Monday, December 21, 2009

LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU của TRUNG QUỐC Đối Diện với THÁI ĐỘ KHINH BỈ Đang Dâng Cao

Xuất khẩu lao động của Trung Quốc đối mặt với thái độ khinh bỉ đang dâng cao
Đăng bởi anhbasam on 21/12/2009
http://anhbasam.com/2009/12/21/402-xu%e1%ba%a5t-kh%e1%ba%a9u-lao-d%e1%bb%99ng-c%e1%bb%a7a-trung-qu%e1%bb%91c-d%e1%bb%91i-m%e1%ba%b7t-v%e1%bb%9bi-thai-d%e1%bb%99i-khinh-b%e1%bb%89-dang-dang-cao/

The New York Times
Xuất khẩu lao động của Trung Quốc đối mặt với thái độ khinh bỉ đang dâng cao

Đây là bài thứ tám trong loạt các bài báo nghiên cứu những căng thẳng và sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc trên toàn cầu.

EDWARD WONG
Ngày 20-12-2009

TRUNG SƠN, Việt Nam – Dường như thể là cái làng ở phía bắc Việt Nam này đã lao vào giành giật sự giàu có khi một công ty của Trung Quốc và Nhật Bản tới đây cùng xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than. Hàng ngàn công ăn việc làm sẽ bắt đầu tới ào ạt, hoặc theo cách mà những cư dân ở đây đã hy vọng.
Bốn năm sau, Nhà máy Nhiệt điện Hải phòng đang gần tới ngày khánh thành. Thế nhưng chỉ có vài trăm người Việt là có được việc làm ở đây. Hầu hết công nhân là người Trung Quốc, khoảng 1.500 vào lúc cao nhất. Hàng trăm người trong số đó hiện vẫn còn đây, ban ngày làm việc cực nhọc trên công trường xây dựng đầy bụi bặm và đêm xuống thì sống tách biệt trong những căn phòng ngủ bẩn thỉu.

Một công nhân Trung Quốc tại một căn phòng tập thể gần công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, Trung Sơn, Việt Nam (Ảnh của Shiho Fukada riêng cho The New York Times)
http://anhbasam.files.wordpress.com/2009/12/articlelarge.jpg?w=600&h=360

“Lượng công nhân Trung Quốc áp đảo số công nhân Việt Nam ở đây”, anh Nguyễn Thái Bằng, 29 tuổi, một thợ điện người Việt cho biết.

Trung Quốc nổi tiếng về việc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, đang ngày càng được biết đến trong việc cung cấp lao động rẻ mạt ra nước ngoài. Những dân di trú toàn cầu này thường làm việc trong các nhà máy hoặc tại những dự án xây dựng và kỹ thuật do Trung Quốc điều hành, mặc dù phạm vi các công việc là đáng kinh ngạc: từ trồng hoa ở Na Uy cho tới những chân thư ký tại Singapore rồi chăn bò bên Mông Cổ – thậm chí đi đưa báo ở Trung Đông.
Thế nhưng một thái độ phản ứng dữ dội chống lại họ đã dâng cao. Suốt từ châu Á cho tới châu Phi, những màn phản kháng và bạo lực chống lại những công nhân Trung Quốc đã bùng lên. Việt Nam và Ấn Độ nằm trong số các quốc gia đã hành động để áp đặt các quy định giành cho các công ty ngoại quốc và giới hạn số lượng công nhân Trung Quốc được phép đăng ký, gây căng thẳng cho các mối quan hệ với Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, các nhân vật bất đồng chính kiến và giới trí thức đang sử dụng vấn đề lao động Trung Quốc để phản đối Đảng Cộng sản đương quyền. Một luật sư đã kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định phê chuẩn của ông cho một dự án khai thác bauxite, và Quốc hội đang đặt những dấu hỏi nghi vấn cho các quan chức hàng đầu quanh các hợp đồng với Trung Quốc, là những động thái khác thường trong quốc gia độc đoán này.

