Nền dân chủ duy nhất đang vận hành tốt tại Đông Nam Á
Mai Vân
Bài đăng ngày 05/04/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 05/04/2009 19:36 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/112/article_3103.asp
DướI tựa đề ''Niềm ngạc nhiên đến từ Indonesia'', tờ báo Anh Quốc The Economist tuần này đã dành riêng một hồ sơ đặc biệt cho tình hình Indonesia nhân dịp nước này đang chuẩn bị bầu lại quốc hộ vào ngày mồng 9 tháng tư tớI đây. Đây là lần tổng tuyển cử thứ ba từ ngày chế độ độc tài Suharto sụp đổ năm 1998. Nhận định của The Economist về Indonesia thật rõ ràng : quốc gia hồi giáo lớn nhất hành tinh đã thay đổI từ một chính thể chuyên chế sang thành một mô hình dân chủ cho khu vực Đông Nam Á.
Theo The Economist, cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á cuối thập niên 90 đã góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá tại hai nước nơi khủng hoảng xuất phát. Đó là Thái Lan và Indonesia.
Vào thời đó, triển vọng ổn định chính trị tại Thái Lan có phần tươi sáng hơn Indonesia. Thái Lan là một quốc gia thuần nhất, quân đội Thái có vẻ như đã đồng ý rút ra khỏi đời sống chính trị, một bản hiến pháp mới được soạn thảo, với một chế độ bầu cử không một chút tỳ vết.
Còn Indonesia, vào năm 1998, chỉ mới hồi tỉnh sau 32 năm dài sống dưới chế độ độc tài Suharto, với nhiều hệ quả đáng ngại : máu đổ trên đường phố Djakarta, xung đột với các phong trào ly khai ở các tỉnh ngoại vi, sự bùng nổ vô trật tự của các hoạt động chính trị bị đàn áp dữ dội dưới thời Suharto, một số hoạt động đó lại gắn với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Nền dân chủ đang vận hành tốt duy nhất tại Đông Nam Á
Thế nhưng ngày nay, vào lúc Indonesia tổ chức cuộc tổng tuyển cử bấu Quốc hội lần thứ ba từ ngày đó, nước này có thể tự nhận một cách đúng đắn rằng họ là nền dân chủ đang vận hành tốt duy nhất tại Đông Nam Á.
Báo chí tại Indonesia hiện rất sôi động và tự do, không bị ảnh hưởng của loại luật giống như luật cấm khi quân tại Thái Lan, hay là cách lý giải gò bó về tội phỉ báng như tại Singapore hay Malaysia.
Không giống như quân đội Thái Lan đã trở lại chính trường với cuộc đảo chánh vào năm 2006, quân đội Indonesia vẫn ở yên trong doanh trại của mình. Và cũng không giống như Philippines, nơi mà các cuộc bầu cử bị súng đạn, những kẻ giết mướn hay vàng bạc chi phối, với hàng chục vụ ám sát, Indonesia được hưởng một bầu không khí an lành hơn rất nhiều.
Cho dù tỷ lệ tham những tại Indonesia hiện vẫn đứng đầu khu vực, thế nhưng chính quyền của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã kiên quyết tấn công vào tệ nạn này.
Đa nguyên chính trị mang lại ổn định cho Indonesia
Hơn nữa, chính sách đa nguyên chính trị và tản quyền về các địa phương đã góp phần lôi kéo các thành phần hồi giáo vào đời sống chính trị chung của đất nước.
Tổ chức Jemaah Islamiya, chi nhánh của Al Qaeda trong khu vực, tác giả vụ khủng bố đẫm máu tại Bali năm 2002 cùng với nhiều vụ tấn công khác, đã bị khống chế : những phần tử cuồng tín nguy hiểm nhất của tổ chức này hiện nay, hoặc là bị bắt giam, hoặc là phải trốn lánh trong các khu rừng rậm trên đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Từ năm 2005 đến nay, không thấy có vụ tấn công nào nhắm vào ngoại kiều ở Indonesia.
Còn những đảng phái Hồi giáo, nếu muốn dành quyền lực, thì đã phải bớt hung hăng đi. Trong thời gian qua, các hình thức liên minh giữa các đảng hồi giáo và thế tục đã chiến thắng trong khoảng hai phần năm những cuộc bấu cử ở điạ phương. Tình hình Indonesia như vậy trái ngược hẳn với hai quốc gia hồi giáo lớn khác ở châu Á là Pakistan và Bangla Desh. Tại 2 nước này, sở dĩ xu hướng hồi giáo cực đoan đã vươn lên được từ đầu thế kỷ 21 này, một phần đó là vì quyền tự do chính trị bị xoá bỏ.
Lẽ dĩ nhiên, theo The Economist, Indonesia không phải là mẫu mực của một nền dân chủ như được thấy ở Âu Mỹ, nhiều vấn đề phi dân chủ vẫn tồn tại. Thế nhưng, người Indonesia ngày nay có thể hãnh diện về tính chất đa nguyên trong đời sống chính trị của họ.
Trước đây, cho dù hai cựu thủ tướng Mohamad Mahathir của Malaysia hay Lý Quang Diệu của Singapore từng hô hào rất nhiều về cái gọi là ''các giá trị châu Á'' để biện minh cho thể chế độc đoán của họ, nhưng thực ra nhà độc tài Suharto mới là bậc thầy và mẫu mực mà họ đi theo.
Indonesia ngày nay, theo The Economist, cũng có thể được xem là khuôn mẫu nhưng kiểu khác, tương tự như Án Độ đã từng chứng tỏ là nền dân chủ vẫn có thể vận hành tốt trên một đất nước to lớn, hay là giống như Brazil, Đài Loan và Hàn Quốc, đã cho thấy rằng không cần phải chờ hàng bao nhiêu thế hệ thì dân chủ mới đâm chồi nẩy lộc được.
Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông
Cũng nhìn về Châu Á, tạp chí Le Courrier international đăng hai bài báo về lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc đang diệu võ dương oai ở Biển Đông, để khẳng định thế thống trị tại vùng ảnh hưởng của mình.
Trích dịch bài báo trên mạng của tờ Asia Times, Le Courrier trở lại sự kiện ngày mùng 8 tháng 3, khi hai tàu Trung Quốc cản đường quân hạm Hoa Kỳ Impeccable, ở vùng biển cách đảo Hải Nam khoảng 120 cây số. Bắc Kinh tố cáo Mỹ vi phạm luật Trung Quốc và Công ước về biển của Liên Hiệp Quốc, trong lúc Washington chỉ trích ngược lại Trung Quốc là đã xách nhiễu chiếc tàu Impeccable, vốn hoạt động bình thường trong hải phận quốc tế.
Theo phân tích bài báo, hiển nhiên, đối với Mỹ, đây là một hoạt động bình thường của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực biẻn Đông. Nhưng đây là lần đầu tiên mả Trung Quốc có hành động ngăn cản như thế.
Vụ việc cho thấy có lẽ là quân đội Trung Quốc không còn chiụ đựng đươc việc tàu Mỹ thám thính sát cạnh bờ biển của họ. Nhưng đáng chú ý là nó cũng phản ánh tư thế ngày càng hung hăn của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài báo phân tích là sau 30 năm cải tổ, Trung Quốc ngày nay đã hùng mạnh hơn về mặt quân sự, cảm thấy đủ sức bảo vệ quyền lợi của họ. Đầu tháng 3 Bắc Kinh đã thông báo tăng 15% ngân sách quốc phòng năm nay, mặc dù có khó khăn kinh tế.
Và nếu trước đây, các vấn đề an ninh liên quan đến Biển Đông không đươc lãnh đạo Trung Quốc hay dư luận xem là ưu tiên vì quá xa vời, thì ngày nay lại khác. Dân chúng Trung Quốc, theo bài báo, ngày càng quan tâm hơn, kể cả về quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền với các quốc gia trong khu vực : Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia.
Cho nên theo tác giả bài báo, có thể xem cuộc đọ sức với Hoa Kỳ đầu tháng 3, như là một tín hiệu của chính quyền Bắc Kinh, cho biết là họ không chỉ có quyết tâm mà còn có khả năng bảo vệ điều mà họ xem là quyền lợi của họ ở Biển Đông.
Bài báo cũng dự đoán những vụ va chạm khác nữa trong thời gian sắp tới, nhưng cho rằng sẽ không có gì quá nghiêm trọng, ít ra là trong ngắn hạn. Washington cần tiền của Trung Quốc, còn Bắc Kinh cũng cần Hoa Kỳ để tiếp tục công cuộc hiện đại hoá. Nhưng tình hình bắt đầu chuyển đổi, không còn như trước.
Washington tìm hậu thuẩn của đồng minh Philippines
Một trong những hệ quả, theo le Courrier là quan hệ vốn rất lạnh nhạt giữa ông Obama và tổng thống Philippines, bà Arroyo đang đươc hâm nóng. Le Courrier trích báo Daily inquirer của Philippines, ghi nhận là vào ngày 14 tháng 3, ông Obama đã gọi điện thoại cho bà Arroyo, nhắc nhở là ông rất gắn bó với liên minh chiến lược giữa 2 nước, và Hoa Kỳ tôn trọng thoả thuận hổ trợ quân sự gọi tắt là VFA giữa hai bên. Thoả thuận này cho phép Mỹ đóng quân trên những căn cứ lưu động tại Philippines những khi cần thiết.
Theo tờ Daily inquirer, Trung Quốc hiện đang nắn gân chính quyền Obama. Trong bối cảnh căng thẳng đó, Washington muốn tìm hậu thuẩn của Manila, thấy cần phải sử dụng lại lá bài Philippines để đối phó với Trung Quốc, ngày càng lấn lướt ở Biển Đông.
No comments:
Post a Comment