Friday, December 18, 2009

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỊ TRƯỜNG (Kornai János)

Chủ nghĩa xã hội thị trường
talawas blog
18/12/2009 3:57 sáng
1 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=15505

Trang mạng Ba Sàm “
giới thiệu hai tiểu luận của Giáo sư Kornai János, nhà kinh tế học Hungari nổi tiếng thế giới, giáo sư danh dự của Đại học Harvard, nhà nghiên cứu danh dự dẫn đầu của Collegium Budapest Institue for Advanced Study và giáo sư nghiên cứu của Đại học Trung Âu. Ông cũng đã có hai cuốn sách rất bổ ích được dịch ra tiếng Việt, là Hệ thống XHCN và Bằng sức mạnh tư duy. GS cũng đã tới Việt Nam một lần. Hai bản dịch này của TS Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.”

János nhận xét, “chế độ thống trị cộng sản theo kiểu cũ đã nỗ lực một cách nghiêm túc để xây dựng nhà nước phúc lợi, chí ít các thành phần nhất định, trong khu vực giáo dục và y tế, cũng như trong hệ thống hưu bổng. Quyền được hưởng đã mở rộng ra cho tất cả công dân hay – về một số dịch vụ – chí ít cho người lao động của các xí nghiệp thuộc sở hữu công. Khi họ làm việc này, tất nhiên trình độ sản xuất và phát triển kinh tế thấp đã hạn chế các khả năng của các chính phủ khi đó. Những nỗ lực đó đã không thể dẫn đến một nhà nước phúc lợi hiện đại có nền móng tốt. Ở những điểm nhất định họ thậm chí còn vượt quá các giới hạn nguồn lực có thể dùng cho mục đích này, và đã tạo ra một nhà nước phúc lợi đẻ non. Tình hình này bây giờ đã chấm dứt! Nhà nước đã bắt đầu rút lui khỏi lĩnh vực dịch vụ phúc lợi vì lợi ích của cân bằng ngân sách thuận lợi hơn và của tính cạnh tranh hữu hiệu của khu vực tư nhân. Mức tái phân phối giảm đi, sự bất bình đẳng tăng lên đầy kịch tính, khoảng cách giàu nghèo doãng ra. Trung Quốc và Việt Nam không tiến gần (ở mức độ tương đối, về mặt phân chia thu nhập và cơ cấu các dịch vụ phúc lợi) đến mô hình dân chủ xã hội Scandinavian, mà đúng hơn tiến theo hướng mô hình của Manchester đầu thế kỷ thứ 19 hay mô hình của các nước Mỹ-Latin vô cùng bất bình đẳng.”

Tiểu luận thứ hai, “
Sự thay đổi hệ thống có nghĩa là gì?”, có đoạn:
“Trong mười thành viên trung Âu mới của Liên minh châu Âu (EU) không chỉ điều kiện tối thiểu đã được thực hiện: đã chấm dứt sự thống trị chuyên chế của đảng cộng sản theo hệ tư tưởng marxist-leninist thù địch với chủ nghĩa tư bản và như thế khiến cho việc chuyển sang họ-hệ thống tư bản chủ nghĩa là có thể. Đã xảy ra nhiều hơn thế nhiều, bước ngoặt sâu sắc hơn nhiều: nền dân chủ đã thay thế chế độ độc tài, sự cạnh tranh đa đảng đã thay sự độc quyền chính trị của đảng cộng sản.
Sự thay đổi chính trị này [chuyển sang nền dân chủ]– như trong phần trước của dòng tư duy tôi đã nhấn mạnh – không phải là điều kiện cần của sự thay đổi hệ thống. Chủ nghĩa tư bản có thể thay thế chủ nghĩa xã hội theo cách, một loại chế độ chuyên chế khác thế chỗ cho một loại chính thể chuyên chế [cũ]. Hãy chỉ nghĩ về 1919 và thời kỳ đầu sau đó, khi khủng bố trắng thay cho khủng bố đỏ. Hay hãy nhớ lại cuộc đảo chính Pinochet.
* Sự may mắn lịch sử đặc biệt đã khiến cho có thể là hai loại biến đổi này – biến đổi kinh tế và chính trị – trùng với nhau. Không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Các phong trào và sự tổ chức đối lập dân chủ quay mặt lại với hệ thống cộng sản, quá trình khai sáng trí tuệ, sự lung lay ý thức hệ và đạo đức của tầng lớp lãnh đạo của đảng cộng sản, tức là các lực lượng bên trong, đã đóng góp [vào sự thay đổi này]. Ở một số nước, có lẽ nhất là ở Hungary và Ba Lan, vai trò của các lực lượng bên trong là lớn hơn, còn ở các nước khác tác động bên trong là nhỏ hơn. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng cuối cùng không phải là các lực lượng bên trong đã đưa đến sự sụp đổ của chế độ chuyên chế cộng sản, mà là các hoàn cảnh bên ngoài, những thay đổi đã xảy ra trong tương quan lực lượng quốc tế, đã làm cho điều đó là có thể. Liên xô đã có thể cản trở sự rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Hungary năm 1956, ở Tiệp Khắc năm 1968 và ở Ba Lan năm 1981, nhưng trong các năm 1989-1990 thì đã không.”



No comments: