Monday, April 6, 2009

CON ĐƯỜNG DƠ DÁY DẪN TỚI HÀ NỘI

examiner.com
Con đường dơ dáy dẫn tới Hà Nội - quang cảnh cũ và mới ở Việt Nam
Doug Kelly

Ngày 2-4-2009
http://www.examiner.com/x-4903-Tampa-Exotic-Travel-Examiner~y2009m4d2-The-filthy-road-to-Hanoi--Vietnams-view-of-the-old-and-new

Khi chiếc xe buýt của chúng tôi lăn bánh dọc theo tuyến quốc lộ loang lổ chắp vá tới Hà Nội, tôi ngắm nhìn với niềm say mê trước những cánh đồng lúa trải dài bất tận.
Không có bất cứ thiết bị cơ giới hóa nào được thấy ở đây, thay vào đó là việc sử dụng những con trâu nước có từ bao thế hệ xa xưa để kéo những chiếc cày và lao động chân tay thường chiếm ưu thế *.
Những dáng người cúi lom khom có thể được trông thấy ở đây đó, họ đội những chiếc mũ được đan thành hình nón rất đáng chú ý, và tôi đã phải lấy làm ngạc nhiên về sự chăm sóc riêng lẻ mà họ có vẻ như dành cho từng cây lúa bé nhỏ.
Một cách trùng hợp, vào lúc đó người hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi loan báo qua micro của anh ta rằng những người dân lao động này thường ra đồng trước khi mặt trời mọc và ở lại đó cho tới khi trời tối, và anh nói thêm rằng những nông dân trông nom ruộng “… với lối chăm sóc của một con mèo mẹ quá quan tâm tới lũ mèo con của nó.”
Trong những nơi đông dân cư hơn, một người công an nào đó trong một bộ đồng phục xanh ô-liu có thể được dễ dàng nhận ra trên hầu hết mọi khu vực.
“Tội phạm tràn lan ở đây, hay nó thực sự là một vấn đề để đảm bảo rằng dân chúng phải ở trong những giới hạn theo danh nghĩa an ninh?” một người nào đó đã hỏi với vẻ chú ý. Chàng hướng dẫn viên ngập ngừng trước khi trả lời, cách dùng chữ của anh ta được xem là cân nhắc thận trọng.
“Công an không mang súng,” anh đáp, và không nói gì thêm cả. Rõ ràng là anh ta đã không muốn thảo luận thêm về đề tài này và điều đó đem lại cảm giác rằng, quả vậy, là các giới chức Cộng sản muốn giám sát và nghe ngóng ở mọi cộng đồng dân chúng.
Một trong những khía cạnh đáng chú ý trên cuộc hành trình dài là: nhiều ngôi nhà dọc theo tuyến quốc lộ chính có mặt tiền bé nhỏ đang bán các loại thức ăn, đồ uống và các đồ cần dùng khác.
Những căn nhà nầy thường nằm kề nhau trông như những sạp hàng ở một cái chợ trời, và bất cứ ai cũng có thể tự hỏi là làm thế nào mà họ đã xoay xở để kiếm được tiền khi túm tụm lại với nhau và cùng bán những thứ hàng hóa giống hệt nhau như vậy.
Người hướng dẫn viên của chúng tôi giảng giải rằng những căn nhà mặt tiền đang có nhu cầu cao vì sau buổi làm việc người ta có thể bán hàng cho những người đi xe máy ngang qua.
Buồn thay, rác rưởi vương vải khắp mọi nơi, và có vẻ đáng ngờ rằng không có hình thức nhặt rác nào hay lòng hãnh diện về thành phố của thị dân đang tồn tại.
Tình cảnh giống y như vậy với những đống sỏi đá và những đống vật liệu xây dựng bị vứt bỏ.
Tại một đoạn đường người ta trông thấy một người đàn ông bên vệ đường đang nhét những thứ gì đó vào trong một cái túi dựng rác, nhưng chàng hướng dẫn viên của chúng tôi giải thích là anh ta chỉ đang nhặt những đầu thuốc lá mà thôi.
Giữa những ngôi nhà tồi tàn và bằng chứng của tình cảnh nghèo túng thảm hại chẳng còn hy vọng gì nữa là những căn nhà đẹp đẽ và các tòa nhà chung cư mới được xây dựng gần đây - mặc dù có nhiều quần áo được phơi cho khô – đưa ra bằng chứng rằng sự tiến bộ không phải là không nằm trong tầm tay đối với mọi người trong một đất nước đang thay đổi nhanh chóng và gây nhiều tranh cãi này.

---------------------------------------------------------

Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
06/04/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/06/2821/

----------------------------------------------------------

The (filthy) road to Hanoi — Vietnam’s view of the old and new
Doug Kelly
April 2, 10:55 PM
http://www.examiner.com/x-4903-Tampa-Exotic-Travel-Examiner~y2009m4d2-The-filthy-road-to-Hanoi--Vietnams-view-of-the-old-and-new
As our bus rolled along the patchy highway to Hanoi, I looked with fascination at the endless expanses of rice fields. No mechanized equipment was ever viewed, and instead the generations-old method of water buffalo pulling tillers and hand labor prevailed.
Stooped figures could be seen here and there wearing the distinctive conical weaved hats, and I marveled at the individual care they seemed to dedicate to each little plant. Coincidentally, at that moment our guide announced on his microphone that workers usually arrive in the fields before sunup and stay well past dark, adding that they tend the fields “… with the care of a cat fussing over her kittens.”
In more populated areas, a police officer in an olive green uniform could be conspicuously viewed on nearly every block. “Is crime that rampant here, or is it really a matter of ensuring that the populace stays in line in the name of security?” someone asked pointedly. The guide paused before answering, his words measured.
“The police carry no guns,” he replied, and said no more. He obviously didn’t wish to discuss the topic further and it left the impression that, indeed, the Communist authorities want eyes and ears in every community.
One of the more interesting aspects of the long drive: Many of the homes along the main highway contain small storefronts selling food, drinks and other convenience store items. They’re often side-by-side like booths at a flea market, and one could only wonder how they managed to make any money clustered together and selling the same merchandise. Our guide advised that road-front houses are high in demand because after work people can sell to passing motorists.
Sadly, trash is scattered everywhere, and it seems doubtful that any type of garbage pickup or sense of civic pride exists. The same goes for piles of rubble and discarded building materials. At one point a man on the side of the road was observed putting objects into a trash bag, but our guide advised ht was only collecting cigarette butts. Among the rundown dwellings and evidence of abject poverty appear nice homes and recently built apartment buildings – albeit it many with clothes hung out to dry – giving evidence that progress isn’t out of reach for everyone in this rapidly changing, controversial country.


No comments: