Thursday, October 22, 2009

ĐÀI RFI Phỏng Vấn ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala - Ấn Độ
Bài đăng ngày 21/10/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 21/10/2009 00:35 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/118/article_5382.asp
Vừa qua, phóng viên Yan Chen, ban tiếng Hoa, đài phát thanh quốc tế Pháp đã đến Dharamsala, Ấn Độ để phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đây là trích đoạn cuộc phỏng vấn đặc biệt mà vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng dành riêng cho RFI.

Ảnh : Philippe Nadel / RFI
http://www.rfi.fr/actuvi/images/118/DL2_200.jpg

RFI : Ngài là người có ảnh hưởng trong chính giới cũng như trong công luận. Tôi muốn được biết quan điểm của Ngài về vị trí hiện nay của Trung Quốc và vị trí mà Trung Quốc sẽ có trong những năm tới ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Nhân dịp có cuộc nói chuyện này với ban tiếng Hoa của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp, RFI, tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một nước lớn và Trung Quốc sẽ chiếm một vị trí quan trọng trên sân khấu thế giới. Trong tương lai, Trung Quốc phải phục vụ thế giới, phải giúp đỡ thế giới. Hiện naỵ, Trung Quốc còn lâu mới có thể đảm đương trách nhiệm của mình là một nước lớn bởi vì thế giới không tin tưởng Trung Quốc do Trung Quốc thiếu sự minh bạch. Tại Trung Quốc, không có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Ví dụ, hiện nay, chính phủ còn nói đến bí mật nhà nước. Cụm từ này có thể có nghĩa trong thời chiến, trong nội chiến hoặc trong chiến tranh Triều Tiên, nhưng vào thời bình, liệu có cần thiết phải kiểm duyệt tất cả hay không ? Thật sự là buồn. Do vậy, nếu Trung Quốc muốn một ngày nào đó có được một vị trí xứng đáng là siêu cường, thì nhất thiết Trung Quốc phải hướng tới minh bạch chính trị. Chính bởi vì Trung Quốc không tự làm rõ mình nên các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế nghi ngờ Trung Quốc. Việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông làm tổn hại hình ảnh của Trung Quốc, mặt khác, nó làm cho bên ngoài có một hình ảnh không đầy đủ về Trung Quốc.
Bất kể ai, bất kỳ nước nào cũng có thể mắc những sai lầm. Chỉ cần thừa nhận các sai lầm và xin tha thứ và người ta sẽ không nói đến nữa.

RFI : Ngài đã không được tổng thống Obama tiếp trong chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua. Ngài có biết phải chăng ông Obama đã chịu áp lực từ phía chính phủ Trung Quốc ? Ngài có kế hoạch gặp ông Obama không và khi nào ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Ông Obama chắc chắn phải hứng chịu áp lực từ phía chính phủ Trung Quốc. Trước đó, ông Obama đã dự kiến sẽ nói chuyện một cách điềm tĩnh với chính phủ Trung Quốc về những vấn đề Tây Tạng trong chuyến công du vào tháng 11 của ông, với mục đích cải thiện thực sự hoàn cảnh của người Tây Tạng. Để không gây khó chịu cho chính phủ Trung Quốc, ông Obama đánh giá rằng tốt hơn hết là chúng tôi không gặp nhau trước chuyến công du Trung Quốc của ông. Tôi cũng nghĩ như ông bởi vì mục đích cuối cùng của chúng ta là giải quyết vấn đề Tây Tạng. Mặt khác, tôi có những người bạn có những liên lạc với các quan chức cấp cao Trung Quốc : họ cũng khuyên tôi không nên gặp Obama trong dịp này. Do đó, vì hai lý do này, tôi đã nghe theo những lời khuyên đó.
Theo thỏa thuận thì sau khi ở Trung Quốc về, ông Obama sẽ tiếp tôi sớm nhất có thể. Do các chuyến công du của tôi được lên kế hoạch từ trước rất lâu và tôi không có ý định thay đổi những kế hoạch của mình để đi gặp ông ta, tôi nghĩ là cuộc gặp với ông Obama có thể sẽ diễn ra vào cuối năm năm nay hoặc đầu năm tới.
Tôi đã nói điều này trên đài truyền hình CNN và trên các phương tiện truyền thông khác của Mỹ. Tôi đã nói với họ là năm ngoái, tôi đã gặp bà thủ tướng Đức và tổng thống Pháp và cả hai đã bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt. Nếu ông Obama tiếp tôi lúc này, Trung Quốc sẽ rất bối rối. Có nên trừng phạt Obama hay không ? Vả lại, tôi đã đến nhiều nước, không phải với mục đích để gặp các nhà lãnh đạo chính phủ, mà để gặp người dân. Trước tiên, tôi cho rằng với tư cách là thành viên trong số 6 tỷ người sống trên hành tinh này, tôi có nghĩa vụ quảng bá cái thiện trong mỗi con người chúng ta, để thế giới này là một thế giới hài hòa. Tiếp đến, với tư cách là lãnh đạo tôn giáo, tôi cố gắng – trong khả năng có thể của mình – tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các tôn giáo. Đó chính là vì sao, mỗi khi tôi đến thăm một quốc gia, tôi luôn tổ chức các buổi thuyết giảng để có nhiều người được tham dự nhất. Còn đối với các nhà lãnh đạo chính phủ, tôi không muốn mang lại những phiền toái cho họ.

Ảnh : Philippe Nadel / RFI
http://www.rfi.fr/actuvi/images/118/DL1_432.jpg

RFI : Từ đầu năm 2008, Trung Quốc đã trải qua những cuộc khủng hoảng lớn : trước tiên là ở Tây Tạng, sau đó ở Tân Cương. Quan điểm của Ngài về hai sự kiện này như thế nào ? Liệu có thể có sự liên minh giữa người dân Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ để cùng tranh đấu giành độc lập hoặc một nền tự trị thực thụ ? Nếu có thể thì dưới hình thức nào ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trước đây, khi tôi ở Bắc Kinh với tư cách là đại diện nhân dân, năm 1954, tôi đã gặp một vài đại diện người Duy Ngô Nhĩ và tôi nhận thấy là họ không hài lòng về hoàn cảnh của họ và họ rất đau khổ về việc này. Khi tôi rời Tây Tạng vào năm 1959, tôi cũng đã gặp những người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi gặp nhau để nói về nỗi khổ đau và tương lai của chúng tôi. Trong số họ, có những người tìm cách giành độc lập và có những người chủ trương đấu tranh võ trang để giành độc lập. Đấy là lý do vì sao chúng tôi cứ dần dần xa nhau. Từ khi bà Kadeer rời Trung Quốc, lần đầu tiên tôi gặp bà là ở Mỹ. Chúng tôi không có điều kiện nói chuyện nhiều với nhau. Sau đó, tôi đã gặp lại bà lâu hơn lần thứ hai tại Đức, năm 2007. Tôi đã nói với bà rất nhiều về những suy nghĩ của tôi và quan điểm của tôi về nền tự trị và cuộc đấu tranh bất bạo động. Bà đã hoàn toàn tán thành những suy nghĩ của tôi. Sau những sự kiện ngày 05/07 tại Urumqi, tôi đã gặp lại bà ở Praha, nhân dịp một hội nghị của Quỹ Nobel. Bà khẳng định với tôi một lần nữa về sự lựa chọn bất bạo lđộng của bà. Gần đây, nhân một hội nghị tại Hoa Kỳ, bà Kadeer đã nói công khai rằng tương lai của Tân Cương là một nền tự trị thực sự và bất bạo động là phương tiện duy nhất để đạt tới điều đó. Chúng tôi nghĩ rằng các ý tưởng của chúng tôi gặp nhau.

RFI : Bà Kadeer không có uy tín lớn như Ngài. Ảnh hưởng của bà tại Tân Cương rất hạn chế. Có thể bà không thể lãnh đạo tất cả người Duy Ngô Nhĩ ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi đã đề cập chủ đề này với bà Kadeer. Tôi đã nói với bà rằng với tư cách là lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài, bà có nghĩa vụ gắn bó tất cả người Duy Ngô Nhĩ và những người con của sắc tộc Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài. Cũng tương tự như vậy, sau những sự kiện ở Thiên An Môn, nhiều nhà ly khai Trung Quốc đã sang Mỹ, sang châu Âu, sang Úc. Tôi đã gặp rất nhiều người trong số họ và tôi đã nói với họ rằng họ phải có nghĩa vụ đoàn kết và tạo thành một sức mạnh chung. Rất tiếc là sức mạnh này vẫn còn chưa xuất hiện.

---------------------------

Bắc Kinh phản đối chuyến đi của đức Đại Lai Lạt Ma đến vùng biên giới Ấn - Trung 20/10/2009



No comments: