Sunday, April 26, 2009

VỀ TRẬN HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA 1988

Video:
1.Trận biển chiến Trường Sa 1988 TQ-VN
2. Đã đến lúc TQ phải tuốt gươm

VangAnh
Friday April 24, 2009 - 09:10am (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv?p=49443

1. Trận biển chiến Trường Sa 1988 TQ-VN
http://www.youtube.com/watch?v=AXTTJAL52Pw&eurl=

Lời dịch của TrangHa
http://farm4.static.flickr.com/3627/3473924813_d678311fe4_o.jpg


2. Đã đến lúc TQ phải tuốt gươm
http://www.youtube.com/watch?v=FgVNVdTyg1U&eurl=

Lê Trung Thành chuyển ngữ

( từ 0.09 đến 0.35 ) :
Cách đây 35 năm , năm 1974 tại Trung Quốc Nam Hải , Trung Quốc vì bảo vệ Tây Sa đã đánh một trận hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa , cuộc chiến xãy ra vào thời kỳ đó đã từ từ rơi vào quên lãng .
Những quốc gia ở xung quanh vùng biển nam Trung Quốc càng ngày càng không giải quyết các tranh chấp chủ quyền hải đảo theo hướng hòa bình, những năm gần đây khu vực biển nam Trung Quốc dường như càng trở nên căng thẳng .
Và 35 năm sau, ngày hôm nay những trận hải chiến có nguy cơ tái diễn .

(0.36 -- 0. 43 )
Ngày 17/2/2009 quốc hội Philippin thông qua Dự luật đường cơ sở , trong đó nói đảo Hoàng Nham và bộ phận Nam sa của Trung Quốc thuộc chủ quyền của Philippin.

(0.44 – 0.52 )
Ngày 3/5/2009 Thủ tướng Malaysia đã thăm Đá Hoa Lau thuộc quần đảo Nam Sa và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này cùng vùng biển phụ cận

(0.53—0.59 )
Ngày 8/3/2009 tàu do thám của quân Mỹ hoạt động ngay trên vùng biển nam Trung Quốc .

(1.0 1.05)
Ngày 10/3/2009 Trung Quốc đưa tàu chiến lớn nhất, tàu 311 hỏa tốc lao ra Nam Hải .

(1.06 – 1.12)
Vùng biển nam hải chứa đựng nhiều tài nguyên dầu mỏ khí đốt , đồng thời cũng là con đường chiến lược trên biển cực kỳ trọng yếu của Trung Quốc

(1.13 – 1.20)
Đối với nguy cơ ở nam hải , nguyên tắc "gác lại tranh luận về việc khai thác chung" có còn phù hợp nữa không ?
Trung quốc có nên tuốt gươm đe dọa các nước khác bằng vũ lực ?

(1.21 – 1.26)
Dư luận đang tranh luận rằng vấn đề Nam Hải liệu còn có thể dùng hòa bình và công bằng để giải quyết hay không?

(1.27—1.50 )
Tổng thống và quốc hội các nước khác đều đứng dậy cả rồi , đã đến lúc trung quốc phải tuốt gươm .
Tuy hiếu chiến không phải là cách bảo vệ tổ quốc , nhưng lần này Mỹ cũng đã cuộn mình lại rồi, tất cả chúng ta đều phải cảnh giác .
Về chủ quyền , tài nguyên , nhiều nước đang tranh chấp . Đối với nguy cơ ở Nam Hải , Trung Quốc nên khai chiến ?

-----------------------------------

Về trận chiến ngày 14-3-1988, quân sử hải quân nhân dân Vi ệt Nam viết như sau :

" Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.] "

Trích dẫn "Lịch sử Hải quân nhân dân việt Nam (1955-2005) "
Bình : Hoàn toàn không đề cập tới Trung Quốc.

No comments: