Saturday, April 25, 2009

PHIM TRUNG QUỐC TẤN CÔNG TRƯỜNG SA 14-3-1988

Phim Trung Quốc tấn công Trường sa
Đàn Chim Việt
Đăng ngày 25-4-2009
http://danchimviet.com/articles/1064/1/Phim-Trung-Quc-tn-cong-Trng-sa/Page1.html

LTS: Đàn Chim Việt xin gởi đến độc giả đoạn phim Trung Quốc tấn công Trường sa vào ngày 14/3/1988 và một số phản ứng xung quanh đoạn phim ngắn này. Phần chuyển ngữ thuyết minh phim do Lê Trung Thành thực hiện.
--------------------
VIDEO:
3 14海战
http://www.youtube.com/watch?v=hGdQPpwmyCM&eurl=

China Vs Vietnam naval battle
http://www.youtube.com/watch?v=YFxLeNVLRoM&feature=related

(từ 0.09 đến 0.35)
Cách đây 35 năm, năm 1974 tại Trung Quốc Nam Hải, Trung Quốc vì bảo vệ Tây Sa đã đánh một trận hải chiến với Việt Nam Cộng Hòa, cuộc chiến xảy ra vào thời kỳ đó đã từ từ rơi vào quên lãng .
Những quốc gia ở xung quanh vùng biển nam Trung Quốc càng ngày càng không giải quyết các tranh chấp chủ quyền hải đảo theo hướng hòa bình, những năm gần đây khu vực biển nam Trung Quốc dường như càng trở nên căng thẳng.
Và 35 năm sau, ngày hôm nay những trận hải chiến có nguy cơ tái diễn.

(0.36 đến 0.43)

Ngày 17/2/2009 quốc hội Philippine thông qua Dự luật đường cơ sở, trong đó nói đảo Hoàng Nham và bộ phận Nam sa của Trung Quốc thuộc chủ quyền của Philippine.

(0.44 đến 0.52)

Ngày 3/5/2009 Thủ tướng Malaysia đã thăm Đá Hoa Lau thuộc quần đảo Nam Sa và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này cùng vùng biển phụ cận

(0.53 đến 0.59)
Ngày 8/3/2009 tàu do thám của quân Mỹ hoạt động ngay trên vùng biển nam Trung Quốc.

(1.00 đến 1.05)
Ngày 10/3/2009 Trung Quốc đưa tàu chiến lớn nhất, tàu 311 hỏa tốc lao ra Nam Hải.

(1.06 đến 1.12)
Vùng biển nam hải chứa đựng nhiều tài nguyên dầu mỏ khí đốt, đồng thời cũng là con đường chiến lược trên biển cực kỳ trọng yếu của Trung Quốc

(1.13 đến 1.20)
Đối với nguy cơ ở Nam Hải, nguyên tắc "gác lại tranh luận về việc khai thác chung" có còn phù hợp nữa không ?
Trung quốc có nên tuốt gươm đe dọa các nước khác bằng vũ lực ?

(1.21 đến 1.26)

Dư luận đang tranh luận rằng vấn đề Nam Hải liệu còn có thể dùng hòa bình và công bằng để giải quyết hay không?

(1.27đến 1.50)
Tổng thống và quốc hội các nước khác đều đứng dậy cả rồi, đã đến lúc Trung Quốc phải tuốt gươm.

---------------------------

Nhờ quý vị save lại dùm để làm bằng chứng tố cáo quân giết người. Có ai biết bọn TC muốn gì khi post đoạn clip này trên Youtube vào thời điểm này?
Nhờ quý vị phổ biến rộng rãi.

Dưới đây là comments của anh em trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông sau khi xem clip này:

23/4/09 Hai Khoi Nguyen Luong wrote:
Em đã xem xong. Chắc chắn tối nay em không thể làm được việc gì rồi. Không thể ngờ, các Anh ấy xếp thành vòng tròn, đứng giữa đảo, không tàu, không pháo. Không có ngôn từ nào có thể diễn tả được lòng dũng cảm ấy. Thật sự vượt quá sức tưởng tượng của em. Nếu em bị bắt ra đứng giữa biển như thế để giữ đảo khi tàu giặc lượn xung quanh, chắc chắn em sẽ... ngất xỉu vì đứt dây thần kinh não và chết đuối trước khi chết vì đạn. Em thú thật là em không đủ lòng dũng cảm để bình thản chết như thế.
Có một thằng Khựa còm men bằng tiếng Anh rằng hai bên đứng trên bãi đá, các Anh ấy đã bắn bị thương một thằng lính tàu trước khi nó cố gắng hạ cờ Việt Nam, và sau đó hai bên bắn nhau, cuối cùng tàu chiến của chúng khai hỏa.
Nhưng xem clip đó thì không thấy như vậy. Có vẻ như 1 nhóm lính tàu đã đổ bộ lên một phần bãi đá, cách đó một đòn, các Anh xếp thành vòng tròn xung quanh bãi đá, KHÔNG thấy các Anh có một hành động nào khác, bọn giặc khai hỏa và các Anh mất hút trong bọt nước tung trắng xóa vì đạn nổ xung quanh.
Chú của em là lính Hải quân, bị một phát vỡ nách trong một trận đụng độ nhỏ, nhưng trời thương nên vẫn về được với dì em.

23/4/09, Le Minh Phieu wrote:
Nhận xét ngắn gọn của tôi khi xem clips đó là:
Sự dũng cảm của những người lính so với sự bất lực và yếu kém của chính quyền.
Những người lính đã hiên ngang bảo vệ đất nước mặc dù Nhà nước đã không trang bị đủ tàu, pháo cho họ.
1. Bây giờ bác nào có biết bác Lê Khả Phiêu và Đỗ Mười, gửi cái này cho hai ông ấy để mấy ổng gối đầu giường.
2. Chuyện mà Quỹ chúng ta có thể làm được bây giờ là:
- Tìm hiểu xem, sau trận chiến đó, bọn khốn kiếp Trung Quốc đã tuyên bố như thế nào. Hình như là chúng vừa ăn cướp vừa la làng;
- Cái video clips đó là minh chứng cho sự ăn cướp trắng trợn và giết người man rợ của họ.
Chúng ta có thể tìm những mâu thuẫn từ những tuyên bố trước đây của họ và những diễn biến qua video này để viết 1 bài báo bằng tiếng Anh, đăng trên các trang báo nước ngoài.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên phổ biến video clips này để dân chúng biết thế nào là cái "láng giêng tốt, đồng chí tốt và anh em tốt" của chúng ta nó như thế nào...

Sent: Thursday, April 23, 2009 10:34 PM
Subject: Clip TQ tấn công TS
Bác nào biết trả lời giúp em: Các "đầy tớ của nhân dân" có xem clip này không và họ nghĩ gì khi xem. Có còn ai sống sót sau trận này và nay họ là ai?

Từ:
Gửi ngày: Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009 8:44:17
"Tôi đã chết lặng khi xem đoạn video quay “trực tiếp” cuộc tấn công Trường Sa của hải quân Trung Quốc ngày 14.3.1988. Giọng thuyết minh gầm gừ như tiếng sói: “… chúng ta hải chiến để bảo vệ Nam Sa chư đảo…” Mấy chục chiến sĩ hải quân Việt Nam dựng cờ sao năm cánh trên bãi đá Gạc Ma (gần đảo Sinh Tồn) trở thành bia hứng đạn đại liên. Con tàu vận tải 604 rỉ sét đang thả neo giữ biển đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100 ly từ mấy chiếc tàu khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Những cột khói trắng thê lương như khăn tang. Người Việt Nam đã không nổ súng trước và trong khi cuộc tấn công diễn ra, trái ngược hoàn toàn với mô tả tại công hàm “vừa ăn cướp vừa la làng” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14.3.1988."
Reporter
VietNamNet
VietNamNet Tower - 141 Ba Trieu – Hanoi

Vào 13:56 Ngày 23 tháng 4 năm 2009, Le Minh Phieu:
Lúc tôi chưa xem clips này tôi cứ tưởng ít ra quân mình cũng có tàu gì đó đánh lại chúng chứ, chỉ có điều là tàu mình bé hơn hay lạc hậu hơn, hay ít hơn nên mới thua.
Bây giờ ngỡ ngàng ra mới thấy quân mình đứng dưới nước, đấu với tàu chiến của chúng.
Trận Hoàng Sa, VNCH cũng có tàu để đấu lại...
Rõ ràng, các anh đó khi đứng trơ trọi dưới nước nhưng vẫn giương cao cờ...
Và lỗi của trận thua này hoàn toàn 100% là do lãnh đạo không trang bị được tàu chiến để bảo vệ đảo, đem quân ra nướng...
Đến bây giờ, ngân sách của TQ chi cho quốc phòng rất cao, và quân đội TQ đã chuyên nghiệp hóa, rút ra không làm kinh tế nữa...
Quân đội Việt Nam thì dù ngân sách không thể bằng TQ...
Quân đội nói chung thì cứ lo làm kinh tế.
Có lần Bộ trưởng Quốc phòng đã phải khiếu nại với Thủ tướng về chuyện làm ăn giữa VNPT và Vietel..
"Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ" bây giờ lại là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng TMCP Quân đội...
Hoàng loạt tướng tá bây giờ là Thành viên HDQT, TGD, Giám đốc...Mà ai có quân hàm cao, giỏi, có thế thì mới được làm chức ngon ở công ty ngon..
Không quân thì lo trồng rau, nuôi heo...



Quan tâm về Trường Sa, tầm nhìn và sự bất ngờ
Dương Danh Huy
24 tháng 04, 2009
http://www.minhbien.org/?p=829#comments

Gần đây cộng đồng mạng tryền nhau YouTube video của Trung Quốc về “trận đánh” 14/3/1988 khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Tôi để từ “trận đánh” trong ngoặc kép, vì theo video thì “trận đánh” đó unequal như một cuộc tàn sát.

VIDEO:
3 14海战
http://www.youtube.com/watch?v=hGdQPpwmyCM&eurl=

Có lẽ lúc đó lãnh đạo Việt Nam không ưu tiên thích hợp về Trường Sa, hay thiếu tầm nhìn gì đó.
Lúc đó Việt Nam chỉ đóng quân ở những đảo nổi. Lãnh đạo Việt Nam không tính tới hay không ưu tiên thích hợp cho việc xây cất và đóng quân ở những đảo nửa nổi nửa chìm.
Bắt đầu từ tháng 1/1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng những đảo nửa nổi nửa chìm (chìm khi thuỷ triều lên) như Chữ Thập, Huy Gơ, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi. Từ đó, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu tranh giành những đảo nửa nổi nửa chìm còn lại.
Video trận chiến Gạc Ma coi có vẻ như tới tháng 3/1988 (việc tranh giành đảo đã diễn ra 2 tháng) phía Việt Nam vẫn chưa tính trước là TQ sẽ đánh mạnh.
Có lẽ lãnh đạo VN tưởng là nếu mình đã đổ bộ lên đảo, treo cờ Việt Nam, thì TQ sẽ không đánh, nên mới đưa lính lên đảo như vậy. Nếu không tưởng vậy thì họ đã đưa lính vào nơi chắc chắn là chết và chắc chắn không thực hiện được gì. Hay họ đã không tính trước là nếu Trung Quốc đánh thì Trung Quốc sẽ đánh thế nào, và họ đã không chuẩn bị thích hợp cho các chiến sĩ Việt Nam.
Đằng nào đi nữa thì những chiến sĩ anh hùng này đã hoàn toàn không có một cơ hội.
Các tàu hải quân của Việt Nam toàn là tàu vận tải. Không có tàu chiến yểm trợ. Thủy thủ trên các tàu vận tải của VN thì không có vẻ trong tình trạng báo động. Có lẽ không ai nói với họ là TQ có thể đánh.
Có ý kiến là VN bị bất ngờ khi TQ đánh năm 1979.
Có vẻ là VN bị bất ngờ khi TQ bắt đầu chiếm đóng những đảo nửa nổi nửa chìm mà VN không đóng quân.
Có vẻ là VN bị bất ngờ là VN đã đổ bộ lên đảo mà TQ còn đánh chiếm.
Trong tương lai VN có sẽ còn bị bất ngờ nào nữa không?

3 lời bình cho bài “Quan tâm về Trường Sa, tầm nhìn và sự bất ngờ”

1
24 tháng 04, 2009, vào lúc 8:37 pm sonnet viết:
Năm 1988 quan hệ 2 nước bắt đầu ấm lên nên chắc chắn VN bị bất ngờ. Vấn đề luôn bị bất ngờ của VN có nguyên nhân của sự thiển cận của giới lãnh đạo và cả quân đội nói chung, cũng có nguyên nhân của sự yếu kém của cơ quan tình báo không thu lượm được thông tin, và sự yếu kém cũng như thờ ơ của các chuyên gia cố vấn. Ngày nay thì có vẻ giới phân tích đã hoạt động tích cực hơn trước, đã bước đầu gây được sự chú ý của dư luận xã hội, và tạo ra 1 sức ép lên giới cầm quyền. Tuy nhiên 2 nguyên nhân đầu thì vẫn còn đó. Cần có tầm nhìn chiến lược và cần có cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả, để tránh lặp lại các bi kịch chết người như thế.

2
24 tháng 04, 2009, vào lúc 8:55 pm sonnet viết:
Cũng xin viết thêm l với hệ thống chính trị như hiện nay, xác suất để có được giới lãnh đạo có tầm nhìn, có trách nhiệm cao với đất nước, là rất nhỏ. Cải cách chính trị thì chưa có đủ lực lượng hậu thuẫn, cũng chưa có các cá nhân xuất sắc (Nobel hòa bình) đủ sức đủ tài làm việc lớn như vậy.

3
25 tháng 04, 2009, vào lúc 12:27 pm Dương Danh Huy viết:
Tôi nghĩ chúng ta nên phát động phong trào 1 tuần trong tháng 5, eg, 11/5, mỗi người lấy hình từ video clip đó làm avatar, lấy URL của video làm signature.

No comments: