấy chị gái 13 tuổi, tên Lan. Hai chị em ôm nhau hãi hùng.
Mặc dù có tín hiệu SOS phát ra, kêu cứu, nhiều tàu đã làm ngơ chiếc thuyền chở đầy người ty nạn này.
Rồi một tàu buôn Ðan Mạch đang trên đường đến
Sang tàu mới, Thu mới hay, tiền và nữ trang mẹ đưa đã mất hết. Chẳng còn kỷ vật nào về mẹ nữa!
Thu và gia đình được đưa đến trại tỵ nạn ở
Mấy cậu cháu sống lặng lẽ ở một khu chung cư. Người cậu cũng đau khổ, vợ cậu, còn kẹt lại Việt
Thu nhớ lại: “Cậu cháu ít gặp nhau lắm. Cả ngày, cậu ở trong phòng.”
Chị em đùm bọc nhau để sống. Chị Lan nấu ăn và lo cho hai em. “Chị đã phải thay mẹ để lo cho các em. Chị không thích vậy nhưng không có ai lo cho mình.”
Dì của Thu cũng ở gần nhưng bà cũng có ba đứa con. Người tỵ nạn đến đây, ai cũng bận rộn để lo đời sống nơi xứ sở mới.
Thu biết sự đổ vỡ của gia đình mình như một tấm gương, đã vỡ, không thể lành được. Thu mơ ước có một tuổi thơ như bao trẻ khác. “Tôi chẳng làm gì khác được. Thôi, mình cố gắng hết sức mình vậy.”
Thu cứ nghĩ mẹ đã chết. Chị em tự nhủ: “Chị em tôi chấp nhận sự thật là mình không còn mẹ.” Thu kể. “Những ngày lễ Mẹ lặng lẽ đi qua trong đời chúng tôi.”
Thu tìm đến các cô giáo, những người có thể thay mẹ giúp mình trong tuổi dậy thì. “Cô Rebecca đã giúp tôi rất nhiều.” Thu tâm sự: “Tôi hỏi cô về mọi chuyện, ngay cả chuyện... con trai.”
Chị em Thu sống không hòa thuận, có lẽ vì không có người lớn hướng dẫn. Thời kỳ trung học là khó nhất của Thu. Cô thường tâm sự với bà Golfrey, cô giáo dạy Anh văn. “Bà như mẹ của tôi vậy.”
Năm 1988, mẹ Thu đoàn tụ với các con. Năm 2009, mẹ Thu qua đời cùng lúc với chị Lan. Cả hai bị ung thư phổi và ngực. Thu sống với chồng và hai con gái ở Seattle, Washington. Thu là một nghệ sĩ điêu khắc. Tác phẩm của cô được trưng bày tại Trạm Xe Lửa trung tâm ở
.
.
.
No comments:
Post a Comment