Những công nhân Trung Quốc đang tràn vào các công ty xây dựng do nhà nước Trung Quốc sở hữu khi họ thắng những gói thầu ở ngoại quốc xây dựng các nhà máy điện, xí nghiệp, đường sắt, quốc lộ, đường ngầm và sân vận động. Từ tháng một tới tháng mười năm 2009, các công ty Trung Quốc đã hoàn tất những dự án trị giá 58 tỉ USD, tăng 33% so với cùng thời gian này năm 2008, theo tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay.

Từ Angola cho tới Uzbekistan, từ Iran cho tới Indonesia, có khoảng 740.000 công nhân Trung Quốc thuộc diện làm việc ở nước ngoài, tính đến cuối năm 2008, với 58% trong số đó là được gửi ra chỉ trong cuối năm ngoái, theo Bộ Thương mại cho biết. Số công nhân đang được gửi ra nước ngoài trong năm nay cũng tương ứng với tỉ lệ đó. Các công nhân được thuê từ Trung Quốc, hoặc là trực tiếp bởi các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc do các chi nhánh lao động Trung Quốc chuyên cung cấp lao động; có 500 chi nhánh đã được cấp giấy phép hoạt động và nhiều cơ sở hoạt động bất hợp pháp.
Các nhà quản trị Trung Quốc nói rằng công nhân nước này không phải lúc nào cũng rẻ, mà là do họ có kỹ năng và dễ quản lý hơn các công nhân địa phương. “Dù anh có đang nói về những lợi ích xã hội và kinh tế đối với các quốc gia nhận công nhân, thì các quốc gia này cũng đã có những điều tốt đẹp để nói về công nhân Trung Quốc và kỹ năng của họ”, theo nhận xét của Diao Chunhe, giám đốc Hiệp hội Đấu thầu Quốc tế của Trung Quốc, một tổ chức của chính phủ Bắc Kinh.

Nhưng tại một số nước, các cư dân địa phương đã cáo buộc người Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của họ, ở lại bất hợp pháp và sống biệt lập bằng cách cho xây dựng những không gian riêng tái tạo đời sống như bên Trung Quốc. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy một mưu đồ như vậy trong các dự án được các công ty từ những quốc gia khác thực hiện”.

Tại công trường xây dựng đông bắc thành phố cảng Hải Phòng này, một thế giới hoàn toàn theo kiểu Trung Quốc đã bất ngờ nổi lên: bốn khu tập thể có tường bao quanh, những nhà hàng với các dấu hiệu quảng cáo bánh bao và cơm chiên Trung Quốc, dịch vụ đổi tiền, những căn phòng được gọi là xoa bóp – thậm chí một dấu hiệu tại địa điểm xây dựng mà tự nó cho thấy điều đó với hàng chữ “Đường Quảng Tây”, nói tới một tỉnh mà hầu hết công nhân gọi là nhà.

Một buổi tối, tám công nhân trong bộ đồ đồng phục xanh ngồi tại một nhà hàng chật chội được một người đàn ông từ Quảng Tây qua mở theo đề nghị của nhà thầu chính của dự án, Công ty Xây dựng Nhà máy Điện Quảng Tây. Mặt họ đỏ gay do uống rượu gạo Trung Quốc. “Tôi đã được gửi sang đây, và tôi đang thực hiện nhiệm vụ yêu nước của tôi”, ông Lin Dengji, 52 tuổi nói.
Những khung cảnh như vậy có thể làm dấy lên các mối lo ngại ở Việt Nam, nơi vốn vẫn tự hào về hành động chống lại các cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bắt đầu với việc phá tan quyền cai trị của Trung Quốc vào thế kỷ thứ X. Hai nước này đã giao tranh trong cuộc chiến biên giới vào năm 1979 và nay vẫn chiến đấu trong một cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Việt Nam đang để ý tới sự tàn phá kinh tế của người phương bắc. Việt Nam bị thâm thủng mậu dịch $10 tỷ đô la với Trung Quốc năm ngoái. Vào tháng Bảy, một quan chức cao cấp của Bộ Công an Việt Nam cho biết, 35.000 công nhân Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam, theo tin từ báo Tuổi Trẻ, một tờ báo cấp tiến. Tin tức này đã gây sốc cho nhiều người Việt Nam.
“Sự hiện diện về kinh tế của Trung Quốc tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, ngày càng sâu rộng và tiến triển nhanh hơn mọi người nhận ra”, ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia tại Hà Nội, người đã từng tư vấn cho bộ trưởng tiền nhiệm.

Xung đột đã xảy ra giữa lao động Việt Nam và Trung Quốc. Tại tỉnh Thanh Hóa hồi tháng Sáu, một công nhân Trung Quốc say rượu từ một nhà máy xi măng đã đánh nhau với chồng của một phụ nữ bán hàng Việt Nam. Những người đàn ông Trung Quốc sau đó quay trở lại với 200 đồng nghiệp, gây nên một vụ ẩu đả ầm ỉ, theo tin tức từ báo chí Việt Nam.

200 công nhân Trung Quốc quậy tưng ở Nghi Sơn Thanh Hóa - June 2009
http://www.youtube.com/watch?v=RgL2KGoJ5Tk&feature=player_embedded

Một lý do gây ra những căng thẳng, các nhà kinh tế nói, là có rất nhiều người thất nghiệp hoặc làm việc không hợp với khả năng của mình trên đất nước 87 triệu người này. Ngay cả Việt Nam [cũng phải] xuất khẩu lao động với giá rẻ; nửa triệu người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, theo tin một tờ báo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam loan tải.

Một cơn giận dữ của những người đại diện quyền lợi của dân đã nổ ra năm nay về một hợp đồng mà chính phủ Việt Nam để cho Tổng Công ty Nhôm Trung Quốc khai thác bauxite, một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị nhất ở Việt Nam, sử dụng công nhân Trung Quốc. Các nhà bất đồng chính kiến, các trí thức và những nhà bảo vệ môi trường đã kháng nghị. Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân sự nghỉ hưu 98 tuổi, đã viết ba lá thư ngỏ chỉ trích sự hiện diện của Trung Quốc gửi tới các nhà lãnh đạo đảng [Cộng sản] Việt Nam.

Trên thế giới không hề có một chính phủ nào khác khá giống và gần gũi với Trung Quốc như chính phủ Việt Nam, từ cơ cấu của Đảng Cộng sản đến các chính sách kinh tế và những cách kiểm soát các phương tiện truyền thông. Lãnh đạo Việt Nam cố gắng rất nhiều để đảm bảo quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được trơn tru. Vì vậy trong mùa hè, chính quyền trung ương đã chặn các blog chỉ trích, giam giữ những người bất đồng chính kiến và ra lệnh cho báo chí Việt Nam ngừng đăng các bài về lao động Trung Quốc và vấn đề bauxite.
Nhưng với một cái gật đầu đối với áp lực của công chúng, chính phủ cũng thắt chặt visa và các yêu cầu về giấy phép làm việc đối với Trung Quốc và đã trục xuất 182 lao động Trung Quốc từ một nhà máy xi măng vào tháng Sáu, nói rằng họ đang làm việc bất hợp pháp.
Việt Nam nói chung cấm nhập khẩu công nhân không có kỹ năng từ nước ngoài và yêu cầu nhà thầu nước ngoài phải thuê công nhân của mình để làm những công việc thường ngày, mặc dù các công ty Trung Quốc đôi khi vi phạm quy tắc đó – hối lộ có thể thuyết phục các viên chức tìm cách khác, các Giám đốc Điều hành Trung Quốc nói.

Tại nhà máy điện Hải Phòng, công ty Việt Nam làm chủ dự án đã lo lắng về việc tiến độ công việc bị chậm. Họ đã đứng về phía các nhà quản lý Trung Quốc buộc các quan chức chính phủ cho phép nhập khẩu thêm công nhân không có kỹ năng.
Người Trung Quốc ở đây bị cô lập trong những căn phòng trọ xiêu vẹo và tách biệt bởi ngành nghề: thợ hàn, thợ điện và vận hành cần cẩu.
Một bài thơ viết trên một cánh cửa gỗ thể hiện cuộc sống rày đây mai đó của họ: “Tất cả chúng tôi đang trôi nổi khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi gặp nhau, nhưng chúng tôi không bao giờ thực sự nhận biết lẫn nhau. “

Hiệu đính: N.T.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009



No comments: