Sunday, April 12, 2009

QUỐC TẾ CẨN THẬN HƠN TRONG VIỆC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Los Angeles Times
Các hãng đa quốc gia xem xét lại cẩn thận hơn về chuyện đầu tư ở Việt Nam
Các công ty cắt giảm hoạt động trong khi họ phải đương đầu với những hạn chế về nhân công và những vấn đề khác ở Việt Nam

Don Lee
Ngày 11-4-2009
http://www.latimes.com/business/la-fi-vietnam11-2009apr11,0,2261495.story

Tường trình từ Thành phố Hồ Chí Minh — Chỉ cách đây vài năm, thành phố này nằm trong số những khu vực có mức đầu tư nước ngoài sôi động nhất ở châu Á.
Các hãng đa quốc gia lớn như hãng sản xuất bộ vi-xử- lý Intel Corp. và các công ty nhỏ hơn như Ampac Packaging, một nhà sản xuất các loại túi xách mua hàng đóng tại Cincinnati cho các hãng Gap và Target, đã lũ lượt kéo tới đây và những nơi khác của Việt Nam. Họ thiết lập các nhà máy để bổ sung hoặc, trong một số trường hợp, thay thế những cơ sở hãng xưởng ở Trung Quốc nơi đang càng ngày càng trở nên quá hao tốn để làm ra sản phẩm. “Trung Quốc cộng một,” họ đã gọi nơi này như vậy.
Giờ đây, với cơn suy thoái toàn cầu và Trung Quốc đang tự khẳng định lại bản thân như là một nhà sản xuất với giá rẻ, còn Việt Nam đang cảm thấy những hậu quả của một xu hướng khác: “Trung Quốc trừ một.”
Tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, cũng còn được biết với cái tên Sài Gòn, một tòa tháp các căn hộ cho thuê hiện đang là một trong những tòa nhà lớn nhất thành phố đã phủ bên ngoài màu xanh (vì đang xây dở dang) trong nhiều tháng nay. Bị eo hẹp về tiền mặt, chủ sở hữu của nó, tập đoàn Daewon Group của Hàn Quốc, đã ngừng công việc xây dựng thậm chí sau khi đã xây đến tầng thượng. Đó là một trong nhiều dự án nước ngoài trong khu vực phải ngừng lại hoặc đình chỉ vô thời hạn.
Hãng Wistron Corp. của Đài Loan trước đó đã lên kế hoạch tái đầu tư nhiều triệu đô la vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính xách tay tại Việt Nam vào mùa đông năm ngoái, bổ sung thêm cho nhà máy chính của hãng tại khu vực Thượng Hải.
“Ngay lúc này kế hoạch ấy nhiều ít gì cũng đã đình lại,” người phát ngôn của hãng John Collins cho biết.
Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay chỉ bằng một phần năm so với cùng kỳ này một năm trước, theo đánh giá của bà Catherine Chi, một giám đốc lâu năm của Phòng thương mại Đài Loan, một trong những nhóm nước ngoài lớn nhất tại đây. Chính phủ ở Hà Nội đang dự đoán những dòng vốn tư bản nước ngoài sẽ sút giảm hơn một nửa trong năm nay.
Các công ty của Nhật như Sony Corp. và Canon Inc. đã đóng cửa hoặc giảm các hoạt động của mình tại Việt Nam. Nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc Lifan Group đã tạm ngưng các kế hoạch lắp ráp xe tại đây.
Theo các số liệu khác, nền kinh tế của Việt Nam đang ở trong tình trạng thuận lợi hơn hầu hết các nước khác trong khu vực. Nhờ vào một mức tăng trưởng thương mại trong hàng hóa tiêu dùng, chính phủ chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và nhiều nhà máy mở ra từ trước đó, tổng sản phẩm quốc nội của nước này, hay là tổng sản lượng hàng hoá làm ra của nền kinh tế, chắc chắn tăng trưởng 5,5% trong năm nay. Mức tăng đó sẽ là cao hàng thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc, theo như thông tin từ Ngân hàng Thế giới cho biết.
Những lợi thế so sánh của Việt Nam bao gồm lực lượng lao động có tính năng động, sự ổn định chính trị và dân số trẻ.
Thế nhưng trong hai năm qua các giám đốc nước ngoài cũng đã và đang tỉnh ngộ. Họ đã học được rằng Việt Nam, với một số dân khoảng 87 triệu, không phải là một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc.
Mặc dù Việt Nam có những giá trị tương đồng về Khổng giáo của Đông Á trong nền giáo dục và quan hệ gia đình, nhưng Việt Nam không biết cách kiểm soát và điều hành đề hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng như ở Trung Quốc.
Các thương gia than phiền rằng, thậm chí sau nhiều năm, công nhân vẫn chưa làm xong được đường cao tốc từ phi trường Thành phố Hồ Chí Minh chạy tới trung tâm thành phố. Không giống như Trung Quốc, việc tái di chuyển các gia đình dời đi chỗ khác ở là chậm chạp một cách quá cẩn trọng.
Việt Nam cũng không có lực lượng lao động lành nghề như một số người từng nghĩ. Trong lúc người Việt Nam trẻ tuổi cho thấy một thiên hướng học tập, thì các trường đại học lại thiên về lý thuyết nặng nề. Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu điều kiện thực hành và thiếu rèn luyện kỹ thuật cần thiết cho sự nghiệp của họ tại các công ty đa quốc gia.
Hãng Intel mới đây đã nhận ra điều đó khi họ nghiên cứu việc thuê mướn nhân công mới cho một nhà máy lắp ráp và kiểm tra bộ vi xử lý trị giá 1 tỉ đô la mà họ đang xây dựng ở đây.
Hãng điện tử Intel đóng tại Santa Clara này đã phải xoay xở để tuyển mộ cho đủ số lao động là kỹ sư và công nhân có tay nghề trong làn sóng tuyển mộ ào ạt đầu tiên của họ. Nhưng Intel đã nhận ra rằng cần phải gây dựng một kênh cung cấp nhân tài riêng nếu như họ muốn phát triển ở Việt Nam, theo những người nắm rõ tình hình cho hay. Hãng Intel giờ đây đang cố gắng giúp các trường đại học trong nước bắt đầu thay đổi các môn học và chương trình giảng dạy.
Intel đã không trả lời về một lời yêu cầu dành cho việc bình luận về vấn đề này, nhưng các hãng phương Tây khác cũng đã bắt đầu có một tầm nhìn dài hạn hơn về Việt Nam.
“Đã có một vài điều phải suy nghĩ lại,” theo nhận xét của Sesto Vecchi, một luật sư và là nhà tư vấn tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai chục năm qua.
Mặc dù vậy hầu hết các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn tiếp tục tăng thêm cổ phần ở Việt Nam cho các khoản đầu tư dài hạn, ông nhận xét, “Nhưng có lẻ một cảm nhận thực tế hơn vào lúc này về việc có bao nhiêu người đang sẵn sàng hổ trợ cho một nền công nghệ kỹ thuật cao phát triển nhanh.”
Trong một số phương cách để đối phó, những bất ổn gần đây của Việt Nam có nhiều liên hệ với bầu không khí kinh doanh đã được cải thiện của Trung Quốc hơn là với bất cứ khiếm khuyết riêng biệt nào của chính Việt Nam.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã từng được xem là hấp dẫn nhiều hơn khi mà những loại thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ áp đặt lên các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc như đồ gỗ và các túi nhựa.
Cùng lúc ấy, mức lương ở Trung Quốc đã tăng cao, cũng như với giá nguyên liệu thô cũng tăng cao. Luật lao động trở nên khó khăn và chặt chẽ hơn. Đồng nhân dân tệ gia tăng giá trị. Và nhà cầm quyền Trung Quốc đã nhòm ngó tới các doanh nghiệp có lao động phải làm việc cường độ cao, loại bỏ việc giảm thuế xuất khẩu và cố gắng làm việc nhiều hơn để ngăn ngừa các các hoạt động bất hợp pháp và thẳng tay đưa ra tòa rồi xử phạt nghiêm khắc những công ty vi phạm bằng những luật môi trường và luật an toàn lao động.
“Thời buổi của Trung Quốc như là một thị trường sản xuất cho xuất khẩu với chi phí thấp đã và đang chấm dứt,” Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải đã tuyên bố công khai vào tháng Ba năm 2008, với lưu ý rằng gần như một phần năm các công ty được khảo sát đã có kế hoạch chắc chắn để di chuyển một số công việc sản xuất tại Trung Quốc sang các quốc gia khá, đặc biệt là Việt Nam.
Nhưng cơn khủng hoảng tiền tệ toàn cầu và tình trạng suy thoái tiếp theo đã làm thay đổi tất cả những dự tính đó. Chính phủ Trung Quốc đã làm sống lại những chính sách cắt giảm thuế xuất khẩu và đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng. Giá cả hàng hóa nhu yếu (dầu, xăng, gạo, vàng, thịt bò, các đậu, kim loại thô…) ở Trung Quốc đã giảm mạnh, đồng nhân dân tệ đã ổn định và các nhân viên chính quyền đã thôi không còn gây sức ép quá nặng lên các chủ hãng thuê mướn người lao động, vì sợ rằng sẽ có nhiều nhà máy phải đóng cửa và mất việc làm.
Khảo sát tương tự của phòng thương mại một năm sau đó đã nhận ra rằng số lượng phần trăm của công ty đang lên kế hoạch di chuyển ra khỏi Trung Quốc đã giảm xuống gấp hai lần, cũng như số các công ty trả lời cuộc khảo sát diễn tả mối quan ngại về mất ưu thế cạnh tranh của Trung Quốc đã giảm bớt.
“Các công ty lớn hơn từng trải qua quá trình tìm kiếm địa điểm kinh doanh ở nơi khác đã và đang quay trở về Trung Quốc,” theo như nhận xét của ông Dean Ho, phó chủ tịch Unison International một hãng chuyên về đầu tư và tư vấn đóng tại Thượng Hải. Một số trong những công ty đó đã không thể nào tìm được đủ những công nhân giỏi, ông cho biết. Còn các công ty khác thì nhận thấy ở các nước đối thủ cạnh tranh (với Trung Quốc) có những mối thách thức riêng của mình.
Ông Liu Guizhong, phó giám đốc về ngoại thương của tập đoàn Galanz Group của Trung Quốc, nhà sản xuất lò vi ba (microwave) lớn nhất trên thế giới, đã nhớ lại cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng Tư năm ngoái. Ông và những người trong đoàn đã thích thú về những gì mà họ được trông thấy.
Họ đã nhận được chiếu khán nhập cảnh một cách dễ dàng. Thành phố Hồ Chí Minh đã khoe khoang về vài thiết bị bến cảng. Ông Liu nói rằng mức lương của người sản xuất tại Việt Nam vào khoảng 60 đô la một tháng cho mỗi công nhân, khoảng bằng nửa mức lương của công nhân ở Trung Quốc và khoảng bằng một phần ba mức mà Galanz trả cho công nhân tại các thành phố ven biển Trung Quốc.
Tập đoàn Galanz đang xem xét ba địa điểm tại Việt Nam để xây dựng một nhà máy trị giá 25 triệu đô la, bao gồm những vùng ngoại ô chạy dọc bao quanh Thành phố Hồ Chí Minh gần với Sông Sài Gòn.
Thế rồi nền kinh tế của Việt Nam đã rơi vào tình trạng suy sụp, mức lạm phát gia tăng lên tới 28% vào mùa thu năm ngoái, được tiếp sức bởi giá cả nguyên vật liệu dâng cao và nạn đầu cơ tích trữ không kiểm soát nổi trong thị trường nhà đất và chứng khoán. Đồng nội tệ của Việt Nam mất giá dần. Một loạt các cuộc đình công của giới lao động trong các nhà máy may mặc quần áo và giày dép bổ sung thêm vào tình trạng rối loạn.
Hãng Galanz đã rút lui. Giống như các hãng khác, giờ đây họ muốn chờ đợi cho tới khi cơn bão tài chính toàn cầu qua đi. Các giới chức Việt Nam đã đưa ra những cắt giảm thuế mới và các khuyến khích khác để khuyến dụ các nhà đầu tư quay trở lại, song Galanz vẫn không đưa ra ý kiến gì.
“Nhiều công ty đang tháo chạy, vì thế chúng tôi đã quyết định tạm đình hoãn các kế hoạch của chúng tôi,” ông Liu cho biết. Lúc này, “có quá nhiều khía cạnh tiêu cực.”

---------------------------------------

Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
11/04/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/11/che-bai-vn-d%e1%bb%83-khuy%e1%ba%bfn-khich-thu-hut-d%e1%ba%a7u-t%c6%b0-vao-tq/#respond

---------------------------------------------------------


Los Angeles Times
Multinationals take a longer view of Vietnam
Companies scale back as they confront limitations in Vietnam's workforce and other issues.
Don Lee
April 11, 2009
http://www.latimes.com/business/la-fi-vietnam11-2009apr11,0,2261495.story

------------------------------------------------------

Chê Bai VN - để Khuyến khích Đầu Tư vào TQ (?)
11/04/2009 by
hoangtran204
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/11/che-bai-vn-d%e1%bb%83-khuy%e1%ba%bfn-khich-thu-hut-d%e1%ba%a7u-t%c6%b0-vao-tq/#respond

Tác giả bài báo trên chắc là đã được chính phủ TQ trả tiền công viết bài để đả phá các ưu thế về nhân công rẻ ở VN. Tác giả chê công nhân VN không có kỹ thuật cao, thiếu kỷ luật lao động và thiếu khả năng để hoàn thành nhanh chóng các kế hoạch. Bằng cách xen lẫn các sự kiện có thật với các lời chê bai, dụng ý của tác giả là làm cho các chủ hãng ngoại quốc lo ngại, hoang mang, không dám đầu tư vào VN mà hãy đầu tư vào TQ.
Tác giả dùng lối so sánh đề cập tới các ưu thế của Trung Quốc như: quản lý tốt, công nhân TQ có tay nghề cao, hoàn thành các sứ mạng nhanh. Ngược lại, công nhân VN lao động chậm chạp, kéo dài các dự án, không hoàn thành công việc, yếu kém về quản lý (đơn cử thí dụ về đường cao tốc từ phi trường chạy về trung tâm thành phố làm bấy nhiêu năm mà vẫn chưa xong). Tác giả cũng cập nhật về luật môi trường và lao động ở TQ và cho biết hiện nay chính phủ đã thoải mái và dễ chịu hơn, không còn nghiêm ngặt như trước nữa. Mục đích cũng chỉ là kêu gọi các hãng xưởng ngoại quốc quay trở lại đầu tư vào Trung Quốc thay vì đầu tư vào VN.
Nhưng thực tế mà bài báo không để cặp đến là TQ hiện nay đang đầu tư vào Việt Nam ồ ạt trên toàn cả nước.
Ở các tỉnh thành lớn khác ở miền Bắc, và miền Nam, báo Vietnamnet, Tuổi trẻ, Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị, cho biết là nhờ sự trợ giúp của các lãnh đạo VN ở trung ương, nên Trung Quốc đã thắng được hầu hết các cuộc đấu thầu các hãng hóa chất, phân bón, điện lực, nhà máy điện, cầu… và đang lên kế hoạch xây dựng các hãng xưởng nầy ở VN. Đặc biệt sự kiện nổi bật và kéo dài 3, 4 tháng qua trên báo chí VN mà tác giả hiện đang có mặt ở Sài Gòn thì lại không hề nhắc nhở gì đến sự kiện TQ đang khai thác Bô Xít ở tây Nguyên.
Sau khi đem nhân công TQ vào làm việc ở mỏ bô xít alumin ở Tây Nguyên và vùng Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng, Đà lạt) trong mấy năm qua, hiện nay các hãng Trung Quốc đang đem công nhân qua làm việc ở các tỉnh miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Vào tháng 3/2009,dân chúng ở Tỉnh Tiền Giang và Cà Mau cho biết đã có nhiều công ty Trung Quốc xây dựng xong xí nghiệp và đưa hàng ngàn công nhân Trung Quốc đến làm việc tại 2 tỉnh nầy.
Những công nhân Trung Quốc chỉ làm các công việc lao động thông thường mà dân địa phương ở đấy có thể làm được nhưng họ không thuê mướn mà đem chính người dân TQ qua.

No comments: