Wednesday, December 2, 2009

TẠI SUDAN, TRUNG QUỐC NHẮM VÀO NHỮNG GIẾNG DẦU, ĐÂU PHẢI VÀO NHỮNG GÌ NỨOC NÀY CẦN

Tại Sudan, Trung Quốc nhắm vào những giếng dầu, đâu phải vào những gì nước này cần
Đăng bởi anhbasam on 01/12/2009
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
http://anhbasam.com/2009/12/01/382-t%e1%ba%a1i-sudan-trung-qu%e1%bb%91c-nh%e1%ba%afm-vao-nh%e1%bb%afng-gi%e1%ba%bfng-d%e1%ba%a7u-dau-ph%e1%ba%a3i-vao-nh%e1%bb%afng-gi-n%c6%b0%e1%bb%9bc-nay-c%e1%ba%a7n/

THE CHRISTIAN SCIENCE MONITOR
Tại Sudan, Trung Quốc nhắm vào những giếng dầu, đâu phải vào những gì nước này cần
Bài của
Danna Harman , Thông tín viên của The Christian Science Monitor
Từ ngày 25-1-2008

PALOICH, MIỀN NAM SUDAN – Người yêu của Li Haowei trao cho anh chiếc nhẫn bạc khi anh rời quê hương, tỉnh Liêu Ninh (Lieuning), Trung Quốc 9 tháng trước. Trước khi anh bước lên máy bay đến Sudan, Li chưa bao giờ ra khỏi Liêu Ninh. “Anh thật là may mắn,” người yêu Li nói với vẻ ghen tị.
“Tôi phấn khởi vì được ra nước ngoài và được nhìn thấy thế giới,” theo lời Li, kế toán của Petrodar, một tập đoàn dầu lửa đa quốc gia. “Nhưng tôi đã không đủ hiểu biết để hiểu là tôi không muốn tới đây.”
Paloich không phải là một nơi đặc biệt được chào đón. Không khí nóng vây bọc và bóp nghẹt hơi thở của bạn tựa như trong cái túi ni lông. Bụi mùa khô như roi quất vào mắt và chui đầy vào lỗ mũi. Muỗi vo ve không ngớt trong lỗ tai của bạn.
Li kiếm được khoản tiền lương gấp ba so với ở nhà. Song anh nhớ người yêu, anh nói trong lúc xoay xoay cái nhẫn trong tay. Anh nhớ Liêu Ninh. Anh nhớ những món ăn thực sự của Trung Quốc. Thỉnh thoảng anh không ngủ được. Nỗi lo sợ bị sốt rét luôn thường trực. Anh đã bật khóc khi đọc bức thư chan chứa yêu thương của mẹ vào tháng trước. Anh không thích cuộc sống ở đây.
Những người dân địa phương Sudan không mấy thích thú về sự hiện diện của anh ở đây.
Sản lượng dầu lửa bình quân của Sudan là 536.000 barrel một ngày, theo như ước lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đóng tại Paris. Theo những tính toán khác thì gần 750.000 barrel/ngày. Và trên một diện tích 1 triệu dặm vuông của Sudan chứa một trữ lượng ước tính 5 tỉ barrel dầu, hầu hết trong số đó nằm ở phía nam đất nước, một vùng dân cư chủ yếu theo Cơ-đốc giáo và thổ dân da đen theo thuyết duy linh với 21 năm nội chiến chống lại chính quyền Ả-rập Hồi giáo thống trị phía bắc.
Phần lớn số dầu này, 64%, được bán cho Trung Quốc, hiện là nước tiêu thụ dầu lửa lớn thứ hai thế giới. Và trong khi cả Khartoum, Trung Quốc, cũng như Petrodar không nơi nào chịu cung cấp số liệu thống kế – thì nó được ước đoán ít nhất phải trị giá 2 tỉ dola một năm.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là cổ đông lớn trong cả Petrodar và Greater Nile Petroleum Operating Company, hai trong số những tập đoàn dầu khí lớn nhất Sudan.
CNPC đã đầu tư hàng tỉ dola cơ sở hạ tầng liên quan tới dầu lửa ở vùng Paloich này, trong đó có 900 dặm đường ống từ các giếng dầu Paloich đến điểm cuối là các tàu chở dầu tại Cảng Sudan trên Biển Đỏ, một con đường lát đá dẫn tới Khartoum, và một sân bay với các chuyến bay tới Bắc Kinh.
Song họ không đầu tư vào nhiều lĩnh vực nào khác ở đây.
Người dân địa phương sống trong những túp lều xiêu vẹo, thức ăn từ lạc và cái cần câu trên con sông Nile ô nhiễm. Chẳng có điện đóm gì. Một tổ chức từ thiện Thụy Sĩ giúp chăm lo sức khỏe. Một nhóm trợ giúp nhân đạo Hoa Kỳ chở tới thức ăn và màn chống muỗi. Hầu hết trẻ em không được tới trường. Không tìm được việc làm ở đây. Petrodar có công nhân riêng của mình – hầu hết mọi người trong số họ là người nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc, Malaysia, và Quata) hoặc người miền bắc Sudan. Các tập đoàn thuê người Paloich chỉ để làm công việc phục dịch, song cũng hiếm khi.
Đó là bức tranh kém phát triển không phải là lạ tại miền nam Sudan nửa tự trị. Trong khi ví tiền của một vài kẻ – như các nhà tư bản địa phương ở Juba và các thị trấn lớn hơn ở Rumbek và Wau – được nhìn thấy rủng rẻng hơn kể từ khi ký kết hiện ước hòa bình 2005, thì số đông còn lại ở phía nam vẫn ngập ngụa trong vũng lầy nghèo nàn lạc hậu.
Người dân địa phương đổ lỗi cho số phận của họ là do sự áp bức của chính phủ Hồi giáo Sudan và cuộc chiến tranh kéo dài với miền bắc. Song họ cũng đổ lỗi cho người Trung Quốc.
“[Người Trung Quốc] đuổi chúng tôi đi để chúng tôi không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra. Chúng đang ăn cắp dầu lửa của chúng tôi và chúng hiểu điều đó,” theo lời Abraham Thonchol, một mục sư theo lực lượng phiến quân đã lớn lên gần Paloich. “Dầu lửa có giá trị lớn và chúng tôi không phải là những thằng ngốc. Chúng tôi hy vọng một điều gì đó sẽ đến.”
Hãng Chevron tại Mỹ là công ty dầu lửa đầu tiên tới đây, bắt đầu hoạt động vào những năm 1980. “Họ thuê mướn chúng tôi,” ông Thonchol nói. “Chúng tôi giúp khoan dầu, đưa họ đi đây đi đó, và làm những công việc bếp núc.”
Nhóm chủ thầu dầu lửa thứ hai xuất hiện không có vẻ gì là nhân từ, nhiều người dân địa phương nhận xét. Anh họ của Thonchol, Peter Nyok, thuộc mẫu người “6 feet-6 inch” *, thành viên của bộ tộc Dinhka với những hình xăm trên trán và sáu cái răng trước sún kiểu truyền thống, nói rằng cần có thời gian cho dân địa phương để có thể nhận ra sự khác biệt giữa những người phương Tây với những người Trung Hoa đến sau này. “Với chúng tôi, trông họ giống người da trắng. Chúng tôi không thể nhận ra điểm nào khác biệt, ngoại trừ, có thể, là họ thấp hơn,” anh nói. “Nhưng rồi chúng tôi đã phát hiện ra lối cư xử khác biệt của họ.”
Bị bật khỏi từ cuộc nội chiến trong khoảng giữa những năm 1980 và 1990, và sau đó tiếp tục bị đẩy lui dưới sức ép của các nhóm nhân quyền, Chevron và các công ty phương Tây bỏ lại những mỏ dầu cho nhà thầu khác. Canadian Talisman Energy đã phải đối mặt với một trận chiến bị tước đoạt, bị ép phải bán lại 25% cổ phần của nó lại cho
Greater Nile Petroleum Operating Company năm 2002.
Các công ty của Trung Quốc đã may mắn hơn khi lấp vào chỗ trống.
Nhưng những hoạt động của Trung Quốc đã bị để ý “từ khi khởi đầu” bởi một “sự đồng lõa thâm hiểm bằng những vi phạm nhân quyền, tàn phá đất đai của dân bản xứ,” theo như đánh giá của nhà hoạt động xã hội Sudan Eric Reeves, giáo sư trường Đại học Smith ở Northampton, bang Massachuset. Đưa ra những bằng chứng chuyên môn trước Uỷ ban Phê chuẩn Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc thuộc Quốc hội tháng 8 trước, ông Reeves đã khẳng định rằng người Trung Quốc đã có những trợ giúp trực tiếp cho các lực lượng quân đội Khartoum để từ đó chúng đốt làng mạc, xua đuổi người dân địa phương ra khỏi nhà họ, và hủy hoại môi trường thiên nhiên để thực hiện việc khai thác dầu lửa.
Brad Phillips, giám đốc của Persecution International, một tổ chức cứu trợ hoạt động tại Nam Sudan, đã nhìn thấy những hoạt động phá hoại trực tiếp. “Người Trung Quốc là cổ đông ngang vốn với Khartoum khi họ đến đây khai thác tài nguyên và sức lao động bản địa ở đây,” ông nói. “Mối quan tâm duy nhất của họ là những gì thuộc về họ.” Ông vui lòng nhìn thấy sự bảo trợ của Trung Quốc cho một ngôi trường ở đây, ông nói, hay một phòng khám bệnh, hay một chương trình nông nghiệp, hay “bất cứ thứ gì cho người dân.” Song chẳng có thứ gì tương tự như vậy trong mắt chúng ta. Chỉ có những mảnh đất bị tàn phá.
“Đơn giản là người Trung Quốc không quan tâm tới chúng tôi,” Martin Buywomo, thị trưởng Palich nói. “Họ không có liên lạc gì. Họ chưa bao giờ tới căn lều của tôi để chào hỏi. Họ nghĩ chúng tôi là những kẻ hèn kém.” Một thành viên của bộ tộc Shilluk rất quan tâm tới những ngôi trường của hội truyền giáo Anh, ông Buywomo đặt cuốn sách ông đang đọc xuống – một bản copy cũ nát của cuốn “Silas Marner” cổ điển từ thế kỷ 19 của George Eliot – rồi nói tiếp với giọng buồn bã. “Chúng tôi nhìn thấy họ trên những chiếc xe tải của họ nhưng họ lờ chúng tôi đi. Nếu như họ nhìn thấy chúng tôi đang nằm chết dần bên đường, họ cũng sẽ lờ đi.”
Buywomo sắp xếp lại những bông hồng bằng nhựa của Trung Quốc trên bàn. “Cái này lại hoàn toàn là chủ nghĩa thực dân một lần nữa.”
THABO MBEKI, với chính ông, có lẽ không phải vội vã để sửa chữa cho cái ấn tượng đó. Tháng 12 vừa qua, Tổng thống Nam Phi – mà nước ông là bạn hàng lớn nhất của Bắc Kinh trên lục địa này – đã cảnh báo lần nữa về một sự bất bình đẳng và “mối quan hệ thuộc địa” với Trung Quốc.
Bước qua biên giới, trên nước láng giềng Zimbabwe – một đất nước quá yếu để có đủ khả năng làm khó chịu cho những nước bạn bè mới của nó – Trevor Ncube, một chủ nhà in báo đáng kính nể, đã tận tâm cho số báo gần đây của tờ Zimbabwe Standard để cảnh báo liệu làm ăn với Trung Quốc có phải “đơn giản là tráo đổi một tay thực dân già của chúng ta lấy một tên thực dân mới.”
Có thể hầu hết những gì đang gây lo lắng về người Trung Quốc là một phản ứng tự nhiên đối với những tiến bộ của họ tại đất nước Zambia miền nam Phi châu.
Trung Quốc, khách hàng mua đồng lớn nhất trên thế giới, đã hứa một khoản 800 triệu US dola đầu tư ở Zambia, một trong những nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đã xóa một khoản nợ gần 8 triệu US dola cho Zambia và tuyên bố việc thiết lập một khu vực mậu dịch tự do, theo đại sứ Trung Quốc ở Zambia cho biết, và nó sẽ cung cấp hàng chục nghìn việc làm.
Tuy nhiên, trong bước khởi đầu cho kỳ bầu cử vào ngày 28 tháng 9, ứng cử viên tổng thống Micheal Sata đã lôi vấn đề thiếu an toàn tại các khu mỏ của Trung Quốc vào chương trình nghị sự của chiến dịch tranh cử (50 công nhân mỏ Zambia đã thiệt mạng trong một vụ nổ năm 2005). Ông Sata đã nổi giận về điều mà ông gọi là sự cướp bóc nguồn khoáng sản giàu có của quốc gia và không thèm đếm xỉa tới môi trường – và hứa sẽ tống cổ người Trung Quốc ra và công nhận Đài Loan nếu như ông thắng cử. Ông đã thất cử. Song mấy tháng sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã huỷ bỏ chuyến viếng thăm thành phố khai thác đồng Chambishi vì sợ các cuộc biểu tình quần chúng chống lại ông ở đây.
Hình ảnh tiêu cực về Bắc Kinh này tựa như một kẻ thực dân mới có thể không còn tệ thêm nữa trong phương kế mà Trung Quốc – một quốc gia chưa bao giờ dính líu vào cả “Sự giành giật châu Phi” kiểu thực dân những năm 1800 lẫn trò buôn bán nô lệ châu Phi – muốn được nhìn nhận ở đây.
“Trong nửa cuối thập kỷ qua, người Trung Quốc và người Phi châu đã xây dựng mối quan hệ bè bạn sâu sắc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phát triển, và đổi mới,” lúc đó Ngoại trưởng Li Zhaoxing đã nói với các nhà báo sau chuyến thăm khu mỏ Zambia bị huỷ bỏ của ông Hồ. “Các bạn Phi châu, từ những nhà lãnh đạo cho tới những người dân … đã gọi Trung Quốc một ‘người anh em của châu Phi,’ một ‘người bạn trong mọi thời tiết,’ và là một ‘bạn hàng quan trọng nhất,’” ông Li tô son trát phấn.
Người Trung Quốc, những kẻ, chẳng giống với những thế lực Âu châu tới trước họ, không có quyền lực trực tiếp trên người dân ở đây và dàn xếp các điều kiện cho sự có mặt của họ với giới cầm quyền, chửi rủa rằng quyền lực là không thể chấp nhận trong cách kinh doanh của mình.
“Chúng tôi luôn động viên các công ty Trung Quốc phải hợp tác bình đẳng với các đối tác châu Phi của họ, tôn trọng luật pháp và các nguyên tắc nước sở tại,” Liu Guijin, đại diện đặc biệt mới được bổ nhiệm của Trung Quốc ở châu Phi đã nói như vậy với các nhà báo tại Bắc Kinh vào tháng Tư. “Nếu họ làm điều gì đó không được hay, thì điều đó là không phù hợp với chính sách của nhà nước.”
Xu Weizhong, giám đốc cơ quan nghiên cứu Phi châu thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, một nhóm chuyên gia cố vấn cho chính phủ, đã đưa ra quan điểm này. Trước hết, ông nói, nhiều công ty Trung Quốc có khả năng lèo lái … và muốn đôi lúc khước từ các chính sách của chính phủ. Điều này là một sự tiến thoái lưỡng nan cho chính quyền Trung Quốc.”
Nhưng hơn nữa, ông nói, trong khi Trung Quốc thực sự nhắm tới việc trở thành một đối tác thương mại sòng phẳng, việc xác định khái niệm “thực hiện tốt” có thể sẽ không được thực hiện bởi những kẻ ngoài cuộc. “Chính phủ Trung Quốc tôn trọng bất kỳ những luật lệ và nguyên tắc nào của Phi châu nếu như có, [nhưng] sẽ khó có được sự nhất trí hơn trong việc tôn trọng những luật lệ mà chính phủ phương Tây áp đặt đối với những vấn đề của châu Phi,” ông tuyên bố.
Nhân viên kế toán Petrodar Li bác bỏ toàn bộ ý kiến tranh luận, gọi những câu chuyện về cướp đoạt dầu, làm giảm nhân cách và môi trường, và trở thành những thực dân mới tựa như “truyện Ali Baba.”
“Tôi ở đây để kiếm tiền. Công ty của tôi ở đây cũng đề làm như vậy,” ông nói. “Tôi hiểu đây là xứ sở rất nghèo và không an toàn, song tôi không có trách nhiệm phải sửa chữa tất cả mọi thứ sai lầm ở Sudan,” ông nói thêm, không tỏ ra thấu hiểu về những lời than phiền. “Đó là cuộc sống. Đó là kinh doanh.”

SO SÁNH TRUNG QUỐC VỚI CÁC THỰC DÂN ÂU CHÂU NHƯ THẾ NÀO
Người Trung Quốc không hề là kẻ đứng hàng đầu bị cáo buộc đã kiếm lời ở lục địa này. Trên thực tế, họ đang bước xuống một con đường thuận lợi đã có nhiều kẻ qua lại là những người lúc này đầy dân tộc tính đang chỉ tay cáo buộc họ.
Trong quá trình cái gọi là kỷ nguyên của Sự cướp đoạt Phi châu, được bắt đầu vào những năm 1880, các quốc gia Âu châu đế quốc đã giành giật quyền kiểm soát từng mẩu nhỏ được biết đến của lục địa, cuối cùng nắm được quyền kiểm soát hầu như nguyên vẹn, rộng lớn, từng khu vực. Sự cai trị này do những kẻ ngoại bang, dưới hình thức này hay hình thức khác, được tiếp nối cho tới sau Thế chiến thứ Hai.
Người Pháp có mặt trên cả tá các nước Tây Phi, trong đó có vùng mà ngày nay là Senegal và vùng Bờ biển Ngà, cũng như Chad, Madagascar, và Comoros. Người Đức, cùng lúc, cai trị những phần mà nay là Burundi, Rwanda, Tanzania, và Namibia. Nước Ý chia cắt theo kiểu nó muốn ở Eritrea và một ít ở Somalia. Tây Ban Nha có địa vị vững vàng ở phía Tây. Thổ Nhĩ Kỳ – những kẻ thực dân đầu tiên ở Phi châu – nắm chắc Angola, Mozambique, và những vùng lãnh thổ nhỏ khác. Bỉ bỉ ổi thọc vào Congo với bàn tay tàn bạo, và nước Anh thiết lập sự ủy trị khắp Đông Phi và ở nơi mà nay là Sudan, Zimbabwe, Zambia, Malawi, Ghana, và Nigeria.
Trong lúc Sudan (1956) và Ghana (1957) trở thành những quốc gia Phi châu đầu tiên giành được độc lập, với các quốc gia khác nhanh chóng theo sau, nhiều năm dài sau đó nhiều nước vướng vào các cuộc xung đột.
Người Âu châu đã, chẳng có gì ngạc nhiên, miễn cưỡng từ bỏ những mảnh đất “của họ”. Trong nhiều thập kỷ, Phi châu đề nghị họ mở cửa thị trường thực phẩm và những điều kiện phong phú cho những nỗ lực truyền giáo. Quan trọng hơn, lục địa này đã cung cấp cho người Âu châu những nguyên liệu thô rẻ (hoặc cho không), như bông, cao su, trà, và thiếc và – tất nhiên – với nguồn nhân lực miễn phí.
Một số thế lực thực dân đã cư xử khá nhân từ, dù là kiểu gia trưởng, tập quán ở Phi châu – xây dựng cơ sở hạ tầng, mở trường học, và tham gia vào việc điều hành chính quyền địa phương, ghi lại lịch sử.
Tuy nhiên theo họ, với hầu hết các vùng, các chủ thực dân Âu châu đã hạn chế bước phát triển của các quốc gia-ràng buộc các thể chế lại trong nhiệm vụ đảm bảo việc cai trị được thuận lợi. Qua dấu ấn của ngôn ngữ và lòng trung thành trong các bộ lạc thổ dân được xác lập tùy hứng bởi các đường ranh giới “quốc gia”, nơi người ngoại quốc đã thực hiện quyền chiếm hữu của họ, thường rất tàn bạo, với thái độ khinh rẻ sự tồn tại của những kiến trúc và truyền thống địa phương. Những vết thương nặng nề qua thời kỳ này vẫn đang gây đau đớn cho người dân Phi châu ngày nay.
Khi những người Bồ Đào Nha cuối cùng rời Angola năm 1975, ví dụ, di sản tồi tệ của họ vẫn đang gây ra bao khốn đốn. Sau khi khép lại 500 năm cai trị, họ thăng hoa bằng việc huấn luyện kỹ càng mọi công chức, kỹ thuật viên hay binh lính Phi châu. Khi nền tự do cuối cùng đã đến, người Angola nói với những khách viếng thăm ngày nay là ở đó không có một bác sĩ, một luật sư, hay kỹ sư người địa phương nào tại thủ đô Luanda. Nội chiến đã nhanh chóng nổ ra.
Người Trung Quốc, không cai trị trực tiếp một nước Phi châu nào hay áp đặt văn hóa hoặc tôn giáo của họ lên dân bản địa, có thể sẽ được cho là bị thuần hóa nếu như đem ra so sánh.
“Bất chấp cho chủ nghĩa hoài nghi đang gia tăng trước mục đích của Trung Quốc trên lục địa này,” theo biện luận của Hãng Thông tấn Xinhua thuộc nhà nước Trung Quốc trong một bài tường thuật, “ … sự tiếp cận của nước này với Phi châu rõ ràng khác với cách của các đối tác phương Tây – cả trong quá khứ lẫn hiện tại.”
Andrew Small, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Quỹ German Marshall Fund, một viện nghiên cứu chính sách công, đã chỉ ra rằng nhiều mưu đồ xấu xa của Trung Quốc ở châu Phi ngày nay nảy sinh không phải từ tư tưởng thực dân, mà là từ trình độ phát triển của chính bản thân nước Trung Quốc. “Trong tất cả những thảm họa hầm mỏ ở Zambia, việc tái định cư bắt buộc xung quanh đập nước Merowe [của Sudan], và thỏa thuận làm tha hóa các giới chức chính quyền, có bản sao của nó từ Dongbei [Trung Quốc], đập nước Three Gorges, ở Thượng Hải, và những nơi khác,” ông vạch rõ. “Những lời hô hào gần đây của chính quyền trung ương đối với các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài phải có ý thức về hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và tôn trọng vị thế của các nước sở tại gần như là đòi hỏi cho một tiêu chuẩn cao hơn về tư cách trong những thỏa thuận của họ với phần còn lại của thế giới hơn là những gì họ làm ở trong nước.”
Hơn nữa, ông Small nói, sự tiếp cận của Trung Quốc với châu Phi là hoàn toàn khác với cách của những kẻ cai trị từ Âu châu trong quá khứ.
“Có một quan điểm trong nhiều người Trung Quốc rằng châu Phi – cũng giống như châu Á mấy thập kỷ trước – được nuôi dưỡng để làm đà phát triển … bằng việc làm cho nó trở thành cơ hội cho thương mại và đầu tư hơn là một bộ phận bị giam hãm của thế giới chỉ mong muốn được cứu giúp hay chỉ là một cái kho đơn độc chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên,” ông nói. “[Trung Quốc] sẽ giữ một vị trí khác thường trong cả hai vai trò là một siêu cường và một nước đang phát triển cho tương lai sắp tới, với những yếu tố nội tại của Trung Quốc tương hợp với Phi châu hơn là với phương Tây.”
Có thể đúng vậy, song chính sự so sánh về tính chất thực dân là vô nghĩa, theo lời Robert Rotberg, giám đốc Chương trình của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard nói về những lập luận mâu thuẫn.
“Tôi có thể không nói rằng đó là chủ nghĩa thực dân, cũng như giai đoạn đó là đặc trưng cho một khu vực và thời kỳ riêng biệt,” ông nói. “Song tôi có thể gọi nó là sự khai thác hậu thuộc địa, mà trong đó người Trung Quốc đang tước đoạt thuộc địa từ nguyên liệu thô nhanh tới mức họ có thể và không thương tiếc đằng sau việc họ đưa lao động của mình sang thực hiện các dự án mà lờ đi nguồn nhân công bản địa.”




No comments: