Wednesday, September 23, 2009

QUAN HỆ TRUNG-NHẬT và BÀI HỌC KNH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


QUAN HỆ TRUNG-NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Đinh Kim Phúc *

Đăng bởi anhbasam on 22/09/2009
http://anhbasam.com/2009/09/22/305-quan-h%e1%bb%87-trung-nh%e1%ba%adt-bai-h%e1%bb%8dc-cho-vn/
“Ngoại giao bóng bàn” đã từng giúp cải thiện mối quan hệ giữa Trung-Mỹ trong những năm 1970. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến công du mang tính biểu tượng tới Bắc Kinh.
36 năm sau, Chủ tịch Trung Quốc đã “đối mặt” với Thủ tướng Nhật trong trận đấu bóng bàn lịch sử tại Trường đại học Waseda, Tokyo ngày 8/5/2008 nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị giữa hai nước (1978-2008).
Sau những cú giao bóng giữa những vận động viên nghiệp dư nhưng lại là những nhà chính trị lão luyện, Nhật và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cùng khai thác mỏ khí đốt đang tranh chấp Xuân Hiểu (Nhật gọi là Shirakaba) và hợp tác khai thác vùng biển Hoa Đông, chấm dứt 4 năm tranh cãi về chủ quyền khu vực này. Theo các nhà phân tích, việc hợp tác phát triển khu vực có diện tích khoảng 2.600m2 trên biển là không lớn, nhưng thỏa thuận này có ý nghĩa biểu trưng rất lớn để Trung Quốc và Nhật có thể cùng nhau thúc đẩy mối bang giao vốn có nhiều gập ghềnh từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1972 đến nay.
Theo thỏa thuận, tập đoàn dầu khí Inpex Holding lớn nhất của Nhật sẽ đầu tư vào dự án khai thác mỏ khí đốt Xuân Hiểu, có sản lượng ước tính 1 tỉ m3/năm. Bên phía Trung Quốc là CNOOC, tập đoàn dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này. Trung Quốc và Nhật cũng cùng nhau khai thác dầu tại khu vực phía Bắc biển Hoa Đông, có trữ lượng được cho vào khoảng 3,26 tỉ thùng.
Trung Quốc cũng muốn mang công thức này áp dụng cho Việt Nam.

Có thể thấy rằng sự kiện trên đã “làm nóng” quan hệ vốn lạnh nhạt dưới thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, và nó chứng tỏ cả hai bên đều đang muốn “làm hoà” với nhau và sự thực là họ đang hòa với nhau thật. Tuy nhiên có một vấn đề mà cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ không thể dễ dàng giảng hoà được với nhau, đó là cuộc cạnh tranh vị trí đệ nhất cường quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính vì vậy, diễn biến nóng-lạnh trong quan hệ Trung-Nhật một lần nữa lại bộc phát.

Ngày 15/9/2009, tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết, Trung Quốc mong Ủy ban về thềm lục địa của Liên Hợp Quốc xử lý ổn thoả đề án phân giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lấy bãi ngầm Ô-ki-nô-tô-ri-xi-ma [Okinotori] làm điểm cơ sở do Nhật Bản đề xuất.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao cùng ngày, bà Khương Du nói, việc Nhật Bản lấy bãi ngầm Ô-ki-nô-tô-ri-xi-ma mà con người không thể sinh sống và duy trì đời sống kinh tế làm điểm cơ sở để chủ trương vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã vi phạm quy định trong “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển”, gây lên sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề này là nhất quán. Trung Quốc mong Ủy ban về thềm lục địa là cơ quan của “Công ước” này, xử lý ổn thoả vấn đề này.

Cần nhắc lại rằng ngày 12/11/2008, khi Nhật Bản đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) về việc mở rộng thềm lục địa Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc đã lên tiếng chính thức phản đối với lý do bãi đá ngầm san hô Okinotori chỉ là một tảng đá, không có quyền phân chia thềm lục địa”.Phía Trung Quốc cho rằng, bãi đá ngầm san hô Okinotori không thể là nơi mà cư dân có thể sinh sống, cũng không thể duy trì các sinh hoạt kinh tế, việc phân chia thềm lục địa là không hề có căn cứ gì; Rất nhiều quốc gia cũng có sự hoài nghi như vậy.

Theo phía Nhật Bản, mặc dù Trung Quốc thừa nhận Okinotori thuộc lãnh thổ Nhật Bản, nhưng vẫn phản đối nó là khu kinh tế độc quyền trong vòng 200 hải lý của Nhật Bản. Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc dự định trong tháng 9 này sẽ thành lập một ủy ban nhỏ xem xét đơn thư của Nhật Bản.
Như vậy, tại biển Hoa Đông, Trung Quốc đã thể hiện một loạt các vị trí để thực hiện theo nguyên tắc thêm các yếu tố tự nhiên để phân định các vùng lãnh thổ với Nhật Bản trong khi Nhật Bản vẫn tập trung vào một dòng để phân định các yêu cầu lãnh thổ và dựa vào EEZ để khẳng định với Trung Quốc. Cho đến nay không có dấu hiệu nào của sự nhường nhịn lẫn nhau của các vị trí tương ứng.
Nhật Bản sử dụng các biện pháp cứng rắn thay vì các biện pháp yếu mềm để đòi hỏi chủ quyền, cùng nhiều phần của vùng ven biển, để tính toán các khu vực biển. Việc áp dụng thẳng tay đối với việc mở rộng bên ngoài các giới hạn của Nhật Bản đã tạo ra tranh chấp lãnh thổ trên biển.

Luật áp dụng trong điều khoản vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) của Nhật Bản và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động cho kinh tế thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong EEZ cùng với các vấn đề khác như khoan trên đất liền, việc bảo vệ và bảo tồn của môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, xây dựng, hoạt động và sử dụng các hòn đảo nhân tạo. Các mức độ của EEZ là 200 hải lý, nhưng trong khu vực, nơi 200 hải lý có thể không được tính, Nhật Bản thích việc sử dụng các biện pháp phân định giữa trung gian để phân định các ranh giới EEZ giữa Nhật Bản và một quốc gia lân cận.

Trước đó (4/2007), Nhật Bản ban hành các Luật cơ bản về Đại Dương với một mục đích về hướng tích hợp quản lý biển. Các nỗ lực mới nhất của Nhật Bản, mở rộng khu vực hàng hải của nó là gửi cho Ủy ban về các giới hạn của quốc gia và vùng lãnh thổ, theo quy định tại Điều 76, đoạn 8, trong công ước UNCLOS , thông tin về các giới hạn của nó về vùng và lãnh thổ 200 hải lý từ lãnh thổ ra biển và hơn thể nữa 350 hải lý … Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ mới nỗ lực để mở rộng và củng cố các khiếu nại hàng hải có hướng mời sự quan tâm từ các quốc gia lân cận, đặc biệt là những nước có lãnh thổ và biển tranh chấp với Nhật Bản.
Vậy là, tranh chấp lãnh hải ở khu vực Đông Bắc Á chưa bao giờ được gửi đến tòa án quốc tế bởi các nước liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, rõ ràng họ chỉ muốn các cuộc đàm phán song phương mà thôi.
Như vậy, Trung Quốc đã gửi công văn phản đối cả hai bản đăng ký thềm lục địa mà Việt Nam và Nhật Bản đệ trình lên CLCS.

Tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) trong bài “
Lập trường hai mặt của Trung Quốc về Luật biển quốc tế” đã tinh ý chỉ ra rằng: “Nhân đây, những hành động của họ đối với Okinotori có thể gợi ý cho Việt Nam những bài học tốt. Người dân Nhật gần như không quan tâm gì đến Okinotori cho đến năm 2004, khi tàu Trung Quốc tăng cường xuất hiện ở đây, và họ bất ngờ tuyên bố với Nhật rằng Okinotori không đủ điều kiện để yêu sách thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế. Đá Okinotori nằm bên sườn phía đông Nhật Bản, án ngữ đường biển nối liền căn cứ hải quân Guam của Hoa Kỳ và Đài Loan.
Nếu khống chế được điểm yết hầu này, Trung Quốc có thể cắt đứt mối liên hệ trên biển giữa Guam và Đài Loan. Ngay khi cảm nhận được mối nguy, cả chính phủ lẫn người dân Nhật đều hành động một cách quyết liệt và đồng thuận. Về phía nhân dân, hoạt động của các tổ chức dân sự là hết sức ấn tượng, đặc biệt có thể kể đến tổ chức Nippon Zaidan. Được tài trợ bởi các doanh nhân, Nippon Zaidan chi hàng triệu USD tổ chức nghiên cứu một cách quy mô và bài bản về Okinotori trên tất cả các lĩnh vực, và dĩ nhiên, không thể thiếu lĩnh vực công pháp quốc tế”.

Kết luận:
Tin cho biết, Mỹ mới đây công bố báo cáo “Chiến lược Tình báo quốc gia” năm 2009, đã coi Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên là 4 nước chủ yếu thách thức lợi ích của Mỹ.

Ngày 16/9/2009, tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết: “Trung Quốc trước sau như một là lực lượng trung kiên bảo vệ và thúc đẩy hòa bình và ổn định của thế giới, sự phát triển của Trung Quốc không đe doạ đến bất cứ nước nào…”.
Hy vọng rằng lần này là lần cuối cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói thật.

—–

* Mời đọc thêm các bài khác của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc:
Những lập luận mâu thuẫn của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa
Hai trang web: ĐCSVN và ĐSQ Hàn Quốc
Mục Lân, An Lân, Phú Lân?
TRUNG QUỐC VI PHẠM CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ!
TAM GIÁC TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN-PHILIPPINES TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG



No comments